Toà án là nơi dân chúng tự do ra vào để liên hệ những việc liên quan
đến mình và đến những người thân của mình. Thậm chí công dân có thể đến
toà vì những người thù ghét mình, để tham dự các phiên xử công khai,
kiến nghị, chất vấn giới chức làm việc tại toà án. Do đó, nhóm ủng hộ
các bloggers thuộc Câu lạc bộ nhà báo tự do cùng với thân nhân tiến vào
toà án, mà bảo vệ không có việc gì phải lo lắng. Tuy nhiên kế bên bảo
vệ, có một thanh niên mặc áo trắng, nói gì đó với bảo vệ, nên anh bảo vệ
vội ra hỏi những người cùng mặc áo thun đen đi đâu.
- Chúng tôi đi gặp thẩm phán Vũ Phi Long
- Xin mời lên lầu hai – vừa nói, anh bảo vệ chị tay về phía khu hành chánh của toà án cách rất lịch sự.
Chị Dương Thị Tân, vợ bloggers Điếu Cày, đại diện cho gia đình những người đang bị bắt giam tiến vào văn phòng của Toà hình sự xin gặp thẩm phán Vũ Phi Long. Tại đây các nhân viên hành chánh hỏi có hẹn trước không? Chị Tân bảo không hẹn trước, nên họ đề nghị sang phòng số 8 là phòng tiếp dân.
Cả nhóm kéo đến phòng tiếp dân thì nhân viên trực ở đây bảo trở lại phòng hành chánh hỏi.
Mọi người trở về phòng hành chánh của Toà hình sự gặp một nữ thư ký. Cô này đuổi mọi người ra ngoài. Một người cùng đi với chị Tân hỏi:
- Cô là ai mà đuổi chúng tôi? Cô tên gì, bảng tên của cô đâu?
Cô ấy sau một lúc to tiếng thì đến một chiếc bàn khác quay bảng tên đặt trên bàn để cho mọi người biết tên cô ấy là Phương. Khi đã biết tên, mọi người yêu cầu cô Phương trả lời những thắc mắc của thân nhân những bloggers bị giam giữ, thì cô Phương lại không trả lời, mà cho rằng mình không phải là người trực. Một người cùng đi chỉ vào bảng phân công cho cô thấy sáng hôm nay cô Phương trực. Lúc đó cô Phương trả lời như không có chuyện gì: “vậy hả?”
Chị Dương Thị Tân yêu cầu cho được gặp thẩm phán Vũ Phi Long, người được chánh án phân công chủ toạ phiên toà xét xử vụ án “Blogger Điếu Cày và đồng bọn”. Cô thư ký trả lời thẩm phán Long đã đi Cần Thơ để xử vụ án khác rồi.
Cô thư ký này xem người dân là những người thiếu hiểu biết hay sao mà lại trả lời như thế? Toà án Sài Gòn và Cần Thơ là hai toà án ngang cấp, làm gì có chuyện thẩm phán Toà Sài Gòn đi xử ở Toà Cần Thơ, trừ trường hợp, vụ xử ở Cần Thơ là vụ xử phúc thẩm thuộc thẩm quyền Toà án tối cao, mà lúc ấy Toà án tối cao lại thiếu thẩm phán, nên thẩm phán Sài Gòn được điều động hỗ trợ. Chuyện này khó xảy ra.
Sau đó, chị Dương Thị Tân đề nghị Toà cho biết lý do tại sao hoãn phiên toà, và hoãn đến khi nào mới xử?
Cô Phương trực đã không trả lời thoả đáng các câu hỏi đơn giản và sơ đẳng đó.
Vừa ra khỏi văn phòng hành chánh, vô tình, chị Dương Thị Tân thấy ông thẩm phán Vũ Phi Long đi qua, chị liền gọi ông lại và xin ông vài phút nói chuyện. Chị Dương Thị Tân hỏi tại sao có sự hoãn xử với lý do luật sư đề nghị hoãn, trong khi các luật sư do gia đình mời bào chữa cho các thân chủ đều cho biết họ không nộp đơn xin hoãn phiên xử. Ngay lúc đó có một nhân việc thuộc cấp đi ngang (chức vụ Chánh Văn phòng), ông thẩm phán Vũ Phi Long đã vội kéo ông này vào trả lời thay, rồi ông Long biến mất.
Vị trả lời thay này chỉ nói đơn giản là phiên toà sẽ xử trong tháng này, và sẽ có văn thư báo cho các gia đình được rõ, rồi đi.
Tại trước phòng hành chánh của Toà hình sự có hai bảng điện tử dùng cho khách đến toà án có thể tự tra cứu hồ sợ hoặc tự tìm hiểu những thông tin phổ thông về các phiên toà và các vụ án từ dân sự, hành chính đến hình sự, có cả sơ thẩm và phúc thẩm.
Chúng tôi điền tên NGUYỄN VĂN HẢI, sinh năm 1952, hồ sơ năm 2012, rồi bấm vào nút tìm kiếm, sau lúc tìm kiếm, máy báo: “Không tìm thấy đơn của bạn trên hệ thống”. Chúng tôi đã làm bốn lần, nhưng lần nào cũng báo “không tìm thấy”. Như vậy tuy vụ án các bloggers thuộc câu lạc bộ nhà báo tự do là một vụ án xử công khai, đang được cả xã hội quan tâm, đã bị nhà cầm quyền cố tình che giấu.
Chị Dương Thị Tân và những thân nhân các bloggers cho biết sẽ tiếp tục trở lại Toà để yêu Toà cho câu trả lời chính xác về vụ án này. Không thể cứ bắt giam người không xét xử vô thời hạn được.
