Thursday, January 31, 2013

TIN NÓNG: Người dân Dương Nội Một mất một còn “Thà hy sinh chứ không chịu mất đất”


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-01-30
Hơn nửa tháng qua người dân Dương Nội đã không còn nhường bước trước sức mạnh của lực lượng cưỡng chế. Họ cùng nhau ra khu đất mà nhà nước sẽ trưng thu, dựng lều trại tại đây và sẵn sàng chết trên mảnh đất của gia tộc mình.
Photo courtesy of infonet.vn
Người dân Dương Nội cuốn giẻ, tẩm xăng để đốt chủ đầu tư nếu thi công dự án trên phần đất ruộng của họ

Đã quá thất vọng với chính quyền …

Mặc Lâm được một người trong cuộc là chị Cấn Thị Thêu kể lại cuộc tranh đấu đất đầy gian khổ có khi dẫn đến cái chết của người Dương Nội, trước tiên chị Thêu cho biết:
Chị Cấn Thị Thêu : Dạ, báo cáo với bác là ruộng đấy bị họ ủi phá thu hồi vào tháng 3 năm 2010. Khi mà họ ủi phá cánh đồng lúa thì họ ủi phá cả mồ mả của cha ông bà con lên. Trong suốt mấy năm trời chị em khiếu kiện từ cấp quận cho đến cấp thành phố, cấp trung ương nhưng đến bây giờ thì họ lại dự kiến thu hồi ngày 17 tháng 1 vừa rồi. Thế là từ ngày 11 chị em đã chuẩn bị tinh thần, bởi vì trong suốt 5 năm trời khiếu kiện bà con rất tin và hy vọng chính quyền sẽ giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho bà con.
Đến bây giờ họ lại dựng và quay tôn (tole) giao lại cho doanh nghiệp để xây dựng đô thị trên đất ấy, cho nên bà con lần này quyết chiến luôn. Trước khi quyết chiến, bà con gửi đơn đến công an phường, công an quận, đến công an thành phố và Bộ Công an. Lần này nếu chính quyền không bảo vệ quyền làm chủ ruộng đất cho nhân dân mà để cho cá nhân hay tổ chức nào xâm phạm một cách bất hợp pháp vào đất đai của nhân dân thì nhân dân coi đó là quân cướp đất.
Nếu họ cố tình thực hiện như quân ăn cướp thì nhân dân sẽ xử sự với họ như đối với quân kẻ cướp. Bà con cũng nói rõ trong đơn là lần này “ai có súng dùng súng, ai không có súng thì dùng gươm dáo, cuốc xẻng, gậy gộc để vùng lên chiến đấu với quân cướp đất”. Chị em chúng tôi đã ăn sương nằm gió suốt hơn 20 ngày trời tại cánh đồng là cái khung mà họ định quây tôn đấy.
Lần này nếu chính quyền không bảo vệ quyền làm chủ ruộng đất cho nhân dân mà để cho cá nhân hay tổ chức nào xâm phạm một cách bất hợp pháp vào đất đai của nhân dân thì nhân dân coi đó là quân cướp đất.
Chị Cấn Thị Thêu
Mặc Lâm : Vâng, chúng tôi cũng có nghe là trong lá đơn gửi cho bộ công an đó thì người dân ở Dương Nội cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ tự thiêu. Điều này có đúng hay không, thưa chị ?
Chị Cấn Thị Thêu : Ồ, đúng rồi đấy, bác ạ. Không phải chúng em tự thiêu mà chúng em sẽ thiêu chết quân cướp đất ạ.
Mặc Lâm : Dạ vâng, tất nhiên là dùng hỏa công để bảo vệ lấy mình ?
Chị Cấn Thị Thêu : Vâng. Đúng đấy ạ. Chúng em dự định sẽ thiêu chết quân cướp đất, và trong lúc xảy ra đụng độ thì có thể là người của chúng em cũng sẽ phải ngã xuống, cũng sẽ phải bị cháy, nhưng mà chúng em chấp nhận hy sinh. Thà hy sinh chứ không chịu mất đất!  Không thể chấp nhận bị đói nghèo!
Mặc Lâm : Tổng số người dân Dương Nội trong khu vực bị quây tôn chừng khoảng bao nhiêu gia đình, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Dạ vâng, khoảng trên dưới 300 hộ, liên quan đến hơn một nghìn người ạ.
Mặc Lâm : Thưa chị, khi người dân Dương Nội chống cự như vậy thì chính quyền có gửi người xuống để đưa ra những thỏa thuận hay nói chuyện với người dân hay không?
Chị Cấn Thị Thêu : Không ạ. Họ cứ liên tục phát trên loa là anh em họ quay tôn, họ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật. Kẻ nào mà chống đối chính quyền, dùng xăng dầu để chống lại lực lượng cưỡng chế thì họ đều quy vào cái tội “chống người thi hành công vụ”, “tội giết người”. Họ cứ đọc trên loa như thế thôi. Họ cứ đe dọa dân như thế thôi chứ họ không đến để giải quyết cho dân, họ không hứa hẹn cái gì đâu ạ.

… nên sẵn sàng chết vì đất

Mặc Lâm : Chắc người dân Dương Nội cũng biết vụ anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, anh ấy đã chống lại chính quyền mà phải bị giam hãm, tù đày. Vậy người dân Dương Nội có thấy sợ hãi với biện pháp mà chính quyền nói hay không khi mà chống lại họ, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Bác ơi, chị em bây giờ không sợ nữa đâu. Sau khi cái vụ việc anh Đoàn Văn Vươn xảy ra thì chúng em cũng đã thuê mấy ô-tô xuống tận trận địa mà anh Vươn đã chiến đấu chống trả lực lượng cưỡng chế. Chúng em có một anh, đấy là anh Hùng đấy ạ, hoàn cảnh chúng em cũng tương tự như thế, là người dân không chuyển đổi được nghề nghiệp mà họ thu hồi tước đoạt hết đất đai tư liệu sản xuất của bà con, đẩy bà con vào cảnh đường cùng, cảnh nghèo đói thất nghiệp, thì chị em chẳng còn cách nào khác.
Nếu chính quyền không giải quyết để trả lại quyền lợi no ấm cho nhân dân thì chúng em phải vùng lên để giành giật lại miếng cơm manh áo sự sống của chúng em thôi. Đất đai này là của cha ông nghìn đời để lại, nhân dân đã xây đình, xây chùa tồn tại ở đây hàng bao nhiêu nghìn năm, thế mà bây giờ họ lại bảo đất của nhà nước, rồi họ thu hồi, họ đưa cho những người giàu sang những thôn xóm để họ xây đô thị. Họ bán trên mạng hàng bao nhiêu tiền một mét vuông, đẩy người dân vào cảnh sống mà không có đất làm, chết không có đất mà chôn, thì chúng em đành phải vùng lên mà thôi. Chúng em không sợ chết đâu ạ. Chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị bắt, bị tù. Phải vùng lên để chiến đấu chống quân cướp đất.
Chúng em không sợ chết đâu ạ. Chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị bắt, bị tù. Phải vùng lên để chiến đấu chống quân cướp đất.
Chị Cấn Thị Thêu
Mặc Lâm : Xin được hỏi chị một câu cuối. Người dân Dương Nội, đặc biệt là những người đang tranh đấu như vậy thì nguyện vọng chung của họ là gì, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Dạ, nguyện vọng chung của chúng em là mong muốn khi thu hồi đất thì chính quyền ít nhất phải trả lại bà con 60 phần trăm trên tổng số diện tích đất bị thu hồi, chuyển cho chúng em số đất ấy thành đất sử dụng ổn định lâu dài, đất thổ cư để cho chúng em sinh sống ổn định trên khu đất đấy. Để chúng em có chỗ ở, có nơi mà làm ăn sinh sống. Thứ hai nữa, nguyện vọng của bà con là họ đã phá mồ mả của ông cha chúng em rải rác trên khắp hai cánh đồng, bây giờ thì xương cốt vương vải khắp nơi. Yêu cầu chính quyền phải giám định ADN, phải lật từng centimet để quy tập các ngôi mộ bị hủy phá để trả về cho các gia đình có mồ mả bị phá. Đấy là nguyện vọng của chị em như thế ạ.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn chị.
Chị Cấn Thị Thêu : Vâng. Chào bác ạ.

Tin tặc Trung Quốc tấn công trang web của tờ New York Times

  Tờ New York Times nói rằng các tin tặc Trung Quốc đã liên tiếp mở các cuộc tấn công vào trang mạng và các ký giả của họ, từ khi nhật báo Mỹ này đăng một bài viết phơi bày tài sản của một chính khách cao cấp Trung Quốc, làm Bắc Kinh giận dữ. Trong một phúc trình chi tiết công bố hôm nay, tờ New York Times nói các tin tặc dùng những chiến thuật được biết là được quân đội Trung Quốc sử dụng để thâm nhập hệ thống mạng của tờ báo, đánh cắp mật khẩu email của nhiều ký giả hàng đầu, và các nhân viên khác của tờ báo.
Tờ The New York Times nói rằng các cuộc tấn công khởi sự cùng lúc tờ báo đăng tải một bài viết được nhiều người xem hồi tháng 10 năm ngoái, tường trình chi tiết về tài sản lên tới 2,7 tỉ đôla mà gia đình Thủ Tướng sắp mãn nhiệm của Trung Quốc, ông Ôn gia Bảo, bị cáo buộc đã tích lũy.
Khi bài viết được tung ra, Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ, vì bài viết này đe dọa thanh danh của một nhà lãnh đạo nổi tiếng là trong sạch. Bắc Kinh lập tức chận các trang web tiếng Anh và tiếng Hoa của tờ Times, đồng thời đe dọa sẽ có “những hậu quả” không nói rõ là gì liên quan tới bài phóng sự này.
Hôm nay, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi mô tả những lời tố cáo nhắm vào các tin tặc Trung Quốc là “vô trách nhiệm” và “vô căn cứ.”
Ông Hồng Lỗi nói dựa trên một số kết quả nghiên cứu vốn không trưng ra được bằng chứng nào, hoặc bằng cớ rõ rệt nào, dẫn tới một kết luận vô căn cứ, thì Trung Quốc đã tham gia các cuộc tấn công mạng.
Ông tuyên bố đây là một kết luận hoàn toàn vô trách nhiệm, và nói chính Trung Quốc cũng là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Ông khẳng định luật pháp Trung Quốc rõ rệt nghiêm cấm các cuộc tấn công mạng.
Tờ The Times nói các cố gắng của tin tặc đã được phát hiện một phần bởi công ty an ninh mạng Mandiant, công ty này đã cảnh báo tờ Times về các cuộc tấn công, chỉ một ngày sau khi đăng bài phóng sự liên quan tới ông Ôn gia Bảo.
Tờ Times không biết tin tặc đã xâm nhập hệ thống mạng của họ như thế nào, nhưng nghi rằng họ đã dùng email của các nhân viên có đính kèm một số tài liệu và đường dẫn nguy hiểm, và bằng cách đó nhanh chóng đánh cắp được mật khẩu của mỗi nhân viên làm việc cho tờ NY Times.
Các tin tặc sau đó sử dụng mật khẩu đã đánh cắp để tiếp cận hàng chục máy tính cá nhân của hàng chục nhân viên nhằm mục đích truy ra nguồn cung cấp thông tin cho bài viết.
Tờ báo nói mục tiêu chủ yếu của các tin tặc Trung Quốc là ông David Barboza, người đứng đầu văn phịng báo NY Times tại Hong Kong, cũng là tác giả của bài phóng sự về gia đình ông Ôn Gia Bảo.

