Tuesday, August 19, 2014

Biển Đông: Mỹ nói Trung Cộng làm

Vi Anh
Vấn đề Biển Đông đến bây giờ có thể coi là một trường thiên tiểu thuyết, Mỹ cứ nói còn TC cứ làm, TC làm Mỹ nói nữa mà chẳng đi đến đâu. Khiến các nước Á châu Thái bình dương bị TC quậy đục nước, ngập đảo, la làng khan cổ. Khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN bị chia rẽ, không biết tin Mỹ hay TC. Điều này có lợi cho TC, có thì giờ lấn chiếm, củng cố việc chiếm giữ và công luận quen dần, quên dần hành động bá quyền của TC. Như TC đơn phương ra giành giựt biển đảo của các nước sỡ hữu cả ngàn năm về hình thức lẫn nội dung rồi vừa ăn cướp vừa la làng, tuyên bố đó là vấn đề “tranh chấp biển đảo” có thể giải quyết theo nguyên tắc song phương, coi TC là một thành phần cơ hữu của biển đảo ấy. Thế mà Mỹ cũng coi đó là tranh chấp biển đảo của các nước, Mỹ không đứng về phía bên nào, chỉ khuyên giải quyết một cách hoà bình và đa phương thôi, nhưng TC cũng không vừa ý, bảo chỉ giải quyết song phương, không cho nước thứ ba nào xen vào, ý muốn nói loại Mỹ ra trong vấn đề Biển Dông. Điểu này đã, đang và sẽ thấy như đang thấy trong Diễn Đàn An Ninh Khu Vực (Asia Region Forum – ARF) lần thứ 47 được tổ chức ngày 10/08/2014 ở Miến Điện.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên tiếng to nhỏ vận động các nước ủng hộ kế hoạch của Mỹ kêu gọi ngừng mọi hành động khiêu khích tại các vùng biển đang có tranh chấp, nhưng không đưa ra các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, đình chỉ việc xây dựng trên các đảo, bãi đá đang có tranh chấp. Dù khá khác với lập trường cố hữu của Mỹ từng tuyên bố không biết bao nhiêu lần là Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo, dù đây là một bước tiến mới trong thái độ của Mỹ về Biển Đông, nhưng cũng chỉ là lời nói, lời khuyên, lời kêu gọi các nước làm, chớ Mỹ không làm.
Dù lời của Ngoại Trưởng Mỹ chỉ chung chung, phơn phớt đối với TC như thế, một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ cũng cố gắng hoá giải tránh đụng chạm TC, nói: «Ngoại trưởng Mỹ không tìm cách đọ sức. Đây không phải là cuộc đấu đá giữa các siêu cường» và giải thích, ông Kerry kêu gọi tất cả các bên đang có tranh chấp cần phải kiềm chế. Nhưng TC gạt ngang liền. Tin AFP cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tố cáo Hoa Kỳ “cố ý châm dầu vào lửa” làm tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN và mạnh mẽ bác bỏ đề nghị củaWashington yêu cầu các bên ngưng mọi hành động có tính khiêu khích trong vùng biển có tranh chấp, mà TC dùng chữ gọi là “đóng băng”.
Còn 10 nước trong ASEAN và mấy nước nạn nhân của chuổi hành động giành giựt biển đảo và không phận phía trên của TC rất lo ngại. Lo ngại càng ngày càng nhiều hơn về những hành động hung hăng, đơn phương xác quyết chủ quyền của Trung Quốc. Lời nói trên của Ngoại Trưởng Mỹ không được ASEAN coi là một áp lực để TC giảm cường độ và nhịp độ của TC bành trướng trên biển đảo của các nước nhược tiểu trong vùng.
Nên trong thông cáo chung sau cuộc họp Ngoại Trưởng thứ 47, ASEAN không đáp ứng lời kêu gọi của Mỹ đóng băng Biển Đông. 10 nước Đông Nam Á cũng không đề cập cụ thể tới Trung Quốc và cũng không đáp ứng lời kêu gọi của Hoa Kỳ và Philippines về việc ngưng các hành động gây hấn như khai hoang lấp biển hay đưa giàn khoan vào khu vực có tranh chấp. Trái lại ASEAN nói những nước này đồng tăng cường tham vấn với Trung Quốc về việc thực thi đầy đủ và hữu hiệu toàn bộ Tuyên bố Ứng xử Biển Đông, đặc biệt các điều khoản số 4 và 5 nhắm ngăn cản các hành động khiêu khích, và sớm chung quyết Bộ Quy tắc Ứng xử. Đây là một bước lùi đối với các nỗ lực của Washington trong việc ngăn cản các bước gây hấn của Bắc Kinh.
Tình hình Biển Đông vì thế không có gì mới, Mỹ nói mặc Mỹ, TC làm cứ làm. TC làm tới ngay trong thời gian ARF hội họp. Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, ngày 07/08, TC tuyên bố sẽ xây 5 ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Trung Quốc sẽ đặt hải đăng tại Đá Bắc (North Reef), Đá Hải Sâm (Antelope Reef), đảo Duy Mộng (Drummond Island), Cồn Cát Nam (South Sand) và Hòn Tháp (Pyramid Rock).
Theo các nhà phân tích chiến lược, TC làm thế rõ ràng là muốn khẳng định chủ quyền của mình tại vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974. TC xây hải đăng trên Hoàng sa của VN cho thấy TC có thêm thái độ và hành động cứng rắn hơn nữa trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.Ai cũng biết Ngọn hải đăng là biểu tượng cho chủ quyền của một nước trong vùng quần đảo.
TC tung gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông, sau lịnh của TC cấm đánh cá từ 16/5 đến 1/8 hết hạn, trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam mà TC đã ngang ngược ra lịnh cấm năm nay là năm thứ 16.
Thái độ lưỡng lự, đứng hàng hai của Mỹ khiến TC làm tới và làm cho các nước Á châu Thái bình Dương nghi ngại Mỹ thiếu thành khẩn với những lời tuyên bố chuyển trục quân sự về Á châu. Chuyến đi họp ARF của Ngoại Trưởng ARF, lời tuyên bố chung chung không làm an tâm các nước đồng minh của Mỹ như Nhựt, Phi và Nam Hàn. Và cái kiểu nói mà không làm đó làm cho ASEAN chia rẻ, các nước lệ thuộc kinh tế chánh trị của TC càng nghi ngại Mỹ và càng gần gũi TC. Như Miên, Lào hướng về TC cho yên thân, không dám bày tỏ lập trường yêu cầu TC tuân lời cam kết trong Qui Tắc Ứng xử mà TC đã chập nhận.
Nói mà không làm, sức mấy mà TC nể, các nước Á châu Thái bình dương tin.Tin Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình Carnegie ở thủ đô Washington khuyến cáo rằng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào các nỗ lực của Ngoại trưởng Kerry, có thể đạt được bất cứ bước đột phá nào trong chuyến đi dư Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 (AMM 47) tại thủ đô Miến Điện Naypyidaw (Myanmar) vào 10/08/2014.

0 comments:

Powered By Blogger