Đó là lời tự nhân xét và xin lỗi Đại sứ quán và CP Nhật Bản của ông
Phạm Quý Tiêu, thứ trưởng bộ Giao thông Vận Tải CH/XHCN/VN khi ông tự
khẳng định và tuyên bố: “Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD xây
sân bay Long Thành".
“Không có lời giải thích nào thỏa đáng”!? - Có chứ! Thưa ông Phạm Quý
Tiêu, rất thỏa đáng là đằng khác, vì thông tin Nhật Bản cam kết cho Việt
Nam vay 2 tỷ USD như một liều “doping” trợ lực xóa bớt những nghi ngại
về khả năng huy động nguồn vốn để Quốc Hội “đảng ta” mạnh mẽ gật đầu phê
chuẩn dự án công trình xây dựng sân bay Long Thành 3 giai đoạn trị giá
hơn chục tỷ USD mà các cá nhân và tập đoàn “mafia” quyền lợi nhóm tại
Việt nam (một quốc tham nhũng ngập ngụa, dẫn đầu khu vực) đang khát khao
sốt ruột từng ngày chờ giờ động thổ khởi công.
Như công luận đã biết, sự việc này diễn ra chỉ vài ngày trước khi dự án
trình ra Quốc Hội xét duyệt. Theo lịch làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc Hội
khóa XIII, ngày 22/10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng sẽ
trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư dự án Cảng Hàng không quốc tế
Long Thành. Cơ quan thẩm tra cũng sẽ có ý kiến trước toàn thể Quốc Hội
về dự án này.
Bên cạnh “sắc màu tươi rói” về tính khả thi mà bộ GTVT là thợ “vẽ”
chính, dự án sân bay Long Thành vẫn còn bị quan ngại về nguồn lực huy
động tài chính và tăng nợ công khi quy mô đầu tư 3 giai đoạn, mà giai
đoạn một đã lên tới gần 8 tỷ USD.
Như để hổ trợ dự án, cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm về
dự án Sân bay Long Thành ngày 17/10/2014 (5 ngày trước khi dự án trình
QH) Ông Phạm Quý Tiêu Thứ trưởng bộ Giao thông Vận tải hứng khởi tự tin
công bố với báo chí: “Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD xây dựng sân bay Long Thành từ cuối năm 2013”.
Ông Phạm Quý Tiêu (Veston trắng) và các khách mời.
Sau khi thông tin trên được phát đi, trao đổi với VnExpress chiều cùng
ngày, Bí thư thứ nhất phụ trách về vốn vay ODA Đại sứ quán Nhật Bản tại
Việt Nam – Ngài Hayashi Hiroyuki nói rằng nước này chưa có quyết định
chính thức về vấn đề nêu trên: "Chúng tôi - Chính phủ Nhật Bản- chưa đưa ra bất cứ một quyết định nào cả", ông Hiroyuki nói. (*)
Để rồi sáng 18/10, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu phải “tẽn tò” gửi
thư xin lỗi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Fukada
Hiroshi, vì đã “nhầm lẫn” khi nói Nhật Bản cam kết cho vay 2 tỷ USD
triển khai dự án Cảng Hàng không Long Thành và nhìn nhận việc cường điệu
“tầm bậy” của mình là “không có lời giải thích nào thỏa đáng” !?
Như song hành cùng chiều hướng “cố đấm cho có xôi ăn” tạo tiền đề thuận
lợi cho xét duyệt dự án xây dựng sân bay Long Thành, một số quan điểm
được đưa ra trong buổi tọa đàm ngày 17/10 từ Cổng thông tin điện tử của
Chính phủ dường như củng mang những điệp khúc “không có lời giải thích
nào thỏa đáng” từ các chuyên gia “thầy dùi” .
Nhiều câu hỏi đặt ra: Tại sao đầu tư xây dựng cảng hàng không (CHK) Long
Thành trong thời điểm này? Đầu tư bằng nguồn vốn nào? Nếu sử dụng vốn
ODA có gia tăng nợ công? Tại sao hiện thời không mở rộng hết diện tích
sân bay Tân Sơn Nhất mà lại làm sân golf?
