Thursday, October 27, 2011

Nói chuyện thân thiện giữa người với người

VIỆT CỘNG TỰ CHÚNG KHÔNG MUỐN THÀNH MỘT CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG CHÂN THẬT

- CHỈ MUỐN PHỈNH LỪA ĐỐI PHƯƠNG và DƯ LUẬN

- CHO NÊN KEN DOOLAN ĐỊNH BÁN RẺ HƠN 500 TỬ SĨ ÚC Ở CHIẾN TRƯỜNG VN ĐÃ KHÔNG THỂ NÀO THÀNH.

Nói chuyện thân thiện
giữa người với người
_____________________________________________________________________________
Chiến tranh Việt Nam đã tàn gần 40 năm nên cần phải bỏ qua quá khứ để người với người nói chuyện thân thiện với nhau. Lý tưởng này thật cao đẹp và Việt Luận không mong gì hơn cho ngày ấy sớm thành sự thật trên quê hương Việt Nam của chúng ta.
Xin nói lại một lần nữa: Việt Luận hoà nhập với tấm lòng bao dung như truyền thống ngàn đời của người Việt Nam để mong sớm đến ngày người Việt Nam nói chuyện thân thiện với người Việt Nam.
Góp một tay giúp cho 'người nói chuyện thân thiện với người' nhiều nước ra nhiều nỗ lực đưa nhà nước tự mãn trên đỉnh cao chiến thắng (vào năm 1975) trở lại với cộng đồng thế giới. Thoạt đầu thế giới dùng biện pháp mạnh như cấm vận, cô lập, trừng phạt ; Sau đó, thế giới mở cửa cho Hà nội buôn bán, làm thành viên của ASEAN, ngồi vào tổ chức Liên hiệp quốc và vận áo vét đi đây đó để mong 'răng đen mã tấu' học lối sống làm người.
Úc là một trong nhiều quốc gia tìm nhiều cách giúp cho con người sống tại Việt nam được xứng đáng làm người. Úc từng giúp nạn nhân bão lụt, nạn nhân bị áp bức và tù đày tại Việt nam. Úc còn giúp tầng lớp cai trị học cách cư xử đúng cách làm người qua các chương trình tu nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, vân vân. Thiển nghĩ nằm trong ước muốn đó hội cựu quân nhân Úc -- thường gọi tắt là RSL – dự định ký‎‎ văn bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding) với hội cựu bộ đội Cộng sản Việt Nam.
Việt luận ghi nhận thiện ý của hội cựu quân nhân Úc. Tuy nhiên, thiện ý này đang dấy lên nhiều tranh luận.
Hội cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hoà, Cộng đồng người Việt Tự do tại Úc đã lên tiếng cho biết lập trường của mình. Thứ Bảy cuối tuần này, thêm một lần nữa những người lính từng chung chiến hào với quân đội Hoàng gia Úc cử phái đoàn đến gặp riêng ông chủ tịch hội cựu quân nhân Úc tại tư gia và sau đó tham dự phiên họp với các chiến hữu trong hội RSL tại Canberra.
Bên cạnh cựu quân nhân người Việt nam, hội cựu quân nhân Úc chiến đấu tại Việt nam (Vietnam Veterans Association) rất bất bình và bị xỉ nhục vì không được tham khảo ‎ ý kiến. Chủ tịch hội cựu quân nhân Úc chiến đấu tại Việt nam, ông Ron Roxon đặt câu hỏi: Úc chưa ký một văn bản ghi nhớ với một cựu thù nào -- thế thì sao bây giờ lại bất ưng làm điều này?
