LÃO MÓC
bị VC thảm sát Mậu Thân 1968
Trịnh Công Sơn
Ôm phần thi thể còn lại của người thương yêu bị VC thảm sát Mậu Thân 1968
Cách đây 44 năm, khi những tên đao
phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc
Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đắc Xuân… chít khăn tang cho hàng vạn công
nương Huế trong biến cố Thảm sát Tết Mậu Thân 1968 thì ông “nhạc sĩ màu da cam”
Trịnh Công Sơn đã viết 2 bản nhạc về
biến cố này là “Bài Ca Dành Cho Những
Xác Người” và “Hát Trên Những Xác
Người”.
“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa.
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu.
Mùa Xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
Đuờng đi tới, dù chông gai
Thì quanh đây đã có người
Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy, bên những vòng ngô khoai”.
Những ca khúc hát trên những
xác người do “nhạc sĩ đao phủ” Trịnh
Công Sơn sáng tác và nữ ca sĩ có “giọng
hát nghĩa trang” Khánh Ly trình diễn
đã góp phần đưa đất nước và nhân dân VN đến
một mùa Đông băng giá dài suốt 44 năm qua dưới sự thống trị bạo tàn của những
người lãnh đạo đảng CSVN.
Nhà văn Trần Mạnh Hảo, nghe nói đã từng là cố vấn của cố Thủ Tướng Võ Văn
Kiệt hay cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải
gì đó (?) viết bài “Nhớ Trịnh Công Sơn”
ca tụng ông nhạc sĩ màu ca dam này tới tận mây xanh:
“11 năm qua, TCS đã đi vào cõi bất tử. Anh chọn ngày cá tháng tư - ngày
nói dối toàn thế giới để ra đi. Hoá ra, tin anh đi khỏi cuộc đời này, về thực
chất là một tin bịa đặt. TCS không bao giờ chết khi các ca khúc tuyệt vời của
anh còn sống mãi với dân tộc”.
Trong khi đó thì, trong bài “Trịnh Công Sơn, một loại ký sinh trùng”,
tác giả BB Liêm trích đoạn trong quyển “Trịnh Công Sơn, có một thời như thế” về chuyện TCS tự “ca tụng”
chuyện trốn lính của anh ta, như sau::
“… Trốn lính gần như là một cái “nghề” đầy tính chất phiêu lưu của hàng
triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy dù nhìn dưới góc
độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn còn được nhắc nhỡ đến như một nốt nhạc
trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị
miền Nam”.
Và tác giả kết luận:
“Giai đoạn mà TCS cho rằng “u ám, nhiều độc tố” đó, như đã nói trên,
chính là giai đoạn mà QLVNCH đang ra sức bảo vệ tự do, no ấm cho 25 triệu đồng
bào miền Nam, chống lại cuộc xích hóa của Cộng sản Quốc tế mà Hà Nội là tay
sai. Trốn lính trong giai đoạn ấy chỉ có những loại người sau đây: hèn nhát, ích kỷ và CS nằm vùng.
Cho rằng hàng triệu thanh niên miền Nam “trốn lính” vào thời bấy giờ ,
TCS đã mặc nhiên hòa nhịp theo cung điệu tuyên truyền của các cán bộ CS, loại
cán bộ đã huênh hoang “lên lớp” những sĩ quan QL/VNCH trong các trại cải tạo
rằng: máy bay của ta nấp ở trên mây, đợi lúc máy bay địch xuất hiện thì bất
thần ra nghênh chiến.
Các hành động trốn lính là “một nốt nhạc trong trẻo trong giai đoạn u
ám nhiễm độc”, TCS muốn minh định rõ
“thiên tài âm nhạc họ Trịnh không thuộc VNCH mà thuộc về thời đại CHXHCNVN”.
Và, tác giả khẳng định:
“Qua tài liệu sống và tài liệu thành văn, TCS là tổng hợp:
-Một kẻ ích kỷ;
-Một tên hèn nhát trốn lính;
-Một tên nằm vùng;
-Một loại ký sinh trùng;
-Một kẻ phản bội;
-Một tên lừa dối;
-Một tên ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”.
Theo Lão Móc, Trịnh Công Sơn là một loại ký sinh trùng là
đúng nhất!
Thời sống ở miền Nam trong chế độ
Đệ nhị Cộng Hoà, TCS sống ký sinh nhờ vào “máu văn nghệ cải lương võ hiệp Kim Dung” của ông cố Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ và bà Đặng Tuyết Mai. Ông
này đã tự xưng mình và vợ mình là “Vô
Kỵ, Triệu Minh” bằng cách viết 2 tên này trên một chiếc phi cơ! Ở đâu đó, bà
Đặng Tuyết Mai đã từng kể lại là đã
từng đàn ca, xướng hát với Trịnh Cộng Sơn trong trại Huỳnh Hữu Bạc. Và chính vì
chuyện “ký sinh” này mà Trịnh Công Sơn đã phải trả ơn bằng cách sáng tác bài “Hát Cho Người Nằm Xuống” ca tụng cố Đại
Tá Không quân Lưu Kim Cương.
