Monday, October 27, 2014

Vì lợi ích quôc gia, xin Quốc Hội: đừng đui, đừng điếc nữa!

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
“Dù hạt cơm nhân dân hàng ngày dính kẽ răng, nhưng phải dùng từ ngữ van xin họ (các ĐB/QH) ghé mắt, mở miệng, giơ tay giùm, bởi những nghịch lý mà nếu để lâu thì phân trâu… hóa thành tài sản cá nhân cho lợi ích nhóm, nhưng các ĐB/QH cứ no bụng rồi thì mủ ni che tai, chăn gối trùm đầu”.

Nhắc lại vụ việc: Sân bay Tân Sơn Nhất và dự án sân bay Long Thành.

Sân bay Long Thành thì công luận bàn ra tán vào nát nước với khá nhiều giấy mực, nhưng quyết cho dứt điểm thì Quốc Hội còn ngập ngừng. 

Mấy trăm con người gọi là Đại Biểu trí tuệ của gần 90 triệu dân này không một ai chỉ ra sự nghịch lý nếu sân bay Long Thành (dự vay, chi 8-10 tỷ usd) xây dựng xong thì chắc có lẽ là duy nhất trên thế giới, Việt Nam một nước nghèo thu nhập GDP quốc gia và người dân còn rất thấp nhưng tại khu vực trọng điểm phía Nam trong một tam giác cách nhau chưa tới 30km đường chim bay chễm chệ một lúc tới 3 sân bay tầm cỡ mà pháo đài B52 đáp được (Tân Sơn Nhất-Biên Hòa-Long Thành) sẽ là một nghịch lý và phí phạm quá lớn chưa đúng lúc (ít có quốc gia nào phạm phải) nếu tiến hành xây dựng SB/Long thành tại thời điểm này. 

3 sân bay quá gần nhau, một điều như “không tưởng”

Hơn nữa, mới nhất ngày 23/10/2014 là biện chứng tương đối chính xác với các thông số kỹ thuật đưa ra, xét trên bình diện ở mọi khía cạnh thì trung tâm kinh tế Việt Nam là ở TP.HCM với sân bay Tân Sơn Nhất, chứ không phải Long Thành. 

(Bài viết rất đáng xem) - “Sân bay quốc tế Long Thành chỉ có thể trung chuyển cho... 1 nước” - TS Nguyễn Bách Phúc - (Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh HASCON – Viện trưởng Viện Điện tử & Tin học TP/HCM - EEI) (*)

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” là giải pháp thích nghi truyền thống trong trường hợp này nếu không muốn nền kinh tế quốc, dân, quá tải phải gánh nặng nợ công thêm nữa do áp lực trả lãi + vốn hàng năm (tương đương 60 tỷ usd - bình quân 20 triệu/người hiện nay). 


Nhìn vào “không ảnh” SB/TSN (sân bay Tân sơn Nhất) chúng ta thấy nằm cạnh taxi way (đường di chuyển ra vào của phi cơ) là mảng màu trắng, đó là sảnh tiếp nhận hành khách đi và đến từ ga quốc tế và nội địa, liền kề là các ô màu đen sậm là tổng hợp kho hàng bến bãi công ty xí nghiệp vệ tinh gián tiếp liên quan sân bay (chiếm diện tích khá lớn).

Nếu di chuyển tất cả các đơn vị vệ tinh này (các ô màu đen) qua bên sân golf Tân Sơn Nhất (màu cỏ xanh) cũng có nghĩa, diện tích sảnh trung tâm trực tiếp đón đưa hành khách hiện tại của sân bay TSN sẽ mở rộng thêm ít nhất là gấp đôi, mà gánh nặng về chi phí bồi hoàn mặt bằng gần như = 0. 

Còn phía sau sân golf cách vài trăm mét là đại lộ Quang Trung Gò Vấp gần ngã 5 (chuồng chó) tỏa đi mọi hướng nội ngoại thành, giúp các phương tiện vận tải dịch vụ vệ tinh của sân bay vận chuyển hàng hóa đi lại thông thoáng sẽ giảm tải rất nhiều cho đường Trường Sơn (đường chính ra vào sân bay) . 

