Đến Ấn Độ từ hôm qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã được đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pranab Mukherjee nghênh tiếp tại thủ đô New Delhi hôm nay, 28/10/2014. Ngay sau lễ đón tiếp, hai vị Thủ tướng đã hội đàm với nhau, và phía Ấn Độ đã nhấn mạnh cam kết giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng của mình.
Phát biểu nhân cuộc họp báo chung sau cuộc tiếp xúc với Thủ tướng
Việt Nam, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết giúp Việt Nam hiện
đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh, trong đó có việc mở rộng các
chương trình đào tạo quân sự vốn đã rất đáng kể, tăng gia các cuộc tập
trận chung và tăng cường hợp tác trong lãnh vực thiết bị quốc phòng.
Theo Thủ tướng Modi : « Hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một trong những công cuộc hợp tác quan trọng nhất của Ấn Độ ». Đối với Thủ tướng Ấn Độ, chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tiếp nối theo chuyến thắm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee vào tháng trước, không chỉ củng cố tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước mà còn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn.
Một dấu hiệu cụ thể được ông Narendra Modi loan báo là việc Ấn Độ sẽ nhanh chóng giải ngân khoản tín dụng 100 triệu đô la để Việt Nam mua thêm tàu hải quân mới từ Ấn Độ.
Theo hãng tin Anh Reuters, khả năng Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam 4 chiếc tầu tuần tra ngày càng rõ nét thêm với các cuộc đàm phán đang tăng tốc độ sau khi New Delhi chính thức loan báo vào tháng 9 khoản tín dụng quốc phòng 100 triệu đô la cho Việt Nam.
Một quan chức Ấn Độ tham gia vào các cuộc thảo luận với phía Việt Nam trong hồ sơ này nhận định : « Chúng tôi hy vọng có được những tiến bộ khá sớm trên vấn đề vào lúc đàm phán đang tiếp tục giữa Việt Nam và các nhà cung cấp quốc phòng của chúng tôi ».
Việt Nam muốn sử dụng tầu tuần tra mua của Ấn Độ để tăng cường hiệu năng giám sát vùng bờ biển của mình cũng như xung quanh các căn cứ quân sự của mình tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ưu điểm của các chiếc tàu Ấn Độ – theo ông PK Chakravorty, nguyên tùy viên quân sự Ấn Độ tại Hà Nội – là tính chất đa năng : Vừa có thể được dùng để chống hải tặc, vừa có thể sử dụng mục đích quân sự.
Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam huấn luyện phi công lái Sukhoi
Cũng trong lãnh vực hợp tác quân sự, báo chí Ấn Độ vào hôm nay cũng gợi lên khả năng Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam đào tạo phi công cho các loại chiến đấu cơ Sukhoi, sau khi đã xúc tiến chương trình huấn luyện thủy thủ tầu ngầm Kilo kể từ năm ngoái.
Một nguồn tin quân sự Ấn xác nhận là hai bên đang « tích cực » đàm phán và một thỏa thuận rất có thể sẽ được đúc kết « trong một tương lai gần ». Theo nguồn tin trên, việc huấn luyện phi công sẽ dựa trên mô hình đào tạo thủy thủ tàu ngầm đã được xúc tiến từ tháng 10/2013.
Việt Nam đang trang bị cho mình 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và chiến đấu cơ Sukhoi của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ của mình. Đây chính là hai loại vũ khí mà Ấn Độ đang sở hữu và có kinh nghiệm sử dụng.
Một khía cạnh thứ ba cũng được báo chí Ấn Độ gợi lên là yêu cầu của Việt Nam muốn mua tên lửa chống hạm BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng hợp tác chế tạo. Tuy nhiên hồ sơ này chưa thấy đề cập một cách công khai.
Việc Ấn Độ – Việt Nam thắt chặt quan hệ quân sự được cho là nhằm đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam đúng vào lúc lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc đến Việt Nam,đã bị báo chí Trung Quốc đả kích, cho rằng Hà Nội không thực tâm trong quan hệ với Bắc Kinh.
Theo Thủ tướng Modi : « Hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một trong những công cuộc hợp tác quan trọng nhất của Ấn Độ ». Đối với Thủ tướng Ấn Độ, chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tiếp nối theo chuyến thắm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee vào tháng trước, không chỉ củng cố tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước mà còn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn.
Một dấu hiệu cụ thể được ông Narendra Modi loan báo là việc Ấn Độ sẽ nhanh chóng giải ngân khoản tín dụng 100 triệu đô la để Việt Nam mua thêm tàu hải quân mới từ Ấn Độ.
Theo hãng tin Anh Reuters, khả năng Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam 4 chiếc tầu tuần tra ngày càng rõ nét thêm với các cuộc đàm phán đang tăng tốc độ sau khi New Delhi chính thức loan báo vào tháng 9 khoản tín dụng quốc phòng 100 triệu đô la cho Việt Nam.
Một quan chức Ấn Độ tham gia vào các cuộc thảo luận với phía Việt Nam trong hồ sơ này nhận định : « Chúng tôi hy vọng có được những tiến bộ khá sớm trên vấn đề vào lúc đàm phán đang tiếp tục giữa Việt Nam và các nhà cung cấp quốc phòng của chúng tôi ».
Việt Nam muốn sử dụng tầu tuần tra mua của Ấn Độ để tăng cường hiệu năng giám sát vùng bờ biển của mình cũng như xung quanh các căn cứ quân sự của mình tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ưu điểm của các chiếc tàu Ấn Độ – theo ông PK Chakravorty, nguyên tùy viên quân sự Ấn Độ tại Hà Nội – là tính chất đa năng : Vừa có thể được dùng để chống hải tặc, vừa có thể sử dụng mục đích quân sự.
Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam huấn luyện phi công lái Sukhoi
Cũng trong lãnh vực hợp tác quân sự, báo chí Ấn Độ vào hôm nay cũng gợi lên khả năng Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam đào tạo phi công cho các loại chiến đấu cơ Sukhoi, sau khi đã xúc tiến chương trình huấn luyện thủy thủ tầu ngầm Kilo kể từ năm ngoái.
Một nguồn tin quân sự Ấn xác nhận là hai bên đang « tích cực » đàm phán và một thỏa thuận rất có thể sẽ được đúc kết « trong một tương lai gần ». Theo nguồn tin trên, việc huấn luyện phi công sẽ dựa trên mô hình đào tạo thủy thủ tàu ngầm đã được xúc tiến từ tháng 10/2013.
Việt Nam đang trang bị cho mình 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và chiến đấu cơ Sukhoi của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ của mình. Đây chính là hai loại vũ khí mà Ấn Độ đang sở hữu và có kinh nghiệm sử dụng.
Một khía cạnh thứ ba cũng được báo chí Ấn Độ gợi lên là yêu cầu của Việt Nam muốn mua tên lửa chống hạm BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng hợp tác chế tạo. Tuy nhiên hồ sơ này chưa thấy đề cập một cách công khai.
Việc Ấn Độ – Việt Nam thắt chặt quan hệ quân sự được cho là nhằm đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam đúng vào lúc lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc đến Việt Nam,đã bị báo chí Trung Quốc đả kích, cho rằng Hà Nội không thực tâm trong quan hệ với Bắc Kinh.
0 comments:
Post a Comment