Duc H. Vu : Ngày xưa, sau 30-4-1975, bọn Việt gian VC dùng những bộ hài cốt xương khô của lính Mỹ (thay vì lý do nhân đạo, trả lại cho gia đình thân của họ) để mặc cả thương lượng, ngửa tay ăn mày viện trợ, nhận Đô la. Giờ đây, xác khô lính Mỹ không còn nữa thì đem thân xác của chính những người VN đồng chủng với mình ra để mặc cả, trao đổi ..... Hỏi có còn sự khốn nạn, bẩn thỉu, đê tiện nào hơn không ???
“Biến công dân thành tù nhân lương tâm rồi đem ra mặc cả quả là
có lợi: Vừa có cái để đổi chác với Mỹ và Tây phương, vừa gây hao tổn
nguồn lực của giới đấu tranh dân chủ (nhất là cộng đồng người Việt ở hải
ngoại), lại vừa phân tán, đánh lạc hướng sự tập trung của họ khỏi các
vấn đề có tính chất tử huyệt của chế độ.”
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được chào đón khi tới phi trường Los Angeles, tối ngày 21/10/2014.
VOA_Việc Hà Nội phóng thích một cách âm thầm một
trong những nhà bất đồng chính kiến nổi bật nhất ở Việt Nam hôm 21/10
rồi trục xuất ngay sang Mỹ đã khiến giới quan sát đặt câu hỏi là phải
chăng Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng dùng công dân của mình để làm lá
bài mặc cả với phương Tây, nhất là Mỹ?
Blogger Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải) được thả chỉ ít lâu sau khi
Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Hà Nội.
Việt Nam cũng đang gấp rút muốn hoàn tất việc thương thảo Hiệp định
Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương với các đối tác, đặc biệt là
Hoa Kỳ. Hà Nội rất cần mối quan hệ chiến lược sâu hơn với Washington. Và như
chính phủ Mỹ đã nói nhiều lần, họ cũng muốn phát triển quan hệ toàn diện
với Việt Nam nhưng muốn Hà Nội phải có những bước đi rất cụ thể. Điếu
Cày là một trong những tù nhân lương tâm mà Mỹ nói phải được thả.
Giáo sư Jonathan London hiện đang giảng dạy tại Đại học Thành thị
Hồng Kong nhận định với VOA Việt Ngữ về lý do Việt Nam trả tự do cho ông
Hải.
“Chắc chắn là điều này liên quan trực tiếp tới phát triển quan hệ
song phương gần gũi hơn giữa Hà Nội và Washington, mà trong đó có rất
nhiều chuyện khác nhau. Đương nhiên, có vấn đề lớn trong bối cảnh quốc
tế là động thái của Trung Quốc đang ngày càng hung hăng nên Hà Nội rất
cần mối quan hệ chiến lược sâu hơn với Washington. Và như chính phủ Mỹ
đã nói nhiều lần, họ cũng muốn phát triển quan hệ toàn diện với Việt Nam
nhưng muốn Hà Nội phải có những bước đi rất cụ thể. Điếu Cày là một
trong những tù nhân lương tâm mà Mỹ nói phải được thả”.
Blogger Đoan Trang mới viết trên trang cá nhân rằng việc Việt Nam “trục
xuất” blogger Điếu Cày “một lần nữa cho thấy chính quyền Việt Nam sử
dụng công dân mình, nhất là những người bất đồng chính kiến, như con bài
để mặc cả, đổi chác như thế nào”.
Người có tiếng nói trái chiều với nhà nước và từng có nhiều năm làm báo ở Việt Nam viết:
“Biến công dân thành tù nhân lương tâm rồi đem ra mặc cả quả là
có lợi: Vừa có cái để đổi chác với Mỹ và Tây phương, vừa gây hao tổn
nguồn lực của giới đấu tranh dân chủ (nhất là cộng đồng người Việt ở hải
ngoại), lại vừa phân tán, đánh lạc hướng sự tập trung của họ khỏi các
vấn đề có tính chất tử huyệt của chế độ.”
Hàng ngũ lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam hiện đang bị chia rẽ, và họ sử dụng
các tù nhân chính trị để đạt được mục đích chính trị của mình. Việc thả
các tù nhân chính trị là để nhận được các ân huệ của Mỹ, trong khi việc
bắt giữ các tù nhân chính trị bởi các nhân vật bảo thủ là để ngăn chặn
tiến bộ trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Giáo sư Carl Thayer.
Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng cho biết rằng việc thả ông Hải rồi cho đi Mỹ là “vì lý do nhân đạo”.
Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Học viện
Quốc phòng Australia, nhận định với VOA tiếng Việt rằng chuyện ông Hải
được phóng thích là “một quyết định mang tính chính trị”, và “mang tính
chiến lược chung”.
“Hàng ngũ lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam hiện đang bị chia rẽ, và họ
sử dụng các tù nhân chính trị để đạt được mục đích chính trị của mình.
Đó là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Việc thả các tù nhân chính
trị là để nhận được các ân huệ của Hoa Kỳ, trong khi việc bắt giữ các tù
nhân chính trị bởi các nhân vật bảo thủ là để ngăn chặn tiến bộ trong
quan hệ với Hoa Kỳ. Tôi lấy ví dụ là chuyến thăm Mỹ của Tổng Tham mưu
trưởng Quân đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ năm ngoái, và đã xảy ra chuyện bắt bớ
trước chuyến đi của ông này, nên tôi kết luận rằng họ làm điều đó để cản
trở việc mở rộng quan hệ với Mỹ”.
Chuyên gia lâu năm về Việt Nam cũng nhận định thêm rằng việc Việt Nam
thả blogger Điếu Cày rõ ràng có liên quan tới việc dỡ một phần lệnh cấm
vận vũ khí sát thương cũng như nỗ lực cân bằng quan hệ với Trung Quốc,
nhất là trong vấn đề biển Đông.
Phát biểu sau cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh
hồi đầu tháng này ở thủ đô Washington, ông Scot Marciel, Phó trợ lý
Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, tuyên bố
rằng Hoa Kỳ không theo đuổi chính sách đổi chác trong mối bang giao với
Việt Nam. Ông Marciel nói:
“Chúng tôi không theo đuổi hình thức nếu anh thả 3 nhà bất đồng chính kiến, chúng tôi sẽ làm điều X, Y, Z.”
Giới chức ngoại giao này một lần nữa nhấn mạnh tới tầm quan trọng của
vấn đề nhân quyền đối với việc củng cố toàn diện quan hệ Việt Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, hôm 21/10 đã hoan
nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày, đồng thời bày tỏ hy vọng về
việc sẽ có các tù nhân lương tâm khác được trả tự do trong tương lai.
0 comments:
Post a Comment