Tất nhiên, để nâng cấp SB/TSN đáp ứng cho nhu cầu vài ba thập niên nữa với tầng xuất gấp đôi hiện nay là 40 triệu khách/năm thì phải cần đến một vài tỷ usd đầu tư, tuy nhiên cân đối với hiệu quả kinh tế của SB/TSN - quốc gia vẫn có thể yên tâm chấp nhận được so với việc xây dựng mới SB/Long Thành mà tỷ lệ hiệu quả kinh tế mong manh nhìn thấy được qua bài phân tích chi tiết cụ thể mới nhất của TS Nguyễn Bách Phúc – nói trên (địa chỉ *) Chứ không hề là “khả quan” thiếu tính thuyết phục như lập luận của Bộ GTVT về dự án SB/Long Thành, mới đây trình QH. 

Nhưng thật mỉa mai đến buồn cười, cứ ngỡ là trong xây dựng vì ưu tiên phát triển quốc gia chỉ người dân mới phải “hy sinh” khi vướng “qui hoạch” của nhà nước thì trong trường hợp SB-TSN nhà nước như cầm búa đóng vào tay mình, công thổ quốc gia giao cho quân đội quản lý làm đất dự trữ quốc phòng nhưng khi công trình cơ sở trọng điểm của quốc gia sân bay quan trọng lớn nhất nước không có nơi nào khác ngoài địa điểm này để nâng cấp mở rộng thì lại vướng “qui hoạch” dân dụng vô thưởng vô phạt không cần thiết của nhà nước, mà thật ra chính là của quyền lợi nhóm các chóp bu bộ Quốc Phòng!? 

Thông tin từ UBND Q.Tân Bình cho biết toàn bộ khu sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích hơn 820ha, bao gồm cả khu đất 157ha (sân Golf nói trên) đang quy hoạch dự án sân golf và khu dịch vụ Tân Sơn Nhất do CT/Long Biên chủ đầu tư đang xây dựng. 

Công Ty cổ phần đầu tư Long Biên tiền thân là Công ty Trường An chủ quản là Bộ Quốc Phòng thành lập năm 2006 – Thành lập xong là “nghiên cứu” ngay dự án sân golf Tân Sơn Nhất để qua năm sau 2007 thì được “đc X” Thủ Tướng CP phê duyệt – Kinh phí xây dựng 300 triệu usd (6,000 tỷ đồng) hình như là vốn “tự có”!?.

Chức năng của dự án được duyệt là sân golf và khu “dịch vụ” – Thật kỳ lạ, báo chí công luận phải tự hỏi “dịch vụ” nào hỗ trợ cho người chơi golf phải cần tới 54 biệt thự - 1 khách sạn 5 sao và 8 chung cư 12 tầng (1000 căn hộ cao cấp)!? Phóng viên báo Tuổi trẻ có hỏi, ông Trần văn Tĩnh PCT thường trực/công ty Long Biên Trả lời: Để phục vụ khách chơi golf phải có nhà ở đi kèm?? nhưng diện tích này rất nhỏ chỉ có… gần 10.ha!? 

Ông Trần văn Tĩnh nói không đúng. Theo dự án UBND Q.Tân Bình cho biết, ngoài sân golf là các công trình phụ trợ (21 ha), bao gồm cả khu nhà hàng và khách sạn - Khách chơi golf có nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi thì đã có nhà hàng, khách sạn - Khu biệt thự và căn hộ cao cấp (9, 7ha) không phục vụ trực tiếp cho người chơi golf.(**)


8 cao ốc Airport Tower view nằm trên đất quốc phòng cách đường băng sân bay chưa tới 1km 

Bán căn hộ Airport Tower view sân golf 36 lỗ, sân bay Tân Sơn Nhất 

Căn hộ Airport Tower view - Nằm trong khu sân bay Tân Sơn Nhất, sân Golf 36 lỗ và toàn cảnh sân bay 
Diện tích từ 59m2 -> 69.9m2 thiết kế 2PN, 1PK, bếp và toilet...
Giá bán: 12.6 tr/m2 -> 14.5 tr/m2, giá bán chỉ từ 750 tr/căn
Số lượng thương mại chỉ 40%, diện tích nhỏ phù hợp nhu cầu của mọi gia đình, giá bán tốt nhất khu vực
Quy mô dự án:
Chủ đầu tư: bộ Quốc Phòng .
Tổng diện tích đất: 8122m2
Mật độ xây dựng: 40%, còn lại tiện ích và công viên cây xanh
Số tầng căn hộ : 10 tầng
Số tầng hầm: 2 hầm thông nhau, nhà trẻ, trung tâm thương mại…