Sau khi “nối vòng tay lớn”, TCS lại
“sống ký sinh” vào Võ Văn Kiệt khi ông
này còn là Bí thư thành uỷ tp Sàigòn. Chính nhà văn VC Nguyễn Quang Sáng đã “khoe” là “chị
Sáu” Phan Lương Cầm, vợ Võ Văn Kiệt đã từng khen nhặng sị câu “ngày sau sỏi đá cũng còn có nhau” đầy tính
chất triết lý của Trịnh Công Sơn. Và, Nguyễn Quang Sáng cũng cho biết trong thời
kỳ nhân dân đói vêu mõm phải ăn bo bo và khoai mì, “anh Sáu” Võ Văn Kiệt đã gửi
gạo tiếp tế cho Trịnh Công Sơn! (Xin xem
bài “TSC, một loại ký sinh trùng của BB Liêm).
*
Tháng 5 năm ngoái, nữ ca sĩ Ý Lan đã về hát ở Hà Nội, dư luận đã lên
tiếng phản đối. Có người đã làm thơ như sau:
“Em về hát ngọn dao đâm
Tiếng rơi nát vụn những âm thanh buồn
Tháng Tư lầy lội linh hồn
Em xưa dường đã quên trầm hương xưa
Máu luồn tim cạn hết chưa
Em về dao ngọt ngậm ngùi thơ ta!”
Chuyện lạ là tháng Tư năm nay,
hai miền Nam, Bắc California người ta lại thấy các chương trình ca hát nhạc Trịnh
Cộng Sơn và Phạm Duy lại được tổ chức
rầm rộ.
Người ta lại thấy “ông nhà văn từ giã văn đàn bước xuống sân
khấu ca tụng chim bồ câu mang hạt lúa đỏ gieo rắc khắp quê hương VN, kêu gọi mọi
người hãy quên đi tiền kiếp… để mưu sinh” dạo nào nay lại sống ký sinh vào 2 ký sinh trùng Trịnh Công Sơn, Phạm Duy.
Lại có cả ông “phiếm luận gia ‘thư gửi bạn ta’ chuyên trị
sú-chiêng, sì-líp” thỉnh thoảng “lên gân” viết “thư gửi bọn chó đẻ” để ra vẻ ta đây chống Cộng.
Và, để thách thức cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại
ngay ngày làm việc là ngày Thứ Hai 30-4-2012, tại Đức, chương trình ca nhạc
“Tình Ca Mùa Xuân” để ăn mừng ngày “Đại Thắng Mùa Xuân” của VC được quảng cáo với
Nguyễn Ngọc Ngạn “anh nhà văn từ giã văn đàn bước xuống sân khấu tấu tài để mưu
sinh” làm MC cùng với sự hiện diện của các ca sĩ từ Hoa Kỳ qua trình diễn!
Anh nhà văn kênh kiệu tự coi mình
như “cái rốn của vũ trụ”, xấc láo tuyên bố chương trình đại nhạc hội bị chống đối
“chỉ vì có sự hiện diện của anh ta” đã bị nhiều người dạy dỗ tới nơi, tới chốn
khiến anh ta phải ngậm câm miệng hến.
Đây mới đúng là cái thảm cảnh:
“Tháng Tư hát ngọn dao đâm
Hát trên thân xác Việt Nam héo
mòn
Tháng Tư lầy lội linh hồn
Tháng Tư mùa ký sinh trùng… kiếm
ăn!
*
Tháng 9 năm nay, trong lúc trong
nước và ngoài nước đang bùng lên làn sóng phẫn nộ vì phiên tòa kangaroo của VC đã
xử các bloggers Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải,
Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải
những bản án quá nặng nề thì người ta thấy báo chí trong nước, các diễn đàn điện
tử rùm beng lên về chuyện nữ ca sĩ Khánh Ly được VC cho phép về nước trình diễn.
Trên diễn đàn điện tử “Mẫu Tâm” có
bài viết về chuyện này như sau:
“Sau 30 năm rời xa quê hương, “tình cũ” của Trịnh Công Sơn được phép
biểu diễn tại Hà Nội, Đà Nẵng, tpHCM.
Chiều qua (24-9) Cục Nghệ Thuật biểu diễn Bộ VH-TT-DL vừa ký giấy phép
(số 691-NTBD-PQL) đồng ý cho ca sĩ Khánh
Ly tham gia biểu diễn.