Diễn Tiến Bất Tuân Dân sự, “Civil Disobedience”

<Mohandas Karamchand Gandhi [2 October 1869 – 30 January 1948).Tên thông dụng của Ông: Mahatma Gandhi
Phản ứng từ lòng dân
Trong những năm vừa qua tại Trung Đông và Bắc Phi, rồi tại Châu Á, và cả Việt Nam, đã dồn dập xẩy ra những phản ứng xác đáng từ lòng dân. Đó là những cuộc tranh đấu cho công lý, chính nghĩa, cho tự do dân chủ và nhân quyền lâu nay bị chèn ép, tước đoạt bởi các chế độ toàn trị, sai lầm; bởi các chính quyền tham nhũng, bất xứng, phản quốc, hại dân.
Riêng tại Việt Nam, đó là những tiếng nói của lương tâm, những gào thét của dân oan mất đất mất nhà, mất nơi thờ phụng, những tiếng kêu cầu cứu, phẫn nộ của giới lao động bị bóc lột, lừa đảo, bị công khai đem bán nơi chợ người, trên thế giới.  Đó là những cuộc xuống đường liên tiếp tại Hà Nội, Sàigòn của toàn dân đòi lại quần đảo Hoàng Sa, Trường sa, đòi cắt "lưỡi bò" điên Hán tộc, dù nhà cầm quyền CSVN --- ác với dân, hèn với giặc --- tiếp tục bỏ tù những ai yêu nước xuống đường chống Tầu hải tặc.
Tất cả những cuộc biểu lộ ý chí và tư duy chính đáng đó đều tụ tập thành một trào lực chung, dưới hình thức tương đương với “bất tuân dân sự”, mà truyền thống Anh-Mỹ gọi là “civil disobedience”, thường phát hiện tại những nơi có tai ương nhân tạo, có bất công xã hội, trên khắp thế giới. 
Thế nào là bất tuân dân sự?
Bất tuân dân sự hay “Civil Disobedience” là những hình thức chống đối tích cực những thể chế hại nước, hại dân, những đạo luật, chỉ thị bất công, mà thủ tục lý giải thông thường không còn hữu hiệu nữa. 
Trong bài tham luận về “Civil Disobedience”,[1]Henry David Thoreau (1817-1862) cho rằng người dân có bổn phận dân sự hành động theo lương tâm của chính mình để từ chối tuân theo luật pháp và chỉ thị của một chính quyền sai lạc, bất công, bất chính.  Và nếu không khai trừ, giải thể được chế độ của tội ác, sai quấy, ít ra cũng không sát gần, tương trợ họ, ít ra cũng không a tòng kẻ phạm pháp.
Khi sự chống đối có tính cách tiêu cực, ôn hoà, bất bạo động, thì sẽ gọi là “kháng cự dân sự” [civil resistance], ở vị thế phản ứng hơn là tự tại, tự phát, như trong trường hợp “dân sự bất tuân”.  Do đó, Mahatma Gandhi,[2]khi tìm cách giải phóng Ấn Độ khỏi chế độ thuộc địa Anh, đã đề xướng đường lối tranh đấu bất bạo động dưới hình thức “kháng cự dân sự” [Satyagraha civil resistance],[3] như sau:
  1. Kháng cự [satyagrahi], nhưng không bầy tỏ nộ khí.
  2. Kháng cự bạo quyền bạo lực có thể bị chế độ hiện hữu ngược đãi, trừng phạt.
  3. Dù bị hành hạ, doạ nạt, vẫn không trả thù, mà cũng không quy hàng.
  4. Khi bị bắt, không chống cự; khi bị tước đoạt quyền lợi, tài sản, vẫn không tranh chấp.
  5. Nhưng khi giám hộ trông nom của cải, quyền lợi, thanh danh của người khác, thì phải gìn giữ tới cùng, dù nguy hại tới tính mạng mình.
  6. Không trả thù cũng có nghĩa là không sỉ nhục, bêu xấu kẻ địch.
  7. Khi kháng cự, bất tuân, luôn luôn giữ cách xử thế ôn hoà và tự trọng — tôn trọng sự thật, tôn trọng phẩm giá con người.
  8. Khi kháng cự, bất tuân, phải biết rõ kháng cự trực tiếp một đạo luật bất công, một chỉ thị tai ác, dưới hình thức kháng cự chiến thuật.  Hay kháng cự, bất tuân gián tiếp một thể chế tai hại, dưới hình thức kháng cự, bất tuân chiến lược.
Bất Tuân Dân sự đã thành công ở nhiều nơi 
Ai Cập & Ấn Độ
Ngay đầu thế kỷ 20, Ai Cập đã dành độc lập khỏi sự đô hộ của Anh Quốc bằng một cuộc “Cách Mạng bất bạo động năm 1919,[4]  dưới hình thức bất tuân ôn hoà.  Ta cũng đã thấy, để chống lại chế độ thuộc địa Anh, Mahatma Gandhi đòi hỏi người dân Ấn Độ phải tranh đấu ở vị trí dân sự, một cách ôn hoà, kỷ luật, sáng suốt, cẩn trọng và biết hy sinh.  Gandhi gọi hình thức tranh đấu bất bạo động đó là “kháng cự dân sự” [Satyagraha/Civil Resistance”],[5] có bề tiêu cực hơn là hình thức “civil disobedience” của Thoreau.  Nhưng cũng nhờ ở sự phát động “kháng cự dân sự ” này mà Ấn Độ đã dành được độc lập năm 1947.
Bangladesh
Từ năm 1955, Pakistan được thành lập, một phần ở phía Tây Bắc Ấn Độ [West Pakistan], một phần ở phía Đông Bắc Ấn Độ [East Pakistan], cách nhau hơn một ngàn miles.  Lãnh thổ East Pakistan tuy nhỏ cỡ một phần năm West Pakistan lại đông dân cư hơn, nên phải đóng thuế nhiều cho cả Nước.  Năm 1971, Khối Quốc gia Bengali đã phát động phong trào “bất-hợp-tác” với Chính quyền West Pakistan, rồi từ chối trả thuế và đình hoãn mọi dịch vụ kinh tế tài chính với West Pakistan.  Cho đến tháng Ba  năm 1971, sau hơn một năm trời tranh chấp dưới hình thức “bất tuân dân sự”, East Pakistan ly khai để trở thành một quốc gia mới, dưới quốc hiệu Bangladesh.[6]
Cuba
Chỉ sau một năm cuộc Cách Mạng 1959, Cuba đã cho hơn 20,000 thuộc dân bất đồng chính kiến nhập trại cải tạo.  Nhiều phong trào dân sự chống đối chính quyền và quân đội cộng sản đã thành hình, đem lại nhiều tiếng vang về mặt quốc tế.  Đó là các nhóm bất tuân dân sự ly khai Cuba, như Nhóm “Yo No” [Yo No Coopero Con La Dictadura]:[7] không hợp tác với Chính quyền, không trợ giúp, không khai trừ…Hoặc Tổ chức “Các Bà Áo Trắng” cũng dùng chiến thuật “bất tuân dân sự” để đòi chế độ cộng sản trả tự do cho chồng con bị quản thúc.  Nhóm này đã được cấp Giải thưởng Sakharow về Tự do Tư Tưởng.[8]
Cộng Hoà Sô Viết Estonia: Cách Mạng Đồng Ca[9]
Từ năm 1987 cho tới 1991, nhiều nhóm dân Estonia biểu tình tụ tập mỗi lúc cả 3 trăm ngàn người tại công trường Tallinn, vừa để tung hô khẩu hiệu tranh đấu đòi quyền tự quyết, vừa để hát những bài quốc ca, dân ca từng bị chế độ Nga-Sô cấm đoán.  Khi Quân đội Nga đem xe tăng đến uy hiếp, thì dân chúng biểu tình lấy thân làm hàng rào chống đỡ theo đường lối “bất tuân dân sự” để chính quyền Estonia kịp trở tay giải tán quốc hội và tuyên bố độc lập.  Nhờ có dân chúng đồng lòng tham dự cuộc Cách Mạng Đồng Ca, đất nước Estonia đã thu hồi chủ quyền độc lập mà không phải “tắm máu”.

Đông Đức

Năm 1989, dân chúng Đông Đức đã dùng tác động “bất tuân dân sự” để phá bỏ Tường Rào Bá Linh ngăn chia Nước Đức giữa một bên tư bản và bên kia cộng sản.[10]  Ngày nay nơi đó, chế độ cộng sản đã chấm dứt, Đông Đức không còn nữa, toàn cõi nước Đức đã trở thành một lực lượng phồn thịnh, góp phần phát triển Âu Châu, mỗi lúc mỗi tân tiến.

Nam Phi Châu

Một phong trào nhân dân, do lãnh tụ Nelson Mandela[11] và Tổng giám mục Desmond Tutu phát động, đã chủ trương “bất tuân dân sự” qua những cuộc biểu tình vĩ đại “Trong Mưa Tím” [Purple Rain Protest] và “Diễn Bước Hoà Bình” [Cape Town Peace March].  Nhờ đó đã chấm dứt chế độ kỳ thị Apartheid,[12] năm 1994.
Ukraine

Tại Ukraine, cuối năm 2004, tại Công Trường Độc Lập, Thủ Đô Kiev, gần triệu người biểu tình mặc toàn áo màu da cam, thi hành kỹ thuật “bất tuân dân sự” [chống-đối-ngồi, đình công, bãi thị], đòi tự do dân chủ, xoá bỏ gian lận bầu cử v.v.  Họ đã thành công và sau đó còn tham dự vào nhiều cuộc cải tổ sinh hoạt chính trị trong nước theo hướng triệu tập bất bạo động của cuộc Cách mạng Da Cam này [Orange Revolution[13] (Ukrainian: Помаранчева революція, Pomarancheva revolyutsiya].

Hoa Kỳ
Năm 1955, Rosa Parks[14] trở nên nổi tiếng khi Bà từ chối không chịu nhường chỗ ngồi trên xe buýt công cộng cho người da trắng và lập tức phát động phong trào “Bãi Truất Xe Buýt Montgomery”.  Những cuộc “bất tuân dân sự”tương tự xẩy ra khắp Hợp Chúng Quốc, và cùng với Phong trào Dân Quyền [Civil Rights Movement], đã đưa tới việc phê chuẩn các Đạo luật Dân Quyền [Civil Rights Act][15] năm 1964 và 1968.
Dân chúng Hoa Kỳ cũng đã dùng quyền “bất tuân dân sự” để phản đối việc Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam và sau đó tại Irak v.v. với thành quả là đã ảnh hưởng tới đường lối ngoại giao và chính trị của Hoa Kỳ trong suốt hậu bán thế kỷ 20.
Kể từ thập niên 1970, phe chống phá thai tiếp tục sử dụng “bất tuân dân sự” để chống đối những đạo luật cho phép phá thai theo án lệ  Roe v. Wade, 410 U.S. 113 (1973).[16]  Bên bênh lẫn bến chống phá thai đều căn cứ vào nguyên tắc bảo vệ nhân quyền [human rights]: quyền chọn lựa [pro-choice] của người đàn bà mang thai và quyền sống [pro-life] của bào thai đã thành hình.
Kể cả cụu Phó Tổng Thống Al Gore,[17] sau khi nhận giải thưởng Nobel,[18] với xu hướng bảo trọng môi trường, đã thôi thúc giới trẻ Hoa Kỳ sử dụng quyền “bất tuân dân sự” để chống đối việc xây cất thêm những cơ xưởng đốt tạo than khí:
If you’re a young person looking at the future of this planet and looking at what is being done right now, and not done, I believe we have reached the stage where it is time for civil disobedience to prevent the construction of new coal plants that do not have carbon capture and sequestration.”[19]
TẠM KẾT
Tại Việt Nam, dân chúng tiếp tục đứng lên sử dụng mọi hình thức «bất tuân dân sự», trực tiếp hay gián tiếp, đơn độc hay quy mô, không để gây náo loạn trong xã hội, mà là để đổi hướng cần thiết cho một chế độ sai lầm, bế tắc, và sau đó xây dựng lại môt sinh lực mới, công bằng, hữu hiệu hơn.  Dân chúng trong nước đứng lên chống đối hiến pháp, luật pháp hiện hành, và những hành vi tai ngược liên hệ, vì những cơ sở hay “hình thức” pháp định này thiếu công minh, thiếu tác dụng khả thi, thiếu đạo đức căn bản, thiếu phẩm giá con người.  Người dân trong nước bất tuân dân sự, đứng lên vì chính nghĩa vậy.
Trong giai đoạn khẩn cấp hiện tại, người dân trong nước có bổn phận dân sự hành động theo lương tâm của chính mình để tiếp tục từ chối tuân theo luật pháp và chỉ thị của một chính quyền sai lạc, bất công, bất chính.  Đó là quyền tự quyết của cả dân tộc Việt, nếu họ muốn sinh tồn trong tự do nhân bản và thịnh vương trong công bằng đạo đức.  Cuộc tổng bất tuân dân sự của người dân kết sinh vì chính nghĩa ắt sẽ có thành quả, như những cuộc nổi dậy vì chính nghĩa trên khắp thế giới, mà chúng ta từng chứng kiến.
Còn người Việt tại hải ngoại, nay sinh sống trong các thể chế tự do dân chủ, dù có toàn quyền về chính kiến,
  • nếu không trực tiếp hay dồn lực khai trừ, giải thể chế độ CSVN của sai quấy, tai ương;
  • ít ra cũng không tương trợ, a tòng kẻ phạm pháp;
  • khi biết rõ bán nước, bán dân, bán biển, bán rừng là phản quốc, là trọng tôi.
Giờ tổng khởi nghĩa đã ở mức cao điểm.  Dân tộc Việt hãy quyết định cho chính mình.
TS LS Lưu Nguyễn Đạt