Các ĐB/Quốc Hội và Đồng bào nhân dân chúng ta thấy vui không? với nội dung trả lời báo chí của ông PCT công ty Long Biên, dù đất này là quỹ đất dự trữ quốc phòng thuộc công thổ quốc gia giao cho quân đội tạm thời quản lý và là vùng đất “nhạy cảm” như tự ông ta đã biết và xác nhận với Phóng viên nhưng để bảo đảm doanh thu sân golf nên theo ông, phải có 1000 căn hộ cao cấp trong 8 chung cư 12 tầng hợp đồng bán thẳng cho người mua hầu “trói chân” họ cư ngụ tại sân golf suốt đời để lúc nào cũng có ít nhất là 1000 người thường trực chơi golf lâu dài!? Ông này còn nói thêm: Đặc biệt là 54 căn “biệt thự” chỉ cho thuê chứ không bán (hình như là có chủ trước khi xây dựng) trong thời gian đợi cho “cứt trâu để lâu hóa bùn” cho công thổ quốc gia biến thành “sổ đỏ” cá nhân thì chủ của nó mới chính thức dọn vào! Tạm thời cho thuê để thu hồi chút ít vốn đầu tư! (xem nội dung trả lời ở đây) (***) 

LS Trần Vũ Hải: Nguyên tắc, đất dự trữ quốc phòng nhằm duy nhất phục vụ cho quốc phòng và công trình quốc gia trong thời gian chưa sử dụng có thể tận dụng nhưng chỉ HĐ cho thuê ngắn hạn từng năm – lấy đất quốc phòng liền kề SB/TSN xây dựng kiên cố biệt thự và chung cư cao tầng rồi rao bán là điều chưa từng thấy, trong trường hợp diện tích đất quá lớn và nhạy cảm này không thể nào ký giấy chuyển mục đích đất quốc phòng sang đất dân dụng cá nhân được?

KTS Nguyễn Ngọc Dũng hội KTS- TP/HCM: Tôi rất ngạc nhiên khi một công trình nằm sát đương băng cất và hạ cánh của SB/TSN lại được cấp phép xây dựng các tòa nhà cao đến 50m!? Trong khi dọc đường Quang Trung cách đó 1-2km thì chỉ được xây cao 10m!?.

Hoa Kỳ: Tại Hoa Kỳ, việc xây dựng và quản lý sân bay được kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang (FAA) qui định bán kính cách đường băng 1 km, nhà chỉ cao tối đa 5m.

Vương quốc Anh: Trong vòng bán kính 6 km của đường băng mọi công trình xây dựng, cần cẩu và cây xanh nếu có độ cao trên 10m được đánh giá nghiêm ngặt của cơ quan chuyên trách, trước khi tồn tại.

Ông Lê Trọng Sành - nguyên Trưởng phòng Quản lý bay, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) - Khi trao đổi với PV báo Thanh Niên về dự án sân golf nằm trong sân bay TSN đã nhấn mạnh đến việc dự án này có thể uy hiếp an toàn bay. 

Dự án sân golf ở đây cần được hiểu đầy đủ là gồm cả sân golf và “dịch vụ”. Chính phần dịch vụ mới là vấn đề đáng bàn. Nếu trong sân bay chỉ trồng duy nhất cỏ để đánh golf thì không có gì để nói, việc đáng nói là hiện nay, các chướng ngại vật của sân bay TSN đều nằm cách tâm sân bay từ 3 - 10 km (như nhà thờ Gia Định cao 32m nằm cách 6,5 km, nhà thờ Đức Bà cao 46m cách gần 5km, nhà thờ Tân Định cao 51m cách 4,8 km, khách sạn Caravelle cao 100m cách 7km...) trong khi khu dịch vụ sân golf với các tòa nhà cao 50m nói trên lại nằm cách đường băng có vài trăm mét, cụ thể là chưa đầy 1 km. 

Đại diện Chủ đầu tư ông Trần Văn Tĩnh PCT thường trực/công ty Long Biên biện minh rằng phần đất này bỏ trống nhiều năm nay nên việc xây dựng sân golf sẽ giúp khai thác hiệu quả quỹ đất?

