Giải phẫu thay đầu gối bắt đầu từ thập niên 1970 CHICAGO (AP) - Gần 1 trong 20 người Mỹ trên 50 tuổi phải gắn đầu gối giả, theo ước tính sơ khởi toàn quốc. Ðiều này cho thấy việc thay khớp đầu gối trở nên khá phổ biến ở tuổi cao niên. Bà Donna Brent, 63, vận động cẳng chân tại nhà ở Deerfield, Illinois. Bà cho biết mấy thập niên chơi tennis, racket ball, soft ball và các môn thể thao khác, khiến đầu gối bà bị đi đong lúc tuổi già và cuối cùng phải thay đầu gối hồi tháng 6 năm ngoái. (Hình: AP/Nam Y Huh) Số vụ giải phẫu thay đầu gối tăng cao trong thập niên qua, đặc biệt ở thế hệ baby boomer, là thế hệ ra đời sau Thế Chiến Thứ Hai, từ năm 1946 đến 1959.
Trong năm 2009 có hơn 600,000 cuộc giải phẫu thay đầu gối được thực hiện trên toàn quốc. Tính chung đến nay có đến 4 triệu rưỡi người Mỹ đang sống với một đầu gối giả, trong đó có khoảng nửa triệu người, ít nhất đã được thay đến hai lần ở cùng một đầu gối.
Theo tổ chức liên bang Agency for Healthcare Research and Quality, thay đầu gối tăng gấp ba ở người trong hạng tuổi từ 45 đến 64 giữa thời gian từ 1997 đến 2009. Thay đầu gối phổ biến nhất nơi người trên 80 tuổi, ở tỉ lệ 1 trong 10 người. Tuy nhiên ở lứa 50 trở lên cũng có đến hơn nửa triệu.
Thay đầu gối có thể mang lại cho người có đầu gối bị mòn một đời sống tốt đẹp hơn, nhưng không phải là không có rủi ro vì giải phẫu để thay là một giải phẫu lớn, không thể xem thường được.
Giải phẫu thay đầu gối bắt đầu từ thập niên 1970. Từ đó đến nay, nhờ vật liệu và kỹ thuật tân tiến hơn, kể cả máy rà hình ảnh giúp cho các khớp nối được chế tạo khít khao hơn, khiến cho đầu gối được thay thế trông như thật và bền bỉ hơn.
Các bác sĩ tin rằng có 2 khuynh hướng góp phần vào sự gia tăng việc thay đầu gối: nạn mập phì trên toàn quốc và thể thao tài tử không vận động đủ để bù lấp vào sự hao mòn ở tuổi già. Cả hai đều dẫn đến đau khớp nghiêm trọng, là lý do chính khiến cần phải giải phẫu thay đầu gối. (T.P.) |
0 comments:
Post a Comment