Liên Minh VIỆT NAM TÂY TẠNG THAM DỰ NGÀY TÂY TẠNG ĐOÀN KẾT TẠI DELHI , ẤN ĐỘ

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh_Từ sáng sớm tinh sương ngày, 30 tháng 01 năm 2013 đã có hàng ngàn người hiện diện tại Sân Vận động Talkatora, New Delhi  cùng nhau tham dự Buổi lễ khai mạc Chiến dịch Lịch sử Tây Tạng Đoàn Kết .
Buổi Lễ được chủ tọa bởi Thủ Tướng Tây Tạng lưu vong – Tiến sĩ Sikyong Lobsang Sangay và Ông Penpa Tsering Chủ Tịch Quốc hội Tây Tạng lưu vong.
Photo
Photo
Cùng với sư hiện diện đặc biệt của Dr Shri LK Advani, cựu Phó Thủ Tướng của Ấn Độ cùng nhiều vị Lãnh đạo của những đảng phái đối lập.
Shri, Priya Dutt, MP và Tiến sĩ EM Sudarsan Natchiappan, MP đại diện chính thức của đảng Shri Hassan Khan, MP đại diện cho Hội nghị Quốc gia.Cùng với sư hiện diện đặc biệt của Dr Shri LK Advani, cựu Phó Thủ Tướng của Ấn Độ cùng nhiều vị Lãnh đạo của những đảng phái đối lập.
Photo: Historic show of support for Tibet from India’s ruling and opposition parties. Sikyong Dr Lobsang Sangay and speaker Penpa Tsering with Shri L K Advani, former deputy prime minister of India at the launch of the Tibetan People’s Solidarity Campaign. Tibetan People’s Solidarity Campaign launched at Talkatora Indoor Stadium, New Delhi. January 30, 2013, Delhi: Various representatives from Indian political parties gathered at the Talkatora indoor stadium where the inaugural ceremony of ‘Tibetan People’s Solidarity Campaign’ was held. Over 5000 people, including 4500 Tibetans from India, Nepal and Bhutan and about 1000 Indian supporters from Delhi, NCR region and Ladakh were present at the function. Shri L. K Advani, former Deputy Prime Minister graced the ceremony as the Chief Guest. Shri, Priya Dutt, MP and Dr. E.M Sudarsan Natchiappan, MP were official Congress party delegates. Shri Hassan Khan, MP represented National Conference. In his opening remarks, Mr. Penpa Tsering, the Speaker of Tibetan Parliament in Exile said that this mass campaign is ‘first of its kind’ and that it marks ‘a historic moment for our struggle.’ He further remarked that ‘If China is sincere in granting autonomy, then Tibet can play a positive role as a bridge of peace between the two most populous nations in South Asia-India and China.’ While expressing gratitude to the Indian Government and people, the speaker requested the delegates from the ruling Congress party to ‘remind China that resolving Tibetan issue is in the larger interest of Chinese people.’ The Sikyong (democratically elected political leader of Tibetan people) in his keynote address mentioned that the holding of this campaign in India’s capital city stands as a ‘testament to India’s love and sympathy for Tibetans.’ Sikyong reiterated that ‘freedom for Tibetans and return of His Holiness the Dalai Lama to Tibet’ remains the ‘true aspiration of Tibetans inside Tibet and dream of Tibetans outside Tibet.’ In his reasoning as to why Tibet deserves attention and support, Sikyong stated that ‘Tibet stands as a catalyst and test for China’ and that ‘autonomy in Tibet will be the beginning of moderation for China.’ Sikyong attributed the success of the Tibetan struggle to India, and expressed hope that Tibet could be made ‘India’s success story.’ He concluded with a vision that ‘Tibetans will one day go from the holy land of India to the holy city of Lhasa with His Holiness the Dalai Lama.’ Shri L.K Advani shared few excerpts from Sardar Patel’s November 7, 1950 letter on Tibet addressed to the then Prime Minister of India, Pandit Jawaharlal Nehru. Advani ji admitted with conviction that ‘a resolution between China and Tibet, will make the 21st Century- India’s Century.’ He lauded the ‘Tibetan spirit’ and assured that ‘Tibetans will see the light of the day.’ Advani ji concluded by saying that ‘just as His Holiness the Dalai Lama always refers to India as Tibet’s guru, we hope to match up to that expectations.’ Ms Priya Dutt, expressed ‘concern and solidarity for Tibetans inside Tibet and paid homage to 99 young lives sacrificed in a struggle to regain identity.’ She thanked the Tibetan people for the presence and blessings of His Holiness the Dalai Lama in India. Dr. Hassan Khan encouraged Tibetan people to persevere and said that ‘the day will come soon for Tibetans to return to their homeland.’ Dr. E.M Sudarsan Natchiappan assured India’s love and support for the Tibetan struggle and said that ‘Tibetans are not just India’s neighbors but also it’s brothers and sisters.’ Ms. Dolma Gyari, Minister for Home, Central Tibetan Administration (CTA) was the master of the ceremony and Mr. Tempa Tsering, Representative, Bureau of His Holiness the Dalai Lama proposed the vote of thanks....
Hàng ngàn đại biểu đại diện các Tổ chức phi chính phủ, cơ quan ban ngành chính phủ Tây Tạng lưu vong tập trung tại sân Vận động và trong hậu trường Talkatora.
Hơn 5000 người, trong đó có 4500 người Tây Tạng từ Ấn Độ, Nepal và Bhutan và khoảng 1000 người ủng hộ từ Delhi, Ấn Độ đã có mặt trong hội trường và hàng ngàn người bên ngoài trên các Đại Lộ New Delhi tiến đến khu vực Sân vận động Talkatora
Photo
an exclusive photo by AP photographer ALTAF QADRI of the inaugural session of Tibetan People's Solidarity Campaign  features in OUTLOOK INDIA.
an exclusive photo by AP photographer ALTAF QADRI of the inaugural session of
Ông Shri L. K Advani, nguyên Phó Thủ tướng là khách danh dự trong buổi lễ phát biểu như sau :
 ” Vấn đề Tây Tạng phải được giải quyết và tôi tin tưởng rằng người dân Tây Tạng sẽ nhìn thấy ánh sáng trong một ngày gần đây. Đồng thời xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ của
chúng tôi đến với những Anh Hùng của Tây Tạng đã tự thiêu như ngọn đuốc Tự Do.
Sikyong at Presse Conference in Delhi.
Dr. Sikyong Lobsang Sangay , Thủ Tướng Tây Tạng lưu vong nhắc lại rằng : “ Tự do cho Tây Tạng và việc trở lại của Đức Đạt Lai Lạt Ma là nguyện vọng của người dân Tây Tạng trong nước cũng như ước mơ của người Tây Tạng tỵ nạn khắp nơi trên thế giới . Tây Tạng cần được quan tâm và hỗ trợ của Cộng đồng thế giới và khởi đầu từ các cuộc hổ trợ mạnh mẽ của chính phủ và nhân dân Ấn Độ . “ Dr Sikyong trong bài phát biểu của ông đề cập rằng :  ” Việc tổ chức chiến dịch này trong thành phố Thủ đô của Nước Ấn Độ như là một minh chứng cho Tình yêu và sự Cảm thông của chính phủ và nhân dân Ấn Độ dành cho người dân Tây Tạng. ”
Photo
Phái Đoàn Liên minh Việt Nam Tibet với sự lãnh đạo của Ông Phuntsok Wangdu (  Soepa ) – Chủ Tịch và Ông Thupten Tenzin-  Phó Chủ Tịch
cùng Toàn Thể Thành Viên của Phong Trào tham dự Meeting, tuần hành, phát truyền đơn dương cao biểu ngữ . Chúng tôi thật xúc động khi các bạn
trẻ, thanh niên học sinh, sinh viên Tây Tạng đã truyền nhau Lá Quốc Kỳ Tổ Quốc Việt Nam ( Cờ vàng 3 sọc đỏ ) .
Có nhiều em quấn lên người, đeo sau lưng, che lên đầu, như một thông điệp gởi đến Cộng đồng nhân loại tình Đoàn kết của hai dân tộc Việt Nam
và Tây Tạng . Tự Do, Nhân Quyền nhất định sẽ phải đến với hai nhân dân Tây Tạng và Việt Nam một ngày rất gần đây .
Chúng ta thật sự nghẹn ngào xúc động pha lẫn hãnh diện khi nhìn thấy những Lá Cờ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa " Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ " hiện diện tung bay trong cuộc Biểu Tình quy mô tại New Delhi, Ấn Độ ngaỳ hôm qua. Những cố gắng , nhiệt tâm và sáng kiến nhất là tinh thần YÊU NƯỚC của Chiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh , những Hy Sinh của Chị đã được ghi nhận nồng nhiệt . Sự hợp tác thiết tha của những người dân TIBET cùng chung một mục đích đòi lại TỰ TRỊ , NHÂN QUYỀN , TỰ DO với người Việt Quốc Gia chúng ta chắc chắn sẽ thắng lợi một ngaỳ không xa lắm . TỰ DO sẽ vang dội Hy Mã Lạp Sơn vang vọng đến Hoàng Trường Sa của Việt Nam thân yêu .
A quick report from the ” Viet Nam – Tibet Alliance Fighting for Freedom ” about the   Ceremony on January 30 ,2013 in New Delhi , India
At the very early morning on January 30,2013 , a huge crowd of thousand and thousand people gathering at the Stadium Talkatora , New Delhi together joining the ceremony of ” Tibet fighting for Freedom ” .
The ceremony is lead by the Premier of the excile Tibet – Dr. Lobsang Sangay and Mr.Pelpa Tsering – President of the India Parliament
in excile and also the very special presence of Dr . Shri LK Advani , former Vice – Premier of India with many Leaders of different politic parties such as Shri , Priya Dutt , MP and Dr . UM Sudarsan Natchiappan , official represent Shri Hassan Khan party and National Representative .
Thousand of people from the Non-government parties , different branches of the Tibet excile government are gathering together at the Stadium and at Talkatora . There are more than 5,000 people in which about 4,000 come from India , Nepal , Bhutan and about 1,000 supporters from Delhi assisting in this meeting . Thousand other people from all over come to join at the Talkatora Stadium .
Mr. Shri L.K. Advani , Vice- Premier is the honor guest of this event said :
” The political situation of Tibet will resolve somehow in the very near future and I guarantee that the  people of Tibet will see the
PEACE soon . I am also expressed my respect and pray to the Tibetans heroes who self-immolated for the ideal of Freedom . ”
Dr . Sikyong Lobsang Sangay , the Premier of Tibet also said :
” Freedom for Tibet and the return of our Holy Dat Lai Lama is the hope of Tibet in our country as well as abroad . Tibet must be recognize and will get full support from all the organizations in the whole world . But we need immediately these supports from the Tibetan itself . ”
Along with his remarks , Dr. Sikyong said :
” The growing up of this organization in the center of Tibet is a proof of Love and concern of the Tibet government .”
Mr. Penpa Tsering , President of the excile Tibet Parliament said :
” These events today will mark an historic event for the Fighting for Freedom in Tibet ” .
The members of the ” Viet Nam – Tibet Alliance Fighting for Freedom ” including its President , Mr. Phuntsok Wangdu ( Soepa ) and
his Vice – President Mr. Thupten Tenzin and all the members of this organization , students walking in this parade with the Republic South Vietnamese Flag respectfully flying  . Many of them having these Vietnamese flags on their necks , their chests … to spread out a message to the world the closely supporting and friendships of these two countries always .
Freedom and Humanity will get to Tibet and Viet Nam in a very near future days .
Reported from New Delhi
Rinzin Dolma
Reporter of the Viet Nam – Tibet Alliance Fighting for Freedom
January 30 ,2013
Photo

