Việt Nam bác bỏ một đề xuất của Hoa Kỳ muốn đặt ra các qui định mậu dịch mới cho công ty quốc doanh mà Washington thường nói họ được trợ giá và bảo hộ không công bằng.
Vào tuần này Hoa Kỳ triển khai kế hoạch đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chín nước tại vành đai Thái Bình Dương.
"Chúng tôi không nghĩ rằng có nhu cầu cho cho quy định cụ thể đối với doanh nghiệp nhà nước," ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm giữ chức Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ Việt Nam, nói với các phóng viên.
Ông Khánh cho biết các công ty quốc doanh của Việt Nam đã tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, vì vậy đề nghị của Hoa Kỳ là không cần thiết.
Mặc dù có bất đồng, Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo của tám quốc gia khác thuộc hiệp định TPP dự kiến sẽ công bố vào tháng sau ở Hawaii rằng họ cam kết cho nỗ lực kết thúc các cuộc đàm phán và có "các nét chung" của một thỏa thuận cuối cùng.
"Chúng tôi không nghĩ rằng có nhu cầu cho cho quy định cụ thể đối với doanh nghiệp nhà nước"
Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương
Theo dự kiến cũng phải mất tới khoảng một năm nữa để hoàn tất các cuộc đàm phán đầy tham vọng.
Vào tháng 11, Hoa Kỳ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên của 21 thành viên thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Tất cả các nước thuộc TPP cũng là thành viên của APEC.
Washington muốn các quy định mạnh áp dụng với doanh nghiệp nhà nước trong TPP một phần để hiệp định có thể trở thành tiền đề cho các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai với Trung Quốc, quốc gia có hơn 20.000 công ty nhà nước.
Được biết các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc chiếm khoảng phân nửa kinh tế nước này.
Malaysia, một quốc gia khác tham gia đàm phán TPP và cũng là nước có doanh nghiệp nhà nước, nói họ muốn nghiên cứu đề nghị của Hoa Kỳ thêm trước khi bày tỏ lập trường.
Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ Barbara Weisel cho biết đề nghị đã được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức nghiệp đoàn Hoa Kỳ cho thấy họ tin rằng các doanh nghiệp nhà nước từ một số nước tham gia đàm phán được hưởng bao cấp công bằng.
Giới chức từ chín nước tham gia TPP (Peru, Chile, Úc, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hoa Hoa và Việt Nam) cho biết họ đạt tiến bộ đáng kể trong cuộc đàm phán ở Lima, thủ đô Peru, trong một số lĩnh vực nhưng vẫn còn bất đồng lớn trong các chủ đề như quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường, theo Reuters.
0 comments:
Post a Comment