Ông chủ tịch hội cựu quân nhân Úc chiến đấu tại Việt nam nhìn nhận có một số cựu quân nhân Úc giữ vài liên lạc gần giữ với cựu bộ đội như trở lại thăm Việt nam hay sinh sống tại Việt nam; nhưng điều này không có nghĩa là hội cựu quân nhân Úc chiến đấu tại Việt nam ủng hộ bản ghi nhớ. Một trong những cựu quân nhân Úc trở lại Việt nam là ông Bill Kaine. Ông Bill Kaine từng chiến đấu chống Cộng sản tại Việt nam và đang giữ chức chủ tịch chi hội RSL tại Tasmania. Ông từng cụng ly với Việt Cộng; nhưng cho rằng ký tên vào văn bản ghi nhớ là điều không cần thiết. Ngược lại, cựu đại tá Don Tait, năm nay 71 tuổi, từng phục vụ tại Việt Nam trong trung đoàn 12 pháo binh đã nhất quyết không trở lại Việt Nam. Ông có kỷ niệm đau lòng khi người bạn chí thân bị Việt cộng bắn chết trong đêm trước khi chấm dứt sự vụ lệnh tại Việt nam để trở về Úc. Cựu đại tá Don Tait chống lại bản văn ghi nhớ ký với Việt cộng. Theo ông, nhiều cựu quân nhân vẫn còn kinh hoàng và đang chữa trị nên làm một chuyện nhân danh 'hoà giải' với cựu thù không giúp ích gì cho họ. Thiển nghĩ, khi nhân danh 'hoà giải' với cựu thù Việt cộng, ông Ken Doolan vô tình biến chiến hữu Việt Nam Cộng hoà thành... kẻ thù.
Cùng một lúc, cựu quân nhân Richard Bigwood cũng là tác giả tự truyện We Were Reos, "Chúng Tôi Làm Lính Tiếp Viện" (phát hành vào tháng Bảy vừa qua) kể chuyện chiến đấu tại Việt nam nói lên quan ngại: xích gần với Việt cộng sẽ gây ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt Nam định cư tại Úc. Người lính và tác giả Úc nói: 'Nhiều cựu quân nhân Quân lực Việt nam Cộng hoà đang là những công dân tốt của Úc. Chúng ta phải nghĩ đến các người này chứ không phải quay ngược trở lại mà làm bạn với Bắc Việt'.
Cựu quân nhân Barry Russ, 65 tuổi, không hiểu tại sao người ta lại bày ra chuyện 'bản văn ghi nhớ' trong khi Bắc (Việt nam) vẫn không nhìn nhận có một ' Nam' Việt nam ở trên cõi đời này!
Thật vậy, khi Bắc Việt Nam tràn xuống Nam Việt nam thì Bộ đội đã cướp nhà cửa ruộng vườn của người trong Nam, đánh lừa cựu quân nhân Việt Nam Cộng hoà trình diện học tập cải tạo để giam giữ họ hàng chục năm trời. Nếu ta bỏ quá khứ để nói chuyện hiện tại và tương lai thì cần ghi vào văn bản: Ngày nay, Cộng sản Hà nội tiếp tục bôi xoá hiện diện của Việt Nam Cộng hoà và triệu người Việt nam bỏ nước ra đi bằng cách đục bỏ ngay cả bia tưởng niệm thuyền nhân trên đảo vắng như Galang, Indonesia. Mới đây, nhà nước chuyên lừa lọc thế giới -- như từng là khi một tay ký hiệp định đình chiến Paris, một tay họp hội nghị trung ương chuẩn bị cho tổng tấn công miền Nam Việt nam -- ngửa tay nhận $1 triệu Mỹ kim từ Hoa kỳ để tìm hài cốt quân nhân tử trận. Tiền Mỹ thì hí hửng nhận nhưng lại một lần nữa phỉnh gạt bằng cách cự tuyệt không tìm kiếm hài cốt của quân nhân Việt Nam Cộng hoà.
Thật ra, theo lời chủ tịch RSL Úc -- cựu phó đề đốc Ken Doolan, hai bên chưa đặt bút ký‎ vào văn bản ghi nhớ và công việc xúc tiến vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi. RSL sẽ không tiến thêm nếu không được hội viên ủng hộ. Cựu phó đề đốc Ken Doolan nói: 'Việc chúng tôi vừa làm chỉ để mở ra tranh luận'.
Xin góp thêm một ý vào cuộc tranh luận: chỉ có hoà giải giữa người với người khi cả hai phía nhìn nhau như những con người và cư xử đúng đạo làm người.

Việt Luận

Nguồn : http://mauthan68.blogspot.com/

0 comments:

Powered By Blogger