SAO CÒN CHƯA HÀNH ĐỘNG ?

giaiphongdantoc
Hơn một thập niên qua, ở trong nước mọi người đều nghe, biết có nhiều đảng, tổ chức nổi lên chống đối đảng và nhà cầm quyền Việt cộng. Những tổ chức hữu danh đó, người ta chưa thấy có hành động gì, bất quá là những lời nói, bài viết trên internet chống đối hay vạch rõ những xấu xa của chế độ đối với đất nước. Ngày qua ngày, thỉnh thoảng trên báo mạng lại thấy xuất hiện tên tuổi của những đảng, tổ chức đó gữi những kiến nghị, thỉnh cầu với cái nhà nước ù lì vẫn như cũ, rồi thôi. Trong khi đó, có những cá nhân, vì tiền đồ của Tổ Quốc, đã bất chấp bị tù đày, bị đánh đập, bất chấp đời sống khó khăn vì bị bọn cầm quyền chặt nghẻn sinh kế , vẫn hiên ngang ra mặt đối kháng.
Hành động của những cá nhân anh dũng, trong số đó có cả những đảng viên cộng sản đã chối bỏ đảng, đối kháng với chế độ, đã xuất hiện từ rất nhiều năm qua cho đến ngày nay. Số người đó đã giảm thiểu dần dần vì họ đã bị bọn cầm quyền bắt bớ, giam cầm, sát hại. Rồi lại có những cá nhân khác có cùng chung chí hướng, đã hiên ngang đứng dậy, nối tiếp thực hiện cái chí khí bất khuất, mong đạt được tự do, độc lập, dân chủ và nhân quyền, không những cho riêng họ mà còn cho cả dân tộc. Rồi lại bị đàn áp, bắt bớ, giam cầm, nhân số lại bị giảm đi. Cứ thế lại tiếp tục thêm người, mất người, mà kết quả chưa thấy gì khả quan lắm.
Nguyên nhân chưa thành công, bất cứ ai cũng có thể đoán trước được. Đó là tranh đấu theo lối “tự phát”, chưa có kế hoạch, chưa có tổ chức, chưa có chuẩn bị để tất thắng.
Nếu ai cũng nghĩ rằng: “nói thì dể, làm quá khó”, thì nội cái ý nghĩ nãn chí nầy, mình đã tự đánh bại mình. Chẳng lẻ những tổ chức, đảng phái dù hoạt động bí mật, hoặc bán công khai (vì không được quyền lập hội) cũng nghĩ như vậy, nên ngại khó, ngại khổ chưa dám dấn thân ?
Ngoại trừ những tổ chức đảng phái ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam, chắc rằng cũng phải có những tổ chức, đảng phái thật lòng vì dân tộc, họ là những niềm hy vọng của người dân trong nước. Tuy nhiên hy vọng đó cứ kéo dài mãi chưa biết đến ngày nào mới thấy kết quả ?
Chắc rằng những tổ chức, nếu không phải là cánh tay nối dài của Việt cộng, cũng có cương lĩnh chính trị, cũng có chủ trương và mục tiêu của tập thể. Nếu mục tiêu hay cương lĩnh chính trị đó là con đường dẩn tới độc lập tư do cho tổ quốc, quyền làm người cho dân tộc, thì thành viên hay đảng viên phải thực hiện cho bằng được, mới xứng đáng với niềm tin của mọi người. Nếu không thì cái tổ chức đó chỉ là một đám người ô hợp, không xứng đáng được gọi tên là tổ chức, đảng chính trị của quần chúng.
Nhìn qua các cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài ở Ai Cập, Algerie…, khởi đầu là do quần chúng tự phát, khi phong trào tự phát đã đưa không khí đấu tranh đến điểm khả thi, lúc đó các tổ chức chánh trị đã chánh thức nhập trận, hướng dẩn quần chúng tranh đấu, lôi kéo quân đội hòa nhịp với người dân thường, đã đưa cách mạng đến thành công, lập chính phủ tự do mới, viết lại hiến pháp mới…
Ở Việt Nam ngày nay cũng không thể thoát khỏi được lộ trình đó. Sinh viên học sinh, những người nông dân, thợ thuyền, những đồng bào bị mất đất mất nhà, những người công nhân bị chủ hảng phe cánh với các quan chức ttham ô áp bức, đã nổi dậy chống đối, đòi lại quyền sống, đòi lại tài sản đã bị cướp đoạt bởi những tên “tư bản đỏ” được sự hổ trợ của bọn cầm quyền Việt cộng bằng quân đội, bằng công an, bằng dân phòng đàn áp một cách dã man không khoan nhượng. Sự đàn áp ngày càng mạnh bạo bởi những bàn tay giết người của bọn công an, bằng những bản án vô luân của luật lệ rừng rú qua tay của những tên chánh án, thẩm phán không hiểu luật, không có tính người. Quan trọng nhứt là cuộc tập hợp của người dân xuống đường, kêu gọi chống lại bọn bá quyền Trung cộng đang cướp đất cướp biển của Việt Nam, lại bị chính nhà nước Việt Nam ngăn cấm bằng cách bắt bớ tù đày, cấm người dân biểu lộ tình yêu nước. Không khí đấu tranh với bọn Việt cộng đã đến hồi quyết liệt.
Những cảnh đó không làm cho các đảng phái thấy bức rức, đau lòng xót dạ hay sao?
Nếu thành lập tổ chức, đảng phái để tụ họp một số người cùng phe, cùng cánh, có cùng một tham vọng là sẽ chiếm những vị trí trong chánh quyền tương lai khi người khác đứng dậy lật đổ chánh quyền, thì những tổ chức đó không xứng đáng được tham gia vào hoạt động chính trị, mà chỉ đáng được gọi là đảng cướp, giống như đảng cướp việt cộng hiện nay mà thôi.
Nếu tất cả mọi người, mọi tổ chức đều nghĩ rằng đấu tranh bất bạo động rồi có một ngày sẽ được thắng lợi, giống như chủ thuyết của Thánh Ghandi áp dụng bên Ấn Độ ngày xưa, thì ý nghĩ đó không hợp với hiện tình của nước Việt Nam ngày nay, đang bị thống trị bởi đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày xưa đế quốc Anh đi chiếm Ấn Độ làm thuộc địa, đến thời của Thánh Ghandi, dù nước Anh vẫn còn là thể chế quân chủ, là một đế quốc, nhưng người dân Anh đã thắm nhuần đầu óc tự do, biết tôn trọng con người, biết tuân thủ pháp luật, biết được tội ác khi giết người vô tội, cho nên cuộc cách mạng ôn hòa đòi độc lập tự do cho dân tộc Ấn Độ mới được thành công.
Ngược lại, tại Việt Nam, kể từ năm 1930, khi đảng cộng sản được thành lập tại Việt Nam do Hồ Chí Minh khởi xướng, dưới sự lãnh đạo của cộng sản quốc tế, mà ngày nay, chỉ còn dưới sự dạy bảo của Trung cộng, đảng cộng sản Việt Nam có biết tôn trọng sinh mạng con người hay không, có biết tôn trong pháp luật dù do chúng đặt ra hay không, có biết chăm lo đời sống của nhân dân hay không, và quan trong nhứt là có nghe và hiểu được dân phê phán sự thúi nát của chế độ hay không? Hỏi tức đã trả lời là KHÔNG, không bao giờ có.
Như vậy việc tranh đấu xuống đường ôn hòa với Việt cộng chẳng bao giờ có kết quả, bằng chứng hiển nhiên là những năm qua, rất nhiều cuộc xuống đường của người dân, đòi hỏi cơm ăn, áo mặc, đòi hỏi quyền làm người, đòi hỏi quyền yêu nước, chống lại bọn Trung cộng cướp nước, thì bị nhà cầm quyền theo lệnh của đảng, đã đàn áp, giết hại, giam cầm, tù đày người dân không chút thương sót, mà sự đàn áp đó ngày càng hung tợn, ngày càng dã man hơn.
Nếu cứ để những người dân có lòng với tổ quốc, tiếp tục cuộc hành trình bằng cách ôn hòa xuống đường, với những lời gào thét và những biểu ngữ đòi hỏi chính đáng của người dân, e rằng cuộc hành trình nầy sẽ không đi đến đâu. Những tên việt cộng có thẩm quyền đáp ứng những đòi hỏi của dân là những tên tham quyền cố vị, bán nước cầu vinh, ù lì chai đá, chẳng bao giờ biết động lòng, biết sửa đổi. Chỉ còn một phương cách cuối cùng là lật đổ chúng xuống, mà việc nầy tự những người dân hiền lành yếu ớt không có khả năng, phải nhờ đến một tổ chức một lực lượng nào đó yểm trợ, hướng dẩn tiếp sức.
Nếu các tổ chức ngồi chờ quân đội nổi dậy để dựa vào thực lực đó dể dàng hoạt động, thì người dân đâu cần đến đảng phái hướng dẩn, vì đã có sức mạnh của quân đội để làm chỗ dựa rồi. Như vậy thì đảng phái có hay không, đâu cần thiết nữa. Hơn nữa, theo hiện tình của đất nước, quân đội hiện nay được thống trị bởi những tên tướng tá phe cánh với bọn chóp bu Việt cộng bán nước, là một lực lượng để bảo vệ cho một nhà nước tham nhũng,bán nước, là lá chắn cho đảng Việt cộng tay sai của bá quyền Trung cộng. Những người quân nhân còn có lòng với nước, với đồng bào thì đang bị kềm kẹp, không dám thoát ra vì không biết dựa vào tập thể nào để tranh đấu cho sự sống còn của Tổ Quốc. Chờ quân đội tiến bước trước để làm cách mạng cũng giống như chờ sung rụng. Cuộc cách mạng nào cũng có khó khăn, gian nguy, nhưng nếu sợ khó sợ hy sinh thì sẽ không có cách mạng, tiếp tục làm trâu cày, ngựa cởi cho bọn đồ tể Việt cộng đến hết kiếp.
Như vậy các đảng phái, các tổ chức ở trong nước, nếu lập nên vì thật lòng với tổ quốc với đồng bào, còn chờ gì nữa, hãy can đảm đứng lên hành động, gánh lấy trách nhiệm lèo lái, hướng dẩn cuộc đấu tranh của toàn dân lật đổ cái chế độ, cái đảng cướp việt cộng, tay sai của cộng sản Trung Quốc, đem lại độc lập tự chủ, tự do nhân ái cho dân tộc, quan trọng nhứt là xin đừng bao giờ dùng thủ đoạn “đem con bỏ chợ, vắt chanh bỏ vỏ” , còn chiến lược, phương cách tranh đấu thế nào thì tùy vào cương lĩnh, sự dũng cãm và khôn ngoan của các đảng, các tổ chức.
Mong lắm thay ! Toàn dân đang chờ cuộc cách mạng để giải vây cho dân tộc.