Lần trở về, gặp gỡ khán giả trong nước đầu tiên sau hơn 30 năm xa quê
này cũng là dịp kỷ niệm 50 năm ngày
Khánh Ly bước chân vào nghiệp ca hát.
…
Khánh Ly tên thật Nguyễn Lệ Mai,
sinh ngày 6-3-1945 tại Hà Nội. Giọng hát liêu trai của chị gắn liền với nhạc
Trịnh từng mê hoặc trái tim hàng triệu khán giả.
Tuy nhiên, khi rời VN sang định cư tại Mỹ, nữ ca sĩ không biết giữ gìn
hình ảnh, có những hoạt động chống đất
nước.
Gần đây, chị tâm sự “do hoàn
cảnh và các nhóm chống Cộng cực đoan tại hải ngoại” mà đã làm những việc
không tốt.
Đồng thời Khánh Ly cam kết “nếu
được về nước biểu diễn sẽ sẵn sàng dùng ngòi bút của mình để phản bác lại những
tổ chức chống Cộng ở hải ngoại”.
Cùng lúc, trên các báo, các đài ở
hải ngoại ca sĩ Khánh Ly đã “lăng ba vị bộ” khi trả lời câu hỏi về chuyện ca sĩ
này sẽ về VN trình diễn vào tháng 11 tới đây thì, trong nước Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá -Thể Thao và Du lịch kiêm Cục Trưởng Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn
nói huỵch tẹt về việc cho phép Khánh Ly về VN ca hát như sau:
“Bằng quyết định này, chúng tôi muốn thể hiện chính sách cởi mở của Nhà
nước, tạo điều kiện cho những nghệ sĩ mong muốn hướng về Tổ quốc, có thể trở về
biểu diễn cho đồng bào mình, ngay trên quê hương mình”.
Được hỏi “có chờ đợi chương trình biểu diễn trở về của ca sĩ Khánh Ly”, VDB đã
trả lời như sau:
“Có chứ, tôi thích giọng hát Khánh Ly trong các ca khúc của TCS. Tôi
cũng sẽ đi xem chương trình đó. Nhưng đồng thời tôi cũng tự nhủ với mình và có
lời khuyến cáo với công chúng: chúng ta đi là để nuôi kỷ niệm, để nhìn tận mắt,
nghe tận tai ca sĩ mình ngưỡng mộ. Còn thì phải chấp nhận một sự thật: thời kỳ
đỉnh cao của họ đã qua rồi, tuổi tác lớn rồi. Quý là quý cái tinh thần.”
Câu trả lời này cũng không khác câu
phát biểu rất hợm mình của Khánh Ly, như sau:
“Nhạc sĩ TCS là người đi hát rong, tôi là người đi kể chuyện rong qua
hai thế kỷ rồi. Tôi nghĩ rằng tôi là người của quá khứ. Các em trẻ bây giờ là
người của tương lai. Tôi là kỷ niệm của mọi người. Mọi người đến với tôi không
phải vì hôm nay tôi đẹp hơn 30-40 năm trước. Cũng không phải tôi hát hay hơn 50
năm trước. Mà họ đến với tôi chỉ vì họ tìm thấy ở tôi kỷ niệm của một thời họ
còn trẻ và thời đó chỉ đến với mỗi người một lần.”
*
Như chúng ta đã biết “người đi hát
rong” Trịnh Công Sơn của “người đi kể chuyện rong” Khánh Ly – như bà ta đã tự xưng,
ngày 30-4 năm 1975 đã lên đài phát thanh Sàigòn kêu gọi mọi người hát bài “Nối
Vòng Tay Lớn” để ăn mừng “Đại thắng mùa Xuân”.
Trịnh Công Sơn cũng đã được VC đặt
tên cho một con đường ở Huế (?).
“Những ca khúc đao phủ” hát trên những xác người… Đại bác đêm đêm
dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe… qua phần trình
bày với “giọng hát nghĩa trang” của
“người đàn bà hát nhạc Trịnh hay nhất” - như báo VC đã xưng tụng, cũng đã góp
phần đưa đất nước VN vào ách thống trị bạo tàn của đảng CSVN - những kẻ đã cai
trị đất nước như một đoàn quân ngoại nhập.
*
“Những ca khúc đao phủ” hát trên
những xác người được trình bày bởi “giọng hát nghĩa trang” đã góp phần khai tử
chế độ miền Nam cách đây 37 năm.
Biết đâu lần này “những ca khúc đao phủ” của tên nhạc sĩ màu da cam
được “giọng hát nghĩa trang” cất lên sẽ là những lời ai điếu cho chế độ CSVN
đang trên đường tự hủy diệt!
Biết đâu, phải không?
LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com
0 comments:
Post a Comment