Đó là cách lý luận của người ở dưới đất, hoàn toàn không am hiểu về chuyện an toàn trên không…

Vì khi máy bay cất - hạ cánh xuống đường băng bao giờ cũng cần một khoảng không gian để nâng - hạ độ cao theo vòng lượn (circling) được thiết lập. Theo quy chế bay trong khu vực sân bay TSN, vòng lượn của máy bay không bao giờ được thiết lập ở phía nam đường cất - hạ cánh, bởi ở khu vực này đã hiện hữu kho hàng, nhà ga, sân đỗ máy bay, kho xăng, khu dân cư... 

Do đó, vòng lượn chỉ được thiết lập ở phía bắc đường cất, hạ cánh, tức là về hướng khu đất trống là sân golf đang xây dựng hiện nay. Máy bay nhỏ chỉ cần vòng lượn hẹp, nhưng máy bay lớn tốc độ nhanh cần vòng lượn rất rộng. Do đó, việc xây dựng các công trình cao tầng sát vòng lượn của máy bay đầy nguy hiểm, uy hiếp an toàn bay là điều hiển nhiên. 

Chưa kể, trong hoạt động hàng không, bao giờ chúng ta cũng phải dự tính đến tình huống xấu nhất là máy bay hoạt động ban đêm, thời tiết xấu (mưa to, gió lớn, mây thấp, tầm nhìn xấu), chưa kể máy bay có sự cố kỹ thuật. Khi đó, nếu chẳng may phi công xử lý hạ cánh xuống đường băng không được như mong muốn mà bị dạt sang phải hay trái va chạm vào hàng rào, cao ốc 12 tầng thì hậu quả sẽ như thế nào? 

Cần lưu ý đến tâm lý mệt mỏi của phi công sau một chuyến bay dài, nhất là các chuyến bay quốc tế kéo dài trên 10 tiếng, phi công cần một không gian quang đãng, không có chướng ngại vật để hạ cánh. Sự hiện diện các chướng ngại vật ngay sát nơi hạ cánh sẽ tạo áp lực rất lớn cho phi công. Hàng ngày, tháng, năm tại sân bay TSN có hàng ngàn chuyến bay quốc tế, quốc nội, sử dụng máy bay loại lớn, ai dám chắc 100% máy bay không gặp trục trặc ?

Chỉ một chuyến trong số đó gặp trục trặc thôi thì hậu quả rất nghiêm trọng. Ai cũng biết trong ngành hàng không, vấn đề an ninh, an toàn bay là cực kỳ quan trọng, bởi tỷ lệ tai nạn máy bay tuy thấp nhưng khi xảy ra tai nạn thì cực kỳ thảm khốc. Do đó, mọi công trình cao tầng xây dựng trong sân bay tất yếu phải tính tới tình huống xấu nhất. (****)

Chưa biết hiệu quả của dự án ai có lợi nhất, nhưng khi tự tạo ra quá nhiều chướng ngại vật đe dọa đầy nguy hiểm trong sân bay, giá bảo hiểm hàng không quốc tế tăng cao khi đến SB-TSN các nước sẽ e ngại việc mở các chuyến bay đến TP.HCM. Như vậy, nguy cơ thất thu từ sân bay TSN do dự án “sáng tạo” sân golf biệt thự nhà cao tầng sát đường băng này mang đến có thể tiên đoán được…

Không biết ông Phùng Quang Thanh (đỡ đầu) và đ/c “X” Nguyễn Tấn Dũng (ký duyệt dự án) và quan trọng nhất là “Quốc Hội nhân dân” tất cả có thấm đẫm những điều này không!?. 

Chắc là không rồi! Bởi Quốc Hội là đảng ta, đảng ta là Quốc Hội – Chắc mẫm sân bay Long Thành phải xây dựng tức thời – Phe ta cắm chốt xí phần trước bằng sân golf biệt thự Tân Sơn Nhất – dù là đất quốc phòng công sản quốc gia nhưng “cứt trâu để lâu hóa bùn” không phải bùn đen mà là giấy đỏ, phe ta ai củng có phần, phẻ re…. Riêng đất nước nhân dân cứ lầm lũi kéo cái cày “búa liềm” để nai lưng đóng thuế.




_____________________________________

Chú thích:




0 comments:

Powered By Blogger