Những câu hỏi này đã được các “khách mời” tham gia tọa đàm trả lời (lê
thê và dài dòng) người viết chỉ trích dẫn vài câu hỏi điển hình mà sự
trả lời rất lôm côm ngô nghê, nói lấy được “không có lời giải thích nào
thỏa đáng” rồi đối chiếu với cụ thể để đồng bào, bạn đọc chúng ta cùng
tham khảo so sánh… cho vui thôi chứ “quyết” là do Quốc Hội “đảng ta” dù
mang tiếng là “Quốc Hội của nhân dân” nhưng thật ra chúng ta toàn dân
Việt là “người dân của Quốc Hội” mà sự khác biệt một trời một vực như :
anh là đầy tớ của tôi hay tôi là đầy tớ của anh….
Câu hỏi: Theo nhiều báo cáo, cảng hàng không Tân Sơn Nhất dự báo sau năm
2020 sẽ quá tải. Thực tế, theo khảo sát, diện tích còn lại của sân bay
Tân Sơn Nhất đang cho thuê làm sân golf, làm các công việc khác. Tại sao
Bộ không đề xuất Chính phủ cho mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất để có thể
tận dụng được cả hệ thống hạ tầng đã được hoàn thiện?
Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu: Sân bay Tân Sơn Nhất đã xây thêm sân
đỗ, đường lăn. Nhưng không thể làm đường băng thứ 3 được, kể cả chúng ta
chi ra một số tiền rất lớn để giải phóng mặt bằng làm đường băng thì
vấn còn cản trở do hạn chế vùng trời (hạn chế như thế nào thì ông thứ
trưởng không phân tích chỉ ra)
Câu hỏi: Có một chuyên gia lập luận rằng, Tân Sơn Nhất chỉ đón khách 25
triệu là không đúng mà có thể tăng lên được. Còn nếu mở rộng thêm và xây
thêm sân ga thì có thể tăng lên 35 triệu khách. Ông phản biện như thế
nào về lập luận này?
GS Lã Ngọc Khuê, Chủ tịch HĐKH Bộ GTVT, chuyên gia phản biện:
Nếu chúng ta tiếp tục mở rộng để nâng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất
thì trước hết phải làm thêm đường băng, thậm chí là làm nhà ga phía
Bắc. Quan trọng nhất là đường băng, mà đường băng để cho máy bay lớn hạ
cất cánh được thì phải dài gần 4km, phải giải phóng đến 140.000 hộ dân,
với ngần ấy người thì không biết chuyện gì xảy ra, tính chi phí GPMB gần
9 tỷ USD. Đây là việc bất khả kháng, cho dù có làm được như thế thì
chúng ta vẫn ở chân tường, ở ngõ cụt, vẫn vướng trong khu đô thị ấy.
Cả 2 ông Phạm Quý Tiêu và Lã Ngọc Khuê đều xoáy vào trọng tâm như “hù
dọa” công luận là nhất thiết phải làm thêm đường băng thứ 3 cho sân bay
Tân Sơn Nhất nhưng không được vì nhiều trở ngại khó khăn, có lẽ theo 2
ông (dù không nói ra) chỉ Long Thành làm được) !?.
Vậy thì có thể nào “nhị vị” ghé mắt nhìn qua các sân bay láng giềng
trong khu vực xem cái cách nói của mình có chính xác khách quan và tích
cực với đồng bào nhân dân chưa?
Singapore - Sân bay quốc tế Changi 2 đường băng song song. hoàn thành
năm 1981 sân bay Changi đã được bình chọn là sân bay tiện nghi và đẹp
nhất thế giới. (Wikipedia) .
Malaysia-Sân bay quốc tế 2 đường băng Kuala Lumpur - Là một trong
những sân bay nhộn nhịp nhất Châu Á. khánh thành ngày 27/6/1998. Năm
2009, sân bay này đã phục vụ 29,6 triệu hành khách (thấp hơn mức dự kiến
là 35 triệu khách/năm). có thể phục vụ 120 chuyến/giờ .
Thái Lan- Sân bay quốc tế 2 đường băng – Bangkok Suvarnabhumi
Indonesia - Sân bay Quốc tế 2 đường băng Soekarno-Hatta - Một trong các sân bay bận rộn của thế giới.
Philippines - Sân bay quốc tế 2 đường băng thủ đô Manila - Ninoy Aquino
Myanmar - Sân bay quốc tế Yangon duy nhất 1 đường băng
Brunei - quốc gia giàu có - Sân bay quốc tế chỉ 1 đường băng
Thượng Hải - Sân bay quốc tế 2 đường băng,Thành phố lớn nhất Trung Quốc (24 triệu dân) .
