Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (T) và Tướng Martin Dempsey,
Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ họp báo tại Lầu Năm góc ( Washington)
ngày 21/08/2014.
Reuters
Trong cuộc họp báo tổ chức 48 giờ sau khi video cảnh hành quyết phóng viên James Foley được tung ra trên mạng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố : « Nhà nước Hồi giáo phức tạp hơn và mạnh về tài chính hơn tất cả các nhóm mà chúng ta biết được từ trước đến nay, vượt qua tất cả các nhóm khủng bố khác. Chúng phối hợp lý tưởng với kỹ năng chiến thuật và chiến lược quân sự ».
Đây là lần đầu tiên một quan chức chính quyền Obama sử dụng những từ
ngữ mạnh mẽ như thế để nói về EI, đã tiến đánh như vũ bão tại Irak từ
đầu tháng Sáu. Ông Hagel không cho biết chi tiết về chiến dịch giải cứu
các con tin bất thành tại Syria hồi tháng Bảy – trong đó có James Foley,
chỉ nói rằng vụ sát hại nhà báo « là một ví dụ mới về lý tưởng dã man,
tàn nhẫn của EI ».
Từ hôm qua, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì áp lực lên quân thánh chiến với sáu vụ không kích mới nhắm vào các vị trí quân nổi dậy xung quanh đập Mossoul, được các lực lượng Kurdistan và Irak tái chiếm từ quân Nhà nước Hồi giáo hôm Chủ nhật. Sau khi chiếm lại được đập thủy điện chiến lược này nhờ sự yểm trợ của Mỹ, quân Kurdistan đã phản công EI và đang cố tái chiếm thành phố Jalawla.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích ngày 8/8 đến nay, đã Không quân Mỹ đã tiến hành 90 vụ oanh tạc tại Irak. Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, tướng Martin Dempsey cho rằng đợt không kích đã giúp « chặn đứng đà tiến » của quân thánh chiến. Nhưng theo tướng Dempsey, để đánh bại quân Nhà nước Hồi giáo – hiện đang kiểm soát một vùng đất rộng lớn tại Irak và Syria – còn phải tấn công « cả tại Syria ». Nếu EI mở rộng ra được trên toàn khu vực, thì « Trung Đông sẽ thay đổi sâu sắc, tạo ra một môi trường đe dọa theo rất nhiều phương cách ».
Trong lúc quốc tế chia rẽ hay gặp trở ngại trong việc tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột Syria, Mỹ và một số đồng minh phương Tây đã cung cấp vũ khí cho lực lượng Kurdistan tại Irak để chống lại EI, và chuẩn bị chiến dịch lâu dài để cố gắng trừ khử tổ chức khủng bố được Tổng thống Barack Obama gọi là « khối ung thư », « không có chỗ đứng trong thế kỷ 21 ».
Tổ chức khủng bố suni ra đời năm 2006 tại Irak dưới một cái tên khác và tái xuất hiện mạnh mẽ năm 2013 ngay trong cuộc chiến ở nước Syria láng giềng, nổi tiếng là sắt máu với nhiều vụ hành hình, hãm hiếp và các hành động tàn bạo khác. Nhưng chính với vụ công bố video hành quyết dã man phóng viên Mỹ James Foley hôm thứ Ba 19/8 đã khiến cộng đồng quốc tế gióng lên tiếng chuông báo động.
Tại Genève, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Navi Pillay hôm nay than phiền về « sự tê liệt » của quốc tế mà theo bà đã « khuyến khích những kẻ sát nhân, bọn hủy diệt và những kẻ tra tấn ở Syria và Irak ».
Từ hôm qua, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì áp lực lên quân thánh chiến với sáu vụ không kích mới nhắm vào các vị trí quân nổi dậy xung quanh đập Mossoul, được các lực lượng Kurdistan và Irak tái chiếm từ quân Nhà nước Hồi giáo hôm Chủ nhật. Sau khi chiếm lại được đập thủy điện chiến lược này nhờ sự yểm trợ của Mỹ, quân Kurdistan đã phản công EI và đang cố tái chiếm thành phố Jalawla.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích ngày 8/8 đến nay, đã Không quân Mỹ đã tiến hành 90 vụ oanh tạc tại Irak. Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, tướng Martin Dempsey cho rằng đợt không kích đã giúp « chặn đứng đà tiến » của quân thánh chiến. Nhưng theo tướng Dempsey, để đánh bại quân Nhà nước Hồi giáo – hiện đang kiểm soát một vùng đất rộng lớn tại Irak và Syria – còn phải tấn công « cả tại Syria ». Nếu EI mở rộng ra được trên toàn khu vực, thì « Trung Đông sẽ thay đổi sâu sắc, tạo ra một môi trường đe dọa theo rất nhiều phương cách ».
Trong lúc quốc tế chia rẽ hay gặp trở ngại trong việc tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột Syria, Mỹ và một số đồng minh phương Tây đã cung cấp vũ khí cho lực lượng Kurdistan tại Irak để chống lại EI, và chuẩn bị chiến dịch lâu dài để cố gắng trừ khử tổ chức khủng bố được Tổng thống Barack Obama gọi là « khối ung thư », « không có chỗ đứng trong thế kỷ 21 ».
Tổ chức khủng bố suni ra đời năm 2006 tại Irak dưới một cái tên khác và tái xuất hiện mạnh mẽ năm 2013 ngay trong cuộc chiến ở nước Syria láng giềng, nổi tiếng là sắt máu với nhiều vụ hành hình, hãm hiếp và các hành động tàn bạo khác. Nhưng chính với vụ công bố video hành quyết dã man phóng viên Mỹ James Foley hôm thứ Ba 19/8 đã khiến cộng đồng quốc tế gióng lên tiếng chuông báo động.
Tại Genève, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Navi Pillay hôm nay than phiền về « sự tê liệt » của quốc tế mà theo bà đã « khuyến khích những kẻ sát nhân, bọn hủy diệt và những kẻ tra tấn ở Syria và Irak ».
0 comments:
Post a Comment