Như giải thích trong một số thông báo trước đây, chiến dịch này chỉ là bước khởi đầu cho sự tham dự của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ vào tiến trình làm chính sách của Hành Pháp và Lập Pháp, trong nhiều lãnh vực khác nhau. Trong suốt thời gian qua chúng tôi đã có những trao đổi thường xuyên với Toà Bạch Ốc để nêu các vấn đề thuộc nhiều lãnh vực, trong đó có chính sách tịch thu đất đai bất công và có tính cách cưỡng chế của chính quyền Việt Nam.
Chúng tôi, BPSOS, đã có một số hoạt động trong vấn đề dân oan kể từ năm 2005. Cách thức của chúng tôi là nương vào luật pháp của Hoa Kỳ, lấy đó làm điểm tựa để đẩy lùi chính sách oan nghiệt của chính phủ Việt Nam.
Cách thức này trong thời gian gần đây thể hiện qua chiến dịch "Cứu Cồn Dầu" được khởi xướng tháng 7 năm 2010 sau khi chính quyền Đà Nẵng dùng bạo lực để "giải toả trắng" cả một xứ đạo Công Giáo gồm gần hai ngàn cư dân, với 135 năm lịch sử và diện tích đất trị giá có thể lên đến 1.2 tỉ Mỹ kim. Đây là một vụ "dân oan" hết sức to lớn và đẫm máu, mà hậu quả là một người lớn và hai thai nhi bị thiệt mạng, trên 60 người bị bắt và đánh đập dã man, 8 người đi tù, và trên 80 người phải bỏ nước đi lánh nạn. Một trong ba mục tiêu của chiến dịch này là bảo vệ sự toàn vẹn và trường tồn của xứ đạo Cồn Dầu qua một kế hoạch gồm 6 giai đoạn. Hiện nay chiến dịch này đang ở giai đoạn 4 và đang tiến dần đến mục tiêu kể trên.
Nhân đây tôi xin nêu lên một nguyên lý về quốc tế vận mà chúng ta cần tuân thủ. Quốc tế vận là một phương tiện hữu hiệu với điều kiện dùng đúng chỗ. Chúng ta có thể dùng quốc tế vận đối với những vấn đề sau:
Các vấn đề về nhân quyền được thừa nhận qua các công ước quốc tế (như các công ước về tị nạn, nhân quyền, dân quyền, lao động, buôn người...)
Các vấn đề cam kết song phương hay đa phương (như thương ước giữa các quốc gia)
Các vấn đề mà luật pháp của một số quốc gia cho phép (như vấn đề Hoa Kỳ chế tài một chính quyền về buôn người hay đàn áp tôn giáo)
Các trường hợp xâm phạm đến quyền lợi của công dân một quốc gia, bắt buộc chính quyền quốc gia ấy phải can thiệp
Trong chiến dịch Cứu Cồn Dầu, BPSOS đã vận dụng điểm (c) và (d) để ngăn chặn việc chính quyền cướp đất của dân: quyền lợi của công dân Hoa Kỳ bị xâm phạm và việc xâm phạm ấy lại vi phạm điều kiện để Việt Nam được hưởng quy chế Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (GSP). Qua "hồ sơ" Cồn Dầu, chúng tôi mong rằng những ai quan tâm đến vấn đề "dân oan" có thể rút ra những kinh nghiệm để hành xử tương tự. Dưới đây là bài viết để tham khảo thêm.
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/376-chien-dich-cuu-con-dau-buoc-vao-giai-doan-4.html
Nói chung tranh chấp đất đai được xem là vấn đề nội bộ thuộc chủ quyền của một quốc gia, và do đó các thế lực quốc tế sẽ không can thiệp vào, trừ những trường hợp như nêu trên. Và như thế quốc tế vận sẽ không có hiệu quả cho mọi trường hợp, trong mọi hoàn cảnh. Làm sai việc, làm việc không đúng cách, hay sử dụng phương tiện không đúng chỗ nhiều khi bị phản tác dụng.
Và điều quan trọng mà chúng ta cần hiểu là chỉ có người dân ở trong nước mới thực sự thay đổi được đất nước. Muốn vậy, cả dân tộc phải phát triển nội lực để vượt qua các trở lực đang ngăn cản bước tiến của mình. Hai điều kiện quan trọng để phát triển nội lực là: dân khí hùng hậu, và đội ngu~ tiên phong đủ tài đức để huy động và tập hợp quần chúng thành sức mạnh. Chúng tôi có trình bày điều này trong một số bài viết trước đây.
Chiến dịch thỉnh nguyện thư hiện nay đang đáp ứng cả hai điều kiện ấy: tạo niềm tự tin và phấn khởi cho dân tộc, cả trong lẫn ngoài nước, và bảo vệ cho đội ngu~ tiên phong, gồm những người đang kiên cường tranh đấu và những người đang trong cảnh tù đày. Chúng ta nương vào cuộc thương thảo mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để mưu cầu tự do cho tất cả tù chính trị, tôn giáo và lương tâm -- trong đó có không ít người từng tranh đấu cho dân oan.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 20 tháng 2, 2012
0 comments:
Post a Comment