BBT: Chúng tôi nhận được email và bài viết dưới đây của độc giả Phan văn Phước ở Đức Quốc và xin chuyển lên đây để quý vị đánh giá.
---------
Kính thưa Ban Biên Tập,
Trong cuốn “Les Grands Coeurs” của De Amicis có câu: “Nắm vững tiếng Mẹ Đẻ là có trong tay chìa khóa mở các cửa nhà tù. ”
Vậy mà TỪ ĐIỂN ANH-VIỆT
(ENGLISH-VIETNAMESE DICTIONARY) được “TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ NHÂN VĂN
QUỐC GIA - VIỆN NGÔN NGỮ HỌC gồm một số Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ,
Phó Tiến Sĩ, Chuyên gia... thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc
gia các Viện nghiên cứu Khoa học chuyên ngành” dịch sang tiếng Việt, là
sách bán “rất chạy” ở Việt Nam và hải ngoại, nhất là tại Mỹ, đã khiến
học sinh và sinh viên viết, nói sai tiếng Việt, lại còn là “cớ” cho các
em ở bên nhà hiểu sai rất nhiều từ ngữ của tiếng Anh.
Do đó, để những ai sử dụng Từ Điển ấy nên lưu ý
tới quá nhiều lỗi trong đó, tôi xin nêu lên vài nhận xét về “hạn chế”
của người giới thiệu và ca ngợi “Ban” Biên Soạn là như thế này, như thế
nọ.
Kính thư,
Phan văn Phước
TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT-ANH CỦA VIỆN NGÔN NGỮ HỌC HÔM NAY
Thưa Làng,
Ở Đức, tôi dạy tiếng Anh cho một số người, nhất là cho con của mình khi các cháu còn Trung Học.
Một trong những cách dạy để các cháu rành thêm
tiếng Việt là lấy cuốn TỪ ĐIỂN ANH-VIỆT (ENGLISH-VIETNAMESE DICTIONARY)
do TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA - VIỆN NGÔN NGỮ HỌC gồm một
số Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Tiến Sĩ, Chuyên gia... thuộc Trung
tâm Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia các Viện nghiên cứu Khoa học
chuyên ngành. (Trích đúng từng chữ, cách viết KHÔNG có dấu phẩy.)
Tôi cho các cháu tìm cách dùng sai từ và cách dịch quá tệ của các ''vị'' có bằng cấp cao.
Nhìn chung, trong những trang (mà tôi đã đọc và cho cháu sửa), có lỗi từ năm mươi đến tám mươi phần trăm nếu tính thật chi li.
Xin nêu ví dụ:
1- Trong LỜI GIỚI THIỆU
Giáo sư Hoàng văn Hành, Viện trưởng Viên Ngôn ngữ học, HÀNH VĂN như sau:
Trước mắt bạn là cuốn Từ điển Anh-Việt, tập
đại thành của tiếng Anh hiện đại. Cuốn sách do một nhóm các học giả và
các nhà dịch thuật làm một cách công phu, dựa trên cơ sở cuốn Oxford
Advanced Learner's Dictionary, 1992, là cuốn từ điển mới nhất của nước
Anh hiện nay. …..
Song, khi mặt bằng về trình độ tiếng Anh của
độc giả Việt Nam đã được nâng lên thì các công trình nói trên không còn
thỏa mãn được yêu cầu của người đọc, là, phải cung cấp cho họ những
hiểu biết sâu sắc và tinh tế, cập nhật, về tiếng Anh......
Với tư cách là cuốn sách công cụ dùng để tra
cứu, so với tất cả cuốn từ điển Anh-Việt hiện có, cuốn Từ điển Anh-Việt
này có những ưu điểm nổi bật riêng, rất đáng chú ý....
Trước hết, và cũng là điều quan trọng nhất
là, tiếng Anh được phán ánh trong từ điển này là thứ tiếng Anh đích
thực, cập nhật, được miêu tả qua cảm thức của người bản ngữ, tức người
Anh. Người đọc sẽ thẩm nhận...
Đây là điều mà các cuốn từ điển Anh-Việt
trước không thể có được, bởi vì, người biên soạn là người Việt Nam....
Song, tôi và các soạn giả...
Ai hiểu được bếp núc của nghề làm từ điển... !!
Trong ''ngần ấy'' hàng (đã nêu) mà Giáo Sư Viện
Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học phạm quá nhiều lỗi về cách dùng từ, văn phạm
(ngữ pháp)... thì quả là điều đáng kinh ngạc.
2- MẤY LỜI CỦA NHÓM BIÊN SOẠN
Do không bị bó buộc phải khiên cưỡng tạo ra
từ tương đương rất ép như trong trường hợp biên soạn... Tuy nhiên, từ
điển tường giải có chỗ yếu của nó: làm sao có thể biết được...
Tôi chẳng biết ''văn phong'' ở trên là tiếng Việt (của ai) mà quá lạ đời!
3- Cách dịch
Xin nêu vài trường hợp tiêu biểu:
Trang 1: My boss is a little Napoleon: Ông chủ tôi là một thứ Napoleon con. (đâu có chữ “a kind of” mà lại chèn thêm chữ “ Một thứ”? Cũng không nên dùng chữ “con”
ở đây vì “chữ con với ý nghĩa bé nhỏ” thường dùng để chỉ đồ vật, còn
nếu dùng cho người thì nó sẽ có nghĩa là con cái. Vì thế phải dịch là
“nhỏ bé” chứ không được dùng chữ “con”)
Trang 2: an aberration in the computer: một khuyết tật của máy tính.