Lão Ngoan Đồng

HÀNG TẾT RUỘT TRUNG CỘNG VỎ VIỆT NAM ĐẦY CHỢ

Tin Saigon - Trong khi hàng Trung Cộng nhập lậu tràn ngập các chợ lớn, nhỏ ở Hà Nội, Saigon cũng đang lo hàng hóa Tết năm nay phần lớn sẽ là ruột Trung Cộng, vỏ Việt Nam. Trong một cuộc họp diễn ra tại Saigon do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam tổ chức, một số thương gia đều khẳng định sẽ cố không để hàng Trung Cộng len vào thị trường nội địa. Hội này khuyến cáo các bà nội trợ chỉ nên đến các tiệm bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh thực phẩm và chỉ mua những hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, tại các cửa hàng có uy tín.
Cục Thú Y và Chi Cục Quản Lý Thị Trường Saigon thì hứa rằng họ đã có kế hoạch kiểm soát thực phẩm nhập cảng chặt chẽ ở các cửa ngõ thành phố, kể cả các kho hàng để hạn chế tối đa trong thị trường Tết ở Saigon năm nay. Các công ty cũng hứa hẹn sẽ ngừng phân phối ngay lập tức khi phát giác các loại hàng hóa Trung Cộng mang nhãn Việt Nam tại các siêu thị của mình. Tuy nhiên, theo bà chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Hàng Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng đội lốt hàng Việt nhưng ruột từ Trung cộng vẫn tràn lan thị trường Tết năm nay. Bà này cho rằng việc kiểm soát phẩm chất hàng hóa chính tại khắp các thị trường Việt Nam hiện nay quá yếu vì thiếu người.
Vì vậy, tình trạng dán nhãn Việt chồng lên hàng hóa Made in China đã được thực hiện thoải mái mà chưa có tổ chức nào của phía Việt Nam, từ nhà cầm quyền địa phương, công an kinh tế, cho đến các ban quản lý chợ, siêu thị sẵn sàng lập biên bản để giải quyết. Thực tế tình hình thị trường Tết tại Việt Nam những ngày qua cho thấy hàng Trung Cộng dán nhãn Việt Nam vẫn tràn lan để đánh lừa người tiêu thụ. Dư luận còn tiết lộ tin nói rằng không ít nhà sản xuất quần áo cũng đã nhúng tay vào việc gian lận thương mại nói trên bằng cách mua hàng Trung Cộng về dán nhãn công ty mình rồi tung ra thị trường. Làm như vậy, đỡ mất công sản xuất, trả lương thợ mà kiếm tiền bỏ túi như chơi.SBTN

KHÔ MỰC NHỰA XUẤT HIỆN Ở CHỢ HÀ TĨNH

Tin Hà Tĩnh - Lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam, khô mực nhựa xuất hiện tại chợ Hà Tĩnh. Thế là sau nhiều thứ giả, như gạo giả, trứng gà giả, măng giả, nay đến khô mực là một loại thực phẩm được ưa chuộng, cũng giả nốt. Báo trong nước cho biết hôm thứ hai, các nhân viên Chi Cục Quản Lý Thị Trường Hà Tĩnh đã khám phá và tịch thu khoảng 32 ký lô khô mực có hình thù rất lạ, nghi làm bằng nhựa. Một số nhân chứng cho biết loại khô mực này được bày bán tại một sạp thực phẩm ở chợ Hà Tĩnh với giá 200,000 đồng, tương đương 10 đô một ký. Theo các bà nội trợ, đây là giá rẻ mạt, chỉ bằng 20% so với các loại khô mực khác.
Vì vậy rất nhiều người đổ xô đến mua. Cho đến khi dùng thử, người ta mới tá hỏa vì khô mực dai nhách, khó xé, bốc cháy và tỏa khói nghi ngút khi được đặt lên lò than để nướng. Người ta còn nghe được mùi nhựa cháy khét của loại khô mực này. Một chủ sạp bán khô mực giả nói trên tại chợ Hà Tĩnh cho biết đã mua lô hàng này của một chủ vựa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Bà này thú nhận rằng thấy giá khô mực rẻ quá nên có ý định mua đi, bán lại kiếm nhiều lời và không ngờ đó là khô mực nhựa. Dư luận cũng nói rằng khô mực giả đã bị tuồn vào thị trường Việt Nam bán lẻ tẻ lâu nay và rất khó bị phát giác.SBTN

HUYNH ĐỆ CHI BINH BẤT DIỆT - HÃY ĐƯA HỌ TRỞ VỀ.... CHIÊU HỒN TỬ SĨ (Nhẩy Dù ở Khánh Dương)


Thưa Quý Vị, Qúy NT và CH...

Sau khi chuyển đến Quý Vị, video clip:


Tôi nhận được thêm một số video clips ngắn, của một Mũ Đỏ, ghi  nhận
những công việc liên quan đến chuyến đi, Lễ Chiêu Hồn Tử Sĩ....

Và bài viết chi tiết: Chiêu Hồn Tử Sĩ - Nhảy Dù Ở Khánh Dương... của "nổ lực chính" trong chuyến đi này: Mũ Đỏ  Bùi Văn Thái...

Xin mời Qúy Vị dành ít thì giờ để xem video clips và bài viết....

Để tường và tưởng nhớ, ghi ơn sự hy sinh, của Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Anh Hùng...

Vì Dân Chiến Đấu - Vì Tổ Quốc Hy Sinh....
 
BMH
Washington, D.C

Subject: CHIÊU HỒN TỬ SĨ - HUYNH ĐỆ CHI BINH BẤT DIỆT - HÃY ĐƯA HỌ TRỞ VỀ

Kính anh,

Rất vui nhận được lời yêu thương anh  ưu ái ban tăng. chúng em. Xin gởi đến anh vài đoạn clip ngắn ngày  Đại lể Chiêu hồn  chiến sĩ trận vong sau khi chúng em rước linh vị tử sĩ mặt trận Khánh dương về mái ấm Chùa Bửu Hưng Bình Thuận,Đặc biệt có cố Đại úy LÊ CÔNG VŨ Đại đội trưởng ĐĐ 54 Tiểu đoàn 5 ND  là chi huy trưởng hành quân cùng với TỬ SĨ ,chiến sĩ VÔ DANH theo chân chúng em về mái ấm nghèo nàn, nhưng ngập tràn thâm tình Mũ Đỏ trong tinh thần Huynh đệ chi binh....
Ngày Đại lễ Chiêu hồn Chiến sĩ  trận vong chúng em tổ chức đúng vào ngày 19/08/2012.
Gởi đến anh các clip này để bổ sung thêm cho bài viết, hình ảnh bài viết của chiến hửu Bùi Văn Thái.
​                                
Xuân về Kính chúc anh VUI KHỎE, AN BÌNH HẠNH PHÚC.
CaiBang 4709

** Thêm những video clips cho tìm hài cốt Mũ Đđể về làm Lễ Chiêu Hồn và an vị trong Chùa...
(Xin click vào những links dưới đây...)

​​
​​
​​
​​
​​
​​
​​
​​
​​

CHIÊU HN T
(Nhẩy Dù ở Khánh Dương)
MĐ. Bùi văn Thái

Trong chiến tranh danh từ "TỬ SĨ" là mẫu số chung của nhân loại, nó là một đề tài, một mẫu chuyện mà ta kể hoài không hết, câu chuyện của mạng số, câu chuyện của sự mất mát nổi đau của người mất cha, mất chồng, mất con bởi chiến tranh mà không tìm được xác người thân. Nếu ta tính từ hiệp định Geneve 1954 đến ngày 30-04-1975 thì người dân miền Nam đã trải qua 21 năm gian khổ chiến đấu hy sinh, 21 năm ấy có biết bao nhiêu người lính trong QLVNCH, trong đó có lính Nhảy Dù kiên cường cầm súng đánh giặc quên mình, đã có biết bao con người cống hiến tuổi hoa niên của mình cho "Chính Nghĩa Tự Do" họ đã không tiếc máu xương của mình cho cái giá trị vĩnh cửu ấy. Theo quy luật..! Cuộc chiến càng khốc liệt thì lại phải có biết bao thanh niên đi theo tiếng gọi của núi sông, lên đường nhập ngũ để bảo vệ một hậu phương yên bình. Những người lính trong QLVNCH, họ đã hy sinh cả cuộc đời cho tổ quốc. Sau cuộc đổi đời đầy bi thảm, nhiều Tử Sĩ đã mãi mãi còn nằm sâu trong tận cùng của rừng núi âm u


