Trong một đoạn văn gửi cho vợ, ông Hoàng Hải Thủy viết: “…..Và 30 năm sau những ngày sống u ám, tuyệt vọng của đôi ta ở Sài Gòn, hôm nay anh ngồi bình an trên đất Mỹ đọc chuyện xưa, nhớ chuyện xưa, anh viết những dòng này. Em yêu ơi.. Bọn cộng sản ác ôn chúng nó bỏ tù, chúng nó giết ông Thủ Tướng Phan Huy Quát của chúng ta ở Nhà Tù Chí Hoà, chúng nó bỏ tù, chúng nó giết ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên của chúng ta ở một trại tù khổ sai miền Bắc. Không phải chúng chỉ bỏ tù, chúng chỉ giết có hai ông ấy, chúng bỏ tù 5,546,834 nhân vật quốc gia của chúng ta, chúng giết 3,765, 832 người trong số đó. Anh không thù, anh không hận chúng nó sao được!
Dzậy mà em thấy đấy, ở Mỹ này có những thằng dám mở mồm bảo, khuyên anh “Quên hận thù bọn cộng sản đi. Ðừng kể chuyện Tù Ðầy nữa!” Những thằng khốn nạn ấy không bằng loài chó!
Anh sẽ còn tính chuyện phải quấy với những thằng khốn kiếp đó dài dài ”.
Vâng, ông Hoàng Hải Thủy tiếp tục tính chuyện phải quấy với bọn chó má đó. Những cây bút công chính tiếp tục kể tội, vạch mặt những tên bất lương chính trị đó … Nên mặc dù chỉ là một người vợ lính VNCH, tôi ngại ngùng gì không tiếp tục chỉ thẳng vào mặt bọn vô liêm sĩ. Dỏng dạc kêu tên những thằng Việt Cộng nằm vùng. Những thằng tay nhúng máu dân lành hiu hiu tự đắc.
Một trong những loại bất lương là loại mà ông Huy Phương đề cập trong bài “ Mậu Thân và nổi đau của Huế”: “ Nỗi đau của Huế còn rơi rớt ngày hôm nay, tại hải ngoại, do những hành động vô ý thức của một vài cá nhân người Huế, đã vì sợ hãi hay tâng công, háo danh hay muốn nhờ vả chút quyền lợi trong nước, đã tiếp đón đãi đằng những tên mang món nợ máu với Huế ra hải ngoại. Những tên mang danh trí thức, nhà văn này có ảo tưởng như thế là tiến bộ, hòa giải nhưng sự thật là đã xát muối vào vết thương của bà con, đồng bào Huế đã gánh chịu nổi tang tóc Mậu Thân vì chúng là khuôn mặt đại diện cho tội ác…”.
Qua đoạn viết trên, người đọc biết tác giả nói ai. Tiếp đó một bài “ Oan Khuất Mậu Thân. Cần Một Lời Xin Lỗi” của Trần Kiêm Đoàn viết vào dịp đón Tết Nhâm Thìn khiến người ta đặt liền câu hỏi: Có phải Trần Kiêm Đoàn áy náy về những việc làm trong quá khứ? Hay vì run sợ thuyết nhân quả của nhà Phật? Hay vì trắng mắt thấy rõ dã tâm của bọn Cộng Sản đã hối hận viết bài này? (http://trankiemdoan.net/butluan/khoa…atmauthan.html )
Tuy nhiên, bài viết của Trần Kiêm Đoàn không thuyết phục được những người chính nghĩa bởi những biện bạch nhập nhằng một cách cố ý nên người ta ngoài sự bất bình, thất vọng còn có sự phẫn nộ. Sự phẫn nộ vì những tội ác giết hàng ngàn dân Huế của bọn Việt Cộng, của bọn Việt Cộng Nằm Vùng tày trời như thế, tàn ác như thế, rành rành như thế mà Trần Kiêm Đoàn hạ bút: Cần một lời xin lỗi? Ông Hoàng Thái, một người con của Huế – một nhân sĩ – một gương tranh đấu đáng kính trọng tại Michigan đã viết trả lời một cách rạch ròi sau khi lớn tiếng hỏi một cách khinh bỉ :Trần Kiêm Đoàn. Ai cần? Ai xin lỗi?:
“