Đài Loan - Sân bay quốc tế Đào Viên 2 đường băng - giữa lòng khu dân cư
Việt nam – Sân bay quốc tế 2 đường băng tiêu chuẩn như thiên hạ còn thừa
hơn 154 ha đất làm sân golf xây biệt thự chung cư cao tầng sát cận
đường băng, nhưng lại lên phương án vay hàng chục tỷ usd xây sân bay mới
Long Thành!?
Lướt qua toàn bộ sân bay láng giềng, từ quốc gia nghèo đến giàu có hơn
Việt Nam nhiều lần nhưng không thấy sân bay nào có 3 đường băng cất và
hạ cánh, có lẽ “nhị vị” tầm cao trí tuệ Phạm Quý Tiêu và Lã Ngọc Khuê
tiên liệu trước CH/XHCN/VN phải xây dựng tức thời sân bay có 3 đường
băng trở lên mới kịp đưa toàn dân ta cất cánh lên thiên đường XHCN
chăng? Hay chuẩn bị cho các chóp bu “đảng ta” thoát thân cho nhanh khi
cơn cuồng phong từ quân dân phẩn nộ nổi lên vì xã hội ngập ngụa tham
nhũng áp bức bạo quyền?.
Và cũng không thể không tủm tỉm cười khi thoáng nghĩ chắc giá trị cái
cuốn sổ hưu nó lớn lắm nên Giáo sư Lã Ngọc Khuê, Chủ tịch HĐ/Khoa Học Bộ
GTVT bắt chước ông Lã Vọng câu cá chờ thời bằng cách trả lời mà nội
dung rất chi là giống cái cần câu cá của ông Lã Vọng ….
Câu hỏi: Thưa ông Lã Ngọc Khuê, có lần phát biểu với báo chí ông nói
rằng: Việt Nam đã “trượt chân” để có thể xây dựng một Cảng Hàng Không
quốc tế lớn do trải qua chiến tranh. Nay đây là một cơ hội, chúng ta
không nên để “trượt chân” một lần nữa. Ông có thể giải thích cụ thể hơn
“trượt chân” ở đây có nghĩa là như thế nào?
GS Lã Ngọc Khuê, Chủ tịch HĐKH Bộ GTVT, chuyên gia phản biện. Trả lời:
Lần thứ nhất, không phải là chúng ta trượt chân, mà lần thứ nhất là lịch
sử đặt chúng ta vào 1 hoàn cảnh bất khả kháng, dân tộc chúng ta phải
tiến hành 1 cuộc chiến tranh cách mạng gần 30 năm, vì vậy trong thời
gian đó, rõ ràng kinh tế không phát triển, ảnh hưởng bởi chiến tranh nên
sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp nhất Đông Nam Á phải nhường vị trí đó
cho quốc gia khác. Đó là lần chúng ta bị chậm chân do yếu tố lịch sử đặt
lên vai chúng ta.
“Lịch sử đặt chúng ta vào 1 hoàn cảnh bất khả kháng”!? Lịch sử hay “Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô” (Lê Duẩn)?
Một CT/Hội đồng khoa học thì chắc ông Khuê thừa biết cái nghĩa của “cách
mạng” – (Cách mạng là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn) .
Trong khi Liên Xô, đế chế hùng mạnh hàng đầu của CS quốc tế và toàn khối
CS Đông Âu cũng như các quốc gia XHCN “vệ tinh”, 90% những chế độ một
thời theo CS ấy, đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, phá bỏ tư tưởng Mac, đạp
đổ tượng đài Lê Nin để hội nhập với trào lưu mới văn minh tiến hóa của
nhân loại cụ thể như thế giới hiện nay, mà đảng CSVN và ngay chính GS Lã
Ngọc Khuê đã chứng kiến suốt hơn 20 năm qua, vậy mà bây giờ ông vẫn mở
miệng nói “dân tộc chúng ta phải tiến hành 1 cuộc chiến tranh cách mạng
gần 30 năm” – một cuộc chiến tranh “đổi mới” (cách mạng) 30 năm để hôm
nay CHXHCN/VN là một trong 4 chế độ CS độc tài lạc hậu thiểu số còn sót
lại trên 190 quốc gia đa nguyên hay tư bản dân chủ tự do trong LHQ là
quốc gia CS xuất khẩu nhiều nhất “thịt sống không cần đông lạnh” để làm
tôi tớ như nô lệ cho Hàn, Nhật, Đài Loan!?
Là “chuyên gia” nhưng phản biện như thế mà ông không biết xấu hổ với tuổi trẻ thì thú thật …@.com với ông rồi .
_____________________________________
0 comments:
Post a Comment