Chiến tranh VN chấm dứt. Nhưng lúc đó đất nước VN bị rơi vào hoàn cảnh khốn khó, một đất nước được xếp vào loại nghèo nhất thế giới, VN đã thật sự bị rơi vào đồng lầy của sự nghèo nàn và khốn khổ, một đất nước đói nghèo và lạc hậu, nghèo và khổ khủng khiếp, nghèo chạm đáy, để mong có được sự thương hại và viện trợ từ bên ngoài. Để cứu đói, cứu nghèo và cứu khổ, nhà nước CSVN đã nhân danh lòng nhân đạo của những con người chiến thắng. Họ giúp chính phủ mà trước đây họ cho đó là kẻ thù truyền kiếp. Đó là Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ. Giúp họ đi tìm hài cốt binh lính đã mất tích hoặc chết trong chiến tranh. "Tử Sĩ" của Hoa Kỳ và "Liệt Sĩ" của CSMB (cộng sản miền Bắc), đã được họ tuyên dương vinh danh, hài cốt của họ được cải táng và được để ở những nơi trang nghiêm nhất, được đặt ở những nơi cao quí nhất cho người dân đến thờ phụng và chiêm bái. Nghĩa trang "liệt sĩ" ở khắp mọi nơi, tỉnh nào cũng có, huyện nào cũng có. Nhưng thật bất công đối với người lính VNCH, họ là những người con anh hùng, nhưng họ vô tình lại có một đồng minh vô nhân đạo, bỏ rơi họ, khi mà hài cốt của họ, hài cốt của người lính VNCH chịu quá nhiều nỗi đớn đau và hờn tủi. Họ đã bị bỏ nằm lại giữa rừng già suốt 37 năm qua. Thân xác của họ đã phải chịu đựng những cơn nóng ngột ngạt của núi rừng âm u cùng với những trận mưa mùa như thác lũ. Chúng ta không thể nào quên những năm tháng thanh xuân của cuộc đời người lính trong lửa đỏ, và cũng không thể nào quên sự hy sinh của các chiến hữu đã nằm xuống trên giải đất sương mù và gió núi ở Khánh Dương. Những năm tháng trôi qua, khi mà hằng năm người ta tưng bừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30 tháng 4. Thì trong lúc đó chúng tôi những MĐ (mũ đỏ) quê nhà lại nhớ về nhửng đồng đội ở Khánh Dương. Họ dù đã chết nhưng họ đã viết nên một trang sử vẻ vang về lòng dũng cảm của họ trong quân sử. Mặc dầu cũng có người muốn quên đi và quay lưng lại với họ, nhưng rồi cũng còn có những con người không bao giờ quên họ đâu..! Những ký ức về chiến tranh VN đang bị phai mờ dần đối với nhiều người và chiến tranh giờ đây chỉ còn là chuyện trong quá khứ. Nhưng thật ra nó vẫn còn âm ỉ và âm thầm nằm trong lòng những con người yêu màu mũ đỏ và hôm nay nó đã bật dậy trở lại với những người còn đang sống. Hòa Bình, Hạnh Phúc sẽ trọn vẹn biết bao khi người lính trở về đoàn tụ với gia đình khi tiếng súng không còn nữa. Cũng đã có rất nhiều người lính trở về, nhưng những hạnh phúc mà họ mơ ước lại không trọn vẹn. Bởi vì cuộc đổi đời không như mong muốn, chiến hữu của họ vẫn còn đang nằm lại giữa rừng già cô đơn và hiu quạnh. Nhưng dầu sao, với nhưng người được trở về họ vẫn còn nhớ "mình là ai", bổn phận của người trở về lo cho người đã không may nằm xuống.  
Hiện tại dù biết rằng tất cả đã trôi vào dĩ vãng nhưng nó đã để lại trong lòng người những cơn đau giằng xé trong đầu và thỉnh thoảng ký ức chiến tranh lại hiện về : "táp pi… xung phong... tiến lên… bắn….". Rồi những hình ảnh của các chiến hữu nằm chết đủ mọi tư thế, xác cùa nhửng con người ấy, những "Thiên Thần" đã bảo vệ lý tưởng tự do cho nhân loại ... Còn thân nhân của những "Tử Sĩ" ở mặt trận Khánh Dương họ âm thầm thắp nén hương thơm tưởng nhớ. Không ai dam hé răng dù chỉ nửa lời vì họ sợ. Nghĩ đến mà xót xa, họ đã chết tức tưởi mà mãi đến nay họ vẩn còn u uất nơi bờ cao bụi rậm, không sao siêu thoát được. Nhưng họ không thể ngờ rằng 37 năm sau người đời và chiến hữu của họ vẫn còn nhớ thương và thương nhớ họ. Thành thật xin nói ra để chúng ta thông cảm cùng nhau. Cái vũng lầy mà chúng ta đang mắc cạn ở đây không có gì là khó khăn lắm ... Nếu như chúng ta hãy bắt đầu từ một chiếc xe bị kẹt cứng trong bùn dĩ nhiên là có rất nhiều giải pháp để kéo chiếc xe đó ra khỏi cái vũng lầy nầy.  


Chúng ta đừng thờ ơ vô cảm với những "Tử Sĩ" của mình nửa, đừng tử thủ với lý tưởng an phận của mình nữa đừng sống trên xe và chơi vơi với đầm lầy nữa. Đất nước VN luôn luôn có ngã rẽ làm cho cuộc sống mất đi sự an toàn, không phải cứ muốn gì là được. 

Nhưng đối với người lính Nhẩy Dù: "Nhẩy Dù là Cố Gắng"MĐ quê nhà thà chịu một hình phạt của một thượng đế bất công còn hơn là có một đồng minh vô nhân đạo, "phớt tỉnh ăng lê" trước vong linh của các Tử Sĩ thực ra còn nguy hiểm hơn là thù hận và hận thù. Vì thế sự "phớt tỉnh" đó nó là bạn hữu của kẻ thù. Khi ta khước từ những Tử Sĩ của ta, là ta đã tự phản bội lại chính ta rồi..! Ở đây tôi muốn nói về những "Tử Si", những người lính Nhẩy Dù ở trận chiến đèo Phượng Hoàng, Khánh Dương... Buôn Mê Thuột .... Những Thiên Thần Sát Địch đã âm thầm chấp nhận cho đi mọi thứ trong chiến tranh và không may hôm nay họ đã ngã xuống ... Một giả thuyết ta đặt ra : nếu VNCH chiến thắng thì những Thiên Thần Sát Địch nằm lại tại Khánh Dương chắc chắn họ sẽ được tôn vinh là những anh hùng lưu danh muôn thuở. Nhưng đất nước đã đi quẹo sang một hướng khác. Họ đành phải nằm lại và chấp nhận đi vào cõi hư vô ...  
Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng trong sự đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Và hôm nay chúng ta là những người may mắn hơn họ Từ đó chúng ta phải cảm nhận được chiều sâu sự hy sinh của các chiến hữu ta. Những người còn sống như chúng ta phải nối tiếp và tiếp tục làm tròn nghĩa vụ của người đang sống với những "Tử Sỉ" đã ra đi. Trong những chương đau đớn nhất trong lịch sử chiến tranh VN, đó là hình ảnh của những "Tử Sỉ". Khi mà sự hy sinh của họ lẽ ra phải dược tuyên dương, phải được tôn vinh, thì họ lại bị sỉ nhục ... một sự sỉ nhục người đã chết. Vì thế ... chúng ta phải có một sự công bằng và sòng phẳng. Những người còn sống phải có nhiệm vụ lo cho người đã chết. Về sau lịch sử sẽ vinh danh họ, tên của họ sẻ được đính vào quân sử, vì họ đã làm xong nhiệm vụ của mình. Họ là những người đã hy sinh trong chiến tranh và đã bị mất đi tất cả. Cát của biển Thái Bình Dương cũng không đủ để mà khoả lấp với những giọt nước mắt đã đổ ra cho những người thân còn ở lại. Mặt trận Khánh Dương là một chiến trường sôi động với những địa danh như đèo M’Drak, đèo Phượng Hoàng mãi mãi là dấu ấn kinh hoàng với những trận đánh kinh hoàng. Chiến tranh nói tóm gọn lại là sự chết chóc và hủy diệt và cho dù người trở về sau chiến tranh không hề bị thương tích gì cả, nhưng vết thương trong lòng họ lại vô cùng đau đớn và luôn luôn rỉ máu ... Vì đồng đội của họ vẫn còn đang nằm lại giữa rừng già. Còn bây giờ chúng ta phải làm một cái gì đó ..! Hãy điểm phấn tô son lại cho những chiến hữu của ta đã hy sinh vì thời cuộc , và xin với nhân gian một nụ cười rằng: "tình huynh đệ chi binh của người lính VNCH muôn đời bất diệt" ... mong muốn của chúng ta là cầu nguyện cho các chiến hữu được an giấc ngàn thu, họ đã hoàn tất nhiệm vụ và bổn phận. Họ đã chiến đấu trong danh dự, và khi mà môt người lính không may đã không bao giờ trở về nữa thì những người còn sống như chúng ta phải quyết tâm đem họ trở về …. bằng đủ mọi cách trong khả năng sẵn có của mình … "Họ Phải Trở Về". Hiện tại và bây giờ chúng ta phải làm gì đây? Con đường duy nhất đó phải là "Chiêu Hồn Tử Sĩ" … mục đích của chúng ta là đưa linh hồn của đồng đội về nơi mái ấm. Dưới bàn thờ PHẬT họ có một nơi, để rồi đồng đội có cơ hội về thăm. Xem như đây là sự thay thế cho lời "Truy Điệu" của những chiến hữu còn sống sót trở về sau chiến tranh. Tiễn đưa những chiến hữu bất hạnh về "Chùa" về nơi cõi bình yên, ở nơi đó chỉ có nhang khói và tình thương mà không có hận thù ... phần đông cũng do cơm áo gạo tiền đòi hỏi con người phải bận rộn, mà bỏ quên đi cái thời gian để trao cho nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc. Không có một nỗi buồn nào hơn khi ta thấy những "Tử Sĩ" phải chết trong hiu quạnh, đau buồn trong suốt thời gian qua. Họ đã chết rồi nhưng đối với xã hội mới họ lại bị những lời dèm pha, khinh khi và đầy thù hận. Chiến tranh đã qua đi 37 năm, nhưng sự hận thù ấy mãi đến nay vẫn chưa được xóa bỏ. Những người bị trả thù thô bạo lại là "Tử Sĩ" chứ không phải là người chủ mưu trong cuộc chiến nầy. Tại đèo M’Drack, Khánh Dương (Buôn Mê Thuột) lính Nhảy Dù bắt buộc phải nổ súng vào người CSMB. Bởi một lý do rất là đơn giản … Vì ai ai cũng muốn giành lấy sự sống, cuộc sống mà chế độ của họ và chính họ muốn bảo vệ …. "tôi không bắn anh thì chắc chắn rằng anh cũng bắn tôi", trong những lần như vậy thì đương nhiên phải có người chết, và họ đã trở thành "Tử Sĩ", "Liệt Sĩ". Ai ai cũng biết chiến tranh là một sự đau thương nhất của nhân loại, nhưng cũng lại chính do con người tạo ra, cuối cùng kẻ thắng đã quay lưng lại những gì mà trong quá khứ họ đã tuyên truyền vẽ ra một xã hội công bằng và văn minh. Và rồi một sự trả thù người chết cũng nằm trong kế hoạch được đưa ra, cấm đoán không cho vào những nơi có Tử Sỉ VNCH nằm xuống, cấm đoán một thời gian dài thì mọi người cũng sẽ quên đi, thời gian sẽ làm mờ đi tất cả. Nhưng họ quên rằng, cái gì mà họ cố tình muốn mọi người quên đi, thì trái lại người ta càng nhớ rõ hơn lên..! Cái gì mà họ muốn khai tử nó đi hoặc cố tình bức tử nó, thì trái lại nó sẽ trở thành bất tử. Trong xã hội cái gì càng dấu diếm bao nhiêu thì nó càng được bùng nổ và thêu dệt lên bấy nhiêu. Ví dụ như sau năm 1975 có một thời gian dài người ta "Cố Tình Khai Tử" cái gọi là nhạc sến, nhạc ngụy …. Vậy mà những loại nhạc đó vẫn trường cửu trong lòng mọi người, trong đó có cả những người của phía bên kia (CSMB) ... Những "liệt sĩ" của người miền Bắc được tìm kiếm đưa về nơi an nghỉ. Về mặt đạo đức thì đó là việc làm có tình có lý của nhân loại loài người ... Nhưng không biết tại sao những "Tử Sĩ" của VNCH, họ đã chết rồi ("chết là hết tội" đó là luật pháp của cả thế giới công nhận). Nhưng khi mà những người còn sống khi xin đề xuất ra vấn đề nầy, thì sẽ bị dẹp bỏ ngay tức khắc..! Và có thể bị kết tội..! Thay đổi một chế độ, thay đổi một chính quyền không có nghĩa là ta tự đào thải bản chất của con người. Trách nhiệm của người còn sống đối với nhửng "Tử Sĩ" đã nằm xuống nhưng chưa tìm thấy xác, chúng ta không thể thờ ơ trước vong linh của các chiến hữu. Thờ ơ là con đường trực tiếp dẫn đến cái xấu. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó não của người thờ ơ vẫn hoạt động bình thường. Nhưng trái tim của họ lại hoàn toàn băng giá, vô cảm..! Bên cạnh những "Tử Sĩ" anh hùng có tên tuổi, còn có hằng trăm hằng ngàn nhửng "Tử Sĩ" anh hùng vô danh khác đã nắm xuống trong cuộc chiến vừa qua. Những chiến hữu còn sống sót sau trận Khánh Dương trong thâm tâm họ vẩn còn ray rức một nỗi buồn, vì chính mắt họ thấy và chứng kiến những cảnh đau lòng mà họ là một chứng nhân trong cuộc chiến ngày đó. Trong đó có những người còn sống và còn đang ở quê nhà. 