(aberration, ý nghĩa chung là “sự lệch hướng” và trong quang học là
“quang sai” tức phân tán thêm các màu sắc làm cho mất đi sự sắc bén của
hình ảnh chứ không phải là “khuyết tật”)
Trang 727: By the grace of God their lives were spared: Nhờ trời cuộc sống của họ cũng được dư dật.
Theo tôi, người dịch phạm tới năm (5) lỗi .
a- Chữ ''God'' (viết hoa) không phải là ''trời'' (viết nhỏ), mà là ''Chúa, Thiên Chúa''.
b- Hai chữ ''their lives'' không phải là ''cuộc sống của họ'', mà là ''mạng sống của họ''.
c- Trong câu tiếng Anh không viết chữ also, tại sao ở câu dịch ra tiếng Việt lại chèn thêm chữ “cũng” ?
d- Hai chữ ''were spared'' là động từ ở thể bị động (verb in the passive voice /form), có nghĩa là ''được tha'', chứ không phải ''dư dật''!!!
d- Dịch thiếu chữ ''grace'': ơn!
Xin dịch đúng ý: Nhờ ơn Chúa, họ được tha mạng.
Thành phần ''được'' mang danh là ''trí thức, lỗi lạc'' mà viết, dịch tệ như thế thì huống chi là ''Tiến sĩ lái gỗ'' bỏ tiền ra để mua bằng!
Người nhận xét: Phan văn Phước
Xin mời Làng xem:
Tiến sĩ lái gỗ
Một
trùm buôn gỗ từng theo học ngành y, với một trình độ “gần như không
biết gì” khi mà “đi học thì thuê, đi thi thì chạy”. Bằng cao học cũng
mua nốt. Chưa từng có bài báo hay công trình khoa học nào. Chưa một lần
cầm tai nghe, chưa từng chích xilanh….
…Và anh trùm lái gỗ ấy có thể đàng hoàng trở thành một tiến sĩ y khoa, miễn là “có 200 triệu việc này mới xong”.
Đây không phải là chuyện đùa. Đây là những gì có trong một bài điều tra với nhân chứng, vật chứng hết sức rõ ràng. Thậm chí, cả kỹ nghệ để biến một anh lái gỗ thành tiến sĩ y khoa cũng hết sức rành mạch. Bài báo khoa học thì nhờ người viết thuê “đưa cho họ mấy đồng nhờ đăng bài”.
Chạy để có tên trong một tổ chức phi chính phủ để hồ sơ đi lọt. Đề
cương được nhờ làm. Ngay cả khi bảo vệ luận án, lỡ có không biết gì thì
cũng “yên tâm, cái đó lo được”.
Và người có thể hô biến một anh lái gỗ, một
viên thuốc không biết đọc tên, trở thành tiến sĩ y khoa, là đương kim
Trưởng bộ môn Y học cộng đồng, Đại học Y Thái Nguyên, ông đương nhiên
cũng là một... tiến sĩ.
Cách đây chưa lâu, báo chí phát hiện ra một tiến sĩ giám đốc sở lấy bằng tiến sĩ ở ĐH Nam Thái Bình Dương (Mỹ) trong khi một chữ hello không biết.
Rồi một tiến sĩ phó bí thư tỉnh ủy lấy bằng tiến sĩ, cũng ĐH Nam Thái Bình Dương, cũng Mỹ, trong chỉ 6 tháng và với giá 17.000USD.
Và đến giờ là tiến sĩ lái gỗ, với giá 200 triệu.
Cũng
cách đây chưa lâu, một câu hỏi đã được đặt ra: Theo số liệu thống kê
mới nhất của Bộ GDĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các
trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học, vậy
15.000 tiến sĩ còn lại đang ở đâu?
Câu trả lời ít hại nhất, ít nguy hiểm nhất là họ đang không làm gì. Không nghiên cứu khoa học.
Thà
để cái học vị tiến sĩ chỉ để trang trí tấm danh thiếp, còn hơn những
tay lái gỗ phô phang tấm bằng vào việc nghiên cứu, hoặc thậm chí...cứu
người.
Trở
lại với bài điều tra 200 triệu lấy bằng tiến sĩ y khoa. Dư luận thật sự
đã bừng bừng phẫn nộ, chủ yếu là vì mấy chữ tiến sĩ y khoa, bởi không
thể đoán biết được điều gì xảy ra khi một tiến sĩ lái gỗ hành nghề kê
đơn bốc thuốc dối trá ngụy tạo trên sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Nhưng
vấn đề nghiêm trọng không phải chỉ ở chỗ đây là câu chuyện hoàn toàn có
thể trở thành sự thật, mà là câu hỏi, vậy thì có bao nhiêu trong số 24.000 tiến sĩ là “những tay lái gỗ”.
Vấn đề ở chỗ, những tiến sĩ giám đốc sở, tiến sĩ phó bí thư nguy hiểm chẳng khác gì những tay lái gỗ trong y học. Bởi
sự giả dối trong y học, dù phải trả bằng một cái giá đắt, thậm chí là
sinh mạng người bệnh, nhưng còn dễ dàng phát hiện và chúng ít nguy hiểm
hơn là những giả dối dốt nát được che đậy lấp liếm bằng quyền lực.
Theo Đào Tuấn
Lao Động
0 comments:
Post a Comment