Cùng đi với chị Tân hôm nay có các bloggers Mẹ Nấm, từ Nha Trang mới vào tới, Bình Nhì và Aduku adk, từ Hà Nội vào, Bùi Hằng từ Vũng Tàu qua, các blogger An Đổ Nguyễn, VRLH, … và hai linh mục DCCT đại diện cho thân nhân chị Tạ Phong Tần.
- Chúng tôi đi gặp thẩm phán Vũ Phi Long
- Xin mời lên lầu hai – vừa nói, anh bảo vệ chị tay về phía khu hành chánh của toà án cách rất lịch sự.
Chị Dương Thị Tân, vợ bloggers Điếu Cày, đại diện cho gia đình những người đang bị bắt giam tiến vào văn phòng của Toà hình sự xin gặp thẩm phán Vũ Phi Long. Tại đây các nhân viên hành chánh hỏi có hẹn trước không? Chị Tân bảo không hẹn trước, nên họ đề nghị sang phòng số 8 là phòng tiếp dân.
Cả nhóm kéo đến phòng tiếp dân thì nhân viên trực ở đây bảo trở lại phòng hành chánh hỏi.
Mọi người trở về phòng hành chánh của Toà hình sự gặp một nữ thư ký. Cô này đuổi mọi người ra ngoài. Một người cùng đi với chị Tân hỏi:
- Cô là ai mà đuổi chúng tôi? Cô tên gì, bảng tên của cô đâu?
Cô ấy sau một lúc to tiếng thì đến một chiếc bàn khác quay bảng tên đặt trên bàn để cho mọi người biết tên cô ấy là Phương. Khi đã biết tên, mọi người yêu cầu cô Phương trả lời những thắc mắc của thân nhân những bloggers bị giam giữ, thì cô Phương lại không trả lời, mà cho rằng mình không phải là người trực. Một người cùng đi chỉ vào bảng phân công cho cô thấy sáng hôm nay cô Phương trực. Lúc đó cô Phương trả lời như không có chuyện gì: “vậy hả?”
Chị Dương Thị Tân yêu cầu cho được gặp thẩm phán Vũ Phi Long, người được chánh án phân công chủ toạ phiên toà xét xử vụ án “Blogger Điếu Cày và đồng bọn”. Cô thư ký trả lời thẩm phán Long đã đi Cần Thơ để xử vụ án khác rồi.
Cô thư ký này xem người dân là những người thiếu hiểu biết hay sao mà lại trả lời như thế? Toà án Sài Gòn và Cần Thơ là hai toà án ngang cấp, làm gì có chuyện thẩm phán Toà Sài Gòn đi xử ở Toà Cần Thơ, trừ trường hợp, vụ xử ở Cần Thơ là vụ xử phúc thẩm thuộc thẩm quyền Toà án tối cao, mà lúc ấy Toà án tối cao lại thiếu thẩm phán, nên thẩm phán Sài Gòn được điều động hỗ trợ. Chuyện này khó xảy ra.
Sau đó, chị Dương Thị Tân đề nghị Toà cho biết lý do tại sao hoãn phiên toà, và hoãn đến khi nào mới xử?
Cô Phương trực đã không trả lời thoả đáng các câu hỏi đơn giản và sơ đẳng đó.
Vừa ra khỏi văn phòng hành chánh, vô tình, chị Dương Thị Tân thấy ông thẩm phán Vũ Phi Long đi qua, chị liền gọi ông lại và xin ông vài phút nói chuyện. Chị Dương Thị Tân hỏi tại sao có sự hoãn xử với lý do luật sư đề nghị hoãn, trong khi các luật sư do gia đình mời bào chữa cho các thân chủ đều cho biết họ không nộp đơn xin hoãn phiên xử. Ngay lúc đó có một nhân việc thuộc cấp đi ngang (chức vụ Chánh Văn phòng), ông thẩm phán Vũ Phi Long đã vội kéo ông này vào trả lời thay, rồi ông Long biến mất.
Vị trả lời thay này chỉ nói đơn giản là phiên toà sẽ xử trong tháng này, và sẽ có văn thư báo cho các gia đình được rõ, rồi đi.
Tại trước phòng hành chánh của Toà hình sự có hai bảng điện tử dùng cho khách đến toà án có thể tự tra cứu hồ sợ hoặc tự tìm hiểu những thông tin phổ thông về các phiên toà và các vụ án từ dân sự, hành chính đến hình sự, có cả sơ thẩm và phúc thẩm.
Chúng tôi điền tên NGUYỄN VĂN HẢI, sinh năm 1952, hồ sơ năm 2012, rồi bấm vào nút tìm kiếm, sau lúc tìm kiếm, máy báo: “Không tìm thấy đơn của bạn trên hệ thống”. Chúng tôi đã làm bốn lần, nhưng lần nào cũng báo “không tìm thấy”. Như vậy tuy vụ án các bloggers thuộc câu lạc bộ nhà báo tự do là một vụ án xử công khai, đang được cả xã hội quan tâm, đã bị nhà cầm quyền cố tình che giấu.
Chị Dương Thị Tân và những thân nhân các bloggers cho biết sẽ tiếp tục trở lại Toà để yêu Toà cho câu trả lời chính xác về vụ án này. Không thể cứ bắt giam người không xét xử vô thời hạn được.
Cùng đi với chị Tân hôm nay có các bloggers Mẹ Nấm, từ Nha Trang mới vào tới, Bình Nhì và Aduku adk, từ Hà Nội vào, Bùi Hằng từ Vũng Tàu qua, các blogger An Đổ Nguyễn, VRLH, … và hai linh mục DCCT đại diện cho thân nhân chị Tạ Phong Tần.
0 comments:
Post a Comment