*** Tr/sĩ nhất Tấn - súng cối 81 - ĐĐ50, ngày đó khi CSMB tràn ngập tấn công lên phòng tuyến, MĐ Tấn cùng đơn vị chống trả quyết liệt và qua ngày hôm sau thì bị bắt làm tù binh, trên đường đưa đi về nơi giam giữ, MĐ Tấn là người được chứng kiến và đối mặt với "Những gương mặt của người đả chết" xác một chiến hữu banh thây vì đạn pháo, khuôn mặt một chiến hữu bị mảnh đạn pháo tạt ngang đầu vỡ sọ, xác những chiến hữu ruột gan lòng thòng nằm vất vưởng bên bờ suối, có những chiến hữu miệng còn đang đầy máu, bàn tay thì giơ lên cao vẫy gọi cầu cứu, có những chiến hữu chết rồi mà tay vẫn còn đang cầm bịch gạo sấy. Rồi trong thời gian bị giam giữ, là tù binh, MĐ Tấn bị giam giữ chung với Tr/tá Thành TĐ6ND. Con người ta sống trên cõi đời nầy, không có cảnh nào độc ác, đau đớn và tàn nhẫn bằng cảnh phải chứng kiến người ta tập trung tất cả lại, lăng mạ và sỉ nhục rồi sau đó bắn bỏ. Xác của những chiến hữu được dồn chung lại dưới một cái hố. Nhưng không biết tại sao lại có một sự huyền bí, nhiều lần bị tập trung như vậy mà họ không bắn MĐ Tấn để rồi bây giờ đây anh là một chứng nhân trong lịch sử. Ấn tượng đó ám ảnh MĐ Tấn dai dẳng đến nổi khi anh đã thật sự trở về nhà mà hình ảnh những chiến hữu đã chết vẩn ám ảnh anh. Những chiến hữu nằm chết đủ mọi kiểu, đủ mọi tư thế. Những hình ảnh đó MĐ Tấn đã chứng kiến và giờ đây nó luôn luôn hằn sâu trong tư tưởng của MĐ Tấn. 

*** H/sĩ nhất Chánh - ĐĐ52 - Khi chạy lạc trong rừng cùng với 3 MĐ. Khi đang đi trên quốc lộ, MĐ Chánh không định hướng được đường nào về Khánh Dương, đường nào về Nha Trang. Đang đi trên quốc lộ, vô tình đối diện với CSMB, họ bắn xối xả ... MĐ Chánh may mắn chạy thoát, 3 người kia thì bị chết ngay tại chỗ. 

*** Tr/úy Bang chạy lạc, sau cùng gặp được TĐ6ND, trong đó có tôi. Và tôi cũng đã nói trong bài "những cánh hoa chùm gởi". Trên đường đi, chúng tôi cũng đã chứng kiến biết bao là cảnh những người lính Nhẩy Dù còn nằm lại giữa rừng sâu. 

*** Th/úy Định - Tr/đội trưởng súng cối 81 - ĐĐ50 - Khi chạy lạc đã bị bắt làm tù binh chung với MĐ Tấn, và cũng đã chứng kiến cảnh người chết bị bỏ lại. 

Sự hy sinh của các anh hùng Tử Sĩ không là vô nghĩa. Những người còn đang sống và các thế hệ sau nầy sẽ không bao giờ quên ơn các anh, những người đã không may ngã xuống. Chúng tôi quyết tâm chiêu hồn họ về chùa. Và đây cũng là một điều đặc biệt ngồ ngộ khi mà cả "hai chế độ" đối kháng nhau lại cùng chung qui tụ về một mối … Họ sẽ được cùng "chung" ở trong mái nhà ấm cúng đó là "CHÙA". Với tinh thần và truyền thống cao thượng của người lính Nhẩy Dù, họ không bao giờ ăn hiếp người của phía bên kia nơi chín suối. Trận Khánh Dương, dù "Tử Sĩ" hay "Liệt Sĩ", dù họ bên nầy hay bên kia chiến tuyến họ đều là con người VN. Có biết bao oan hồn chưa siêu thoát, còn lang thang trong rừng núi mênh mông. Với những tấm lòng tri ân các Tử Sĩ, chúng tôi quyết quay lại đó để thắp nén hương lòng, nói lời tạ tội cùng các chiến hữu đã anh dũng kiên cường, và không may đã nằm xuống nơi đây ...! 

Trong bài viết nầy xin chân thành cám ơn:

*** Xin chân thành cám ơn đích thân Tr/tá Bùi Quyền, đích thân đả bỏ ra thời gian quí báu ôn lại quá khứ và truy tìm trong tài liệu quân sử, đã chỉ cho MĐ quê nhà biết và định hướng được từng con suối, cây cầu, ngọn đồi vòng cua con dốc …. của khu vực đèo M’Drack, Phượng Hoàng, Khánh Dương để từ đó MĐ quê nhà định hướng và tìm ra được những địa điểm cần đến. xin cám ơn đích thân. 

*** Xin chân thành cám ơn sư trụ trì chùa Bửu Hưng. Sư đã bỏ thời gian quí báu đi đến tận nơi Khánh Dương làm lễ truy điệu và chiêu hồn các oan hồn Tử Sĩ về Chùa. 

*** Xin chân thành cám ơn cô Nguyễn thị Bích Ngọc, ngụ tại thành phố Toronto – Canada, em gái MĐ Tấn, người đã có tâm huyết với GĐMĐ (gia đình Mũ Đỏ), đã giúp cho MĐ quê nhà một số tiền để MĐ quê nhà thực hiện ước mơ đưa linh hồn các Tử Sĩ về Chùa, một ước mơ mà MĐ quê nhà hằng ao ước. 

*** Xin chân thành cám ơn nhà văn kiêm phóng viên "Thanh Sài Gòn" và chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ ở Australia : Nguyễn vi Túy, cùng chiến hữu ở Mỹ đi cùng với đoàn. (tôi sẽ nói rõ hơn trong phần sau). 

*** Xin chân thành cảm ơn hội Lion ở Australia đã giúp đỡ và ủy lạo đồng bào nghèo sống trong khu vực chùa Bửu Hưng. (tôi sẻ nói trong phần sau).

*** Xin chân thành cám ơn đích thân Đ/úy Hà mạnh Hùng, người đã chiến đấu nơi TĐ5ND. Khi thành lập tiểu đoàn mới TĐ14, đích thân là ĐĐT - 144 - dù rằng trận Khánh Dương, đích thân không tham dự. Nhưng khi nghe nói MĐ quê nhà đi "Chiêu Hồn Tử Sĩ", đích thân đã tích cực tham gia hưởng ứng, nghiên cứu trong tài liệu để xác định rõ điểm đứng ở những nơi cần tìm và nơi muốn đến. Xin cám ơn đích thân Hà mạnh Hùng.

*** Xin chân thành cám ơn đích thân Th/tá Nguyễn thanh Thu, tác giả bức tượng đồng đen "Thương Tiếc" đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội (Biên Hòa) năm xưa. Khi từ Mỹ về, đích thân đã tháp tùng MĐ quê nhà đi Chiêu Hồn Tử Sĩ ở Khánh Dương, vì theo chính lời của tác giả nói đích thân có một sự lưu luyến với GĐMĐ, người ngồi làm mẫu bức tượng "Thương Tiếc" đó là hạ sỹ Võ văn Hai - TĐ3ND, người ở cùng xóm với đích thân, đã chết năm Mậu Thân 1968. Hôm nay, trong số những MĐ còn ở tại quê nhà, có người tương đối thành đạt trong cuộc sống, cuộc sống của họ đã hạnh phúc và an bình. Tuy nhiên cũng có người lại khó khăn mưu sinh trong cuộc sống hằng ngày. Họ nghèo khổ, đói rách, nghèo thê thảm, nghèo "rớt mồng tơi". Đó là qui luật của một xã hội. Có người thành công thì cũng có người thất bại. Có người giàu thì cũng phải có người nghèo. Nhưng cái quan trọng là : Ai là người còn nhớ mình đã có một thời đội màu mủ đỏ ? Còn ai là người cố tình muốn quên đi một thời hoàng kim trong quá khứ ? Sau cùng Moshe Dayan Bang, MĐ Tấn, MĐ Chánh và tôi, quyết định trở lại chiến trường xưa, nơi mà ngày xưa ai cũng đã trải qua và trở về trong cái chết. Trên nguyên tắc mỗi người hùn 500.000 ngàn = 25USA (giá trị vào thời điểm đó), ai có khả năng thì cho nhiều để bù lỗ cho người đang khó khăn. Số người khó khăn thì chiếm tỷ lệ quá cao, người có lòng tâm huyết muốn đi mà lại không có khả năng về tài chánh. Để cho chuyến đi được trọn vẹn, MĐ Moshe Dayan Bang bù lỗ hết và bao chót. Nhưng cái mà làm cho mọi người xúc động nhiều nhất là nhà Moshe Dayan Bang có nuôi 2 con heo để dành khi Tết đến nhưng anh đã quyết định làm nguyên một con heo để có một buổi tiệc đến đãi các Tử Sĩ ở Khánh Dương. Việc làm cao cả đó khiến cho mọi người khâm phục và tinh thần càng dâng lên cao độ. Ngày xưa trong chiến tranh, MĐ Bang cũng đã từng nói rằng một người chỉ huy không nên nói : "ta phải chiếm được đỉnh cao nầy bằng bất cứ giá nào ...", mà người chỉ huy phải nói: "ta phải chiếm bằng được đỉnh cao nầy, nhưng làm sao cho bớt đổ máu nhất…". Rồi hôm nay trong đời thường, MĐ Bang làm lớn thì phải hy sinh tất cả thôi ...! Đó là qui luật. Người nào làm trọn vẹn vai trò của mình khi còn sống, thì đến lúc qui tiên cũng là lúc chắc chắn được đi vào một chỗ nào đó trong bảng giá trị của con người. Còn đối với tôi việc viết về cuộc hành trình đi "Chiêu Hồn Tử Sĩ" ở Khánh Dương là một món nợ Ân Tình cần phải trả, một hành động biểu lộ sự "Tri Ân Quá Khứ", thời gian nó cứ lặng lẽ trôi qua, ngày ở Khánh Dương chúng tôi là những người lính còn trẻ măng, thật hồn nhiên, vô tư ... còn bây giờ chúng tôi ai ai cũng đã trở thành những ông già đầu đã hoa râm đốm bạc. Hành trình của chúng tôi bất đầu từ sáng sớm. Nhưng vì phải ghé nhiều nơi đón những chiến hữu khác, và phải tới lúc 7h mới thật sự rời khỏi Sài Gòn. Mọi người trên xe lòng bồi hồi nao nức, những kỷ niệm xưa của 37 năm về trước lần lượt hiện về trong tâm trí mọi người …. họ cười nói huyên thuyên, họ sắp được trở lại chiến trường xưa, nơi đã cho họ có quá nhiều kỷ niệm buồn, vui, đau thương, hờn, tủi ...

Xe đến ngã ba Ninh Hòa chạy vào địa phận NhaTrang, dừng lại nghỉ đêm trên đường quốc lộ hoang vắng, không vào thành phố vì trên xe lúc đó là 45 người. Giả dạng xe hư để đánh lừa người đi đường và chính quyền địa phương nơi đó, áp dụng bài học những yếu tố ngụy trang của người lính Nhẩy Dù năm xưa … Trong hơi lạnh của sương đêm, phụ nữ thì được ưu tiên ngủ ngồi trên xe, tất cả còn lại nằm bụi đời rải rác dài theo quốc lộ. Một đêm ngủ bụi đời đầy kỷ niệm. 4h30’ sáng, chúng tôi tiếp tục tiến về đèo Phượng Hoàng. Trong lúc sương xuống mờ mờ vào một buổi sáng, xe lên tới giữa đèo là 6h sáng, dừng lại đốt nhang bày đồ cúng cho các Tử Sĩ thuộc TĐ2ND. Sau khi làm thủ tục tưởng nhớ và cúng xong, xe lên đỉnh đèo từ từ đổ dốc đến khu vực TĐ6ND. Và tiếp tục làm những thủ tục cần thiết tiếp theo cho các Từ Sĩ. Khi xe xuống hết đèo Phương Hoàng và bất đầu vào khu vực của đèo M’Drack nơi TĐ5ND chốt chặn tuyến đầu ... ngăn chận bước tiến quân ồ ạt như thác lũ của CSMB lúc đó. đến nơi MĐ Moshe Dayan Bang, đích thân MĐ Hùng lấy bản đồ ra phối hợp cùng lời chỉ dẫn của đích thân Tố Quyên ở Mỹ. Xác định đúng những nơi cần tìm để làm lễ cúng vái các Tử Sĩ TĐ5ND. Khi mọi người xuống xe tiến sâu vào rừng, tiếp tục thêm một hình thức ngụy trang nữa, xe chạy đi cách đó 5 km tìm chỗ đậu, để không ai biết rằng trong rừng sâu đó đang có 45 con người đang cúng vái quì lạy những anh hùng đã nằm xuống nơi đây...! Nếu điều tồi tệ xấu nhất có thể xảy ra thì tôi sẽ nói rằng: "đây là việc chúng tôi đi cúng những người đã chết, trong đó có cả người của mấy ông (CSMB)….". Họ đã nằm rải rác khắp nơi đây. Chúng tôi cúng cho tất cả … cúng xong chúng tôi ra về. Họ đã chết rồi thì có sống lại được đâu ..! May mắn thay điều tồi tệ nhất không xảy ra … (chắc có lẽ vong linh của các chiến hữu phù hộ). Chuyến đi hoàn toàn như ý muốn của mọi người.

Sau 37 năm chúng tôi được đến nơi nầy, đến nơi linh thiêng mà mọi người mơ ước, chúng tôi đã được bước chân lên vách núi, sờ vào nó, chạm tay vào những thân cây mà ngày xưa mình từng ngồi dưới nó. Được ngắm nhìn những ngọn núi sừng sững mà ngày xưa mình đã ném tuổi thanh xuân của mình vào cuộc chiến ...! Niềm mơ ước được đến nơi đây …. Nơi những anh hùng ngày xưa mà lịch sử đã bỏ quên họ.

Sau cuộc hành trình đó mọi người về nhà sáng hôm sau. Điện thoại gọi liên tục, người nầy báo cho người kia: "Trong đêm qua mầy thấy gì không?  Tao thấy họ kéo nhau lũ lượt ra tới tận quốc lộ tin đưa mình ..!" - Rồi có người nói : "tao thấy họ bê bết máu van xin hãy đưa họ về chùa đi…" - Tất cả mọi người trong đêm đó ai cũng thấy … mỗi người thấy một trạng thái khác nhau. Rồi ý tưởng đi "Chiêu Hồn Tử Sỉ" lại thắp sáng lên trong lòng mọi người. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn về tài chánh, mọi người phải đành chịu thôi, cuối cùng MĐ Tấn nói với người em gái là cô Nguyễn thị Bích Ngọc đang ở thành phố Toronto, Canada. Tấn nói với em gái rằng: "Nguyện vọng của MĐ quê nhà là muốn đưa những linh hồn các chiến hữu ở mặt trận Khánh Dương về Chùa". Bởi vì những người lính VNCH chết mà không có mộ, họ sẽ mãi mãi tha hương, lang thang khắp núi rừng. Họ là những người con thân yêu của Tổ Quốc đã bỏ mình trên những vùng rừng thiêng nước độc. Còn cha mẹ vợ con của họ chắc suốt đời phải khóc thầm thương nhớ người thân trong bóng tối cô đơn... và rồi cô Bích Ngọc đồng ý tài trợ chi phí cho một chuyến đi "Chiêu Hồn Tử Sĩ", lo chi phí cho sư trụ trì cùng tăng ni đi đến Khánh Dương. Được tin trên, tất cả ai cũng khóc mừng cho chuyến đi đầy ý nghĩa sắp tới. Nhưng cái quan trọng trong sự "Chiêu Hồn" nầy, không có chùa nào đồng ý và chấp nhận, và Sư trụ trì thì từ chối khéo. Họ sợ chùa bị liên lụy và bị làm khó đến từ nhà nước VN hiện tại. Vì đây được xem như là một nghĩa trang quân đội của VNCH, một nghĩa tranh được thu nhỏ, dù rằng không có mồ mả, không mộ bia. Nhưng với một tập thể quá lớn qui tụ về một chỗ, rồi đây sẽ có nhiều người, nhiều hội đoàn đến tham quan, đến cúng vái. Vì không riêng về người lính Nhẩy Dù, mà mặt trận Khánh Dương còn có cả binh chủng BĐQ, binh chủng Thiết Giáp, sư đoàn 22 & 23, ĐPQ & NQ …. đối với thân nhân của họ cũng mang một tâm trạng tức tưởi căm hờn vì không tìm được xác người thân. Vì người thân của họ đã bỏ xác đó đây khắp vùng rừng núi hoang vu của Khánh Dương, họ đã không được chôn cất đàng hoàng tử tế và được tưởng niệm. Vì sau 37 năm kể từ lúc "người chiến thắng" thôn tính miền Nam, nhưng sự chia rẽ giữa hai ý thức hệ vẫn còn tồn tại mãi đến bây giờ. Vì thế Sư trụ trì và Chùa nào cũng sợ, họ không dám đi chiêu hồn và không đồng ý cho bài vị một tập thể như vậy được vào Chùa.

Sau cùng chỉ có một cái chùa nghèo nằm xa xôi thuộc vùng đất Ninh Thuận. Nhà Sư có người thân là lính Nhẩy Dù cũng đã chết trước đó. Vì thế sư trụ trì chùa Bửu Hưng và phật tử đã đồng ý đi. Trong bài viết nầy, tôi cố gắng viết với những dòng chữ vô tư và bình thản, vì chúng tôi vẫn còn ở quê nhà, nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghèn nghẹn đi vì thấy những cảnh đau đớn mà chính mình chứng kiến. Thật sự mà nói không có ai muốn hứng lấy những điều không may đến với bản thân mình. Nhưng nếu ta cứ trốn né trong sự sợ hãi thì sự thật biết đến bao giờ mới được nói ra. Vậy thì ta phải vượt qua sự sợ hãi của chính mình để nói lên một sự thật của lịch sử. Sau đây là một số hình ảnh ngày đi "Chiêu Hồn Tử Sĩ".


Hình trên là trong tư liệu, khi chiếc chinook vào bốc toán quân đi lạc
của TĐ5ND về phi trường Phan Rang, họ đả chụp ảnh từ trên không ...
Hình dưới đang làm lễ cúng vái những Tử Sĩ đã chết nơi của hình ở trên ... 
(nơi xe tank và GMC bị cháy)

Khu vực ĐĐ51 bị phục kích và rồi ĐĐ51 phản công quyết liệt.
Sau cùng cả 2 phía "ĐỐI KHÁNG NHAU" nằm lại đây rất nhiều...








Khu vực đèo M’Drack chân đèo Phượng Hoàng, Khánh Dương giáp ranh với Buôn Mê Thuột nơi TĐ5ND chốt chận tuyến đầu trong mặt trận Khánh Dương




Sư trụ trì chùa Bửu Hưng đang cử hành lễ Chiêu Hồn các Tử Sĩ
ở mặt trận Khánh Dương về chùa

Bài vị của Tử SĨ được chiêu hồn từ mặt trận Khánh Dương về Chùa, đã được đặt trang nghiêm trong chùa Bửu Hưng. Trong 3 câu đối được đặt ra kèm theo bài vị đó là:
1/- Khánh Dương chiến địa anh hùng tử. Mũ Đỏ muôn đời vẫn xứng danh.
2/- Khánh Dương chiến địa oai hùng tử. Mủ Đỏ muôn đời vẫn xứng danh.
3/- Khánh Dương chiến địa hờn sinh tử. Mủ đỏ muôn đời vẫn xứng danh.
Sau cùng MĐ quê nhà quyết định lấy câu thứ 3, và gắn trên nó một biểu tượng của người lính Nhẩy Dù. Câu thứ 3 có ý nghĩa hơn hai câu trên. Người chết thì tức tưởi, người sống thì vẫn còn căm hờn ...! Xin tạm dừng nơi đây câu chuyện còn rất dài xin được nói tiếp trong bài sau, còn nơi đây tôi xin dẫn người đọc đến trước một phần của cánh cửa bí ẩn. Xin các chiến hữu thông cảm rằng: trên quê nhà ít ai dám thố lộ ra vì họ sợ ...! Tôi không phải là một nhà văn như đích thân Phan nhật Nam. Nhưng mức độ chính xác và khả tín của bài Chiêu Hồn Tử Sĩ nầy có thể làm cho các chiến hữu yên tâm. 


Vì nhân chứng hầu hết đều là người còn sống và họ vẫn còn đang hiện diện cùng chúng ta. Tôi muốn quậy lên một chút của sự trầm lắng mà nhiều người muốn quên nó đi sau hơn 37 năm nhọc nhằn, thao thức vì sợ…. tôi muốn đốt lên ngọn lửa trong những năm tháng dài để soi rọi những mất mát của những Tử Sĩ ở Khánh Dương. Việc Chiêu Hồn Tử Sĩ nầy đây, người khen thì cũng có, mà người chê thì cũng không phải là không có. Họ nói làm chuyện tào lao…. Nhưng dù họ có yêu thương hay ghét bỏ, đúng hay sai, thương hay ghét, chính đáng hay sai lầm...! Thì xin mọi người cùng đồng ý một điều : MĐ quê nhà làm với một tấm lòng chân thành và ngưỡng mộ. MĐ quê nhà đã vượt được thác, né được bão. Con đường dài khập khểnh có nhiều ổ gà, ổ chuột, ổ voi, cộng với nắng nôi bụi bậm, cuối cùng đã vượt qua được. Vậy là thành công rồi.

Trong năm mới xin chúc các con cháu hậu duệ của người lính VNCH hãy đóng góp thật nhiều hơn nữa trong công cuộc "Chiêu Hồn Tử Sĩ" ở những nơi khác trên toàn lãnh thổ quê hương Việt Nam nầy…! Một lần nữa xin nghiêng mình trước các anh linh Tử Sĩ trong trận chiến Khánh Dương.
-      Kính chúc nơi suối vàng các chiến hữu vẫn đồng hành trong sự nghiệp.
-      Kính chúc: Gia Đình Mũ Đỏ trong và ngoài nước một năm mới an khang và thịnh vượng.

Trong bài sau sẽ có những chuyện thuộc về "thâm cung bí sử" đã xảy ra với TĐ5ND ở quê nhà mà chưa từng được tiết lộ. Xin quí chiến hữu bỏ một ít thời gian quí báu của mình để xem qua. Khi bài nầy chuẩn bị gửi đi thì nhận được từ đích thân Tố Quyên số tiền là 500 mỹ kim để MĐ quê nhà vui tất niên trong năm mới. MĐ số 5 thành kính cám ơn đích thân. Nếu đợi tới bài sau mới cám ơn thì nó nguội ngắt rồi. Sẵn đây cám ơn luôn. MĐ số 5 cũng xin cám ơn chiến hữu Nguyễn vi Túy, chủ nhiệm tờ Tuần Báo Văn Nghệ ở Australia số tiền 500 Úc kim để MĐ quê nhà vui xuân. Xin cám ơn chiến hữu Nguyễn vi Túy.

Kính chúc các gia đình Tử Sĩ của VNCH khắp nơi trên toàn thế giới một năm mới an khang, ấm cúng, an lành trong một năm mới vạn sự như ý.

Sài Gòn  Jan 3rd 2013

Nhẩy Dù cố gắng
MĐ. Bùi văn Thái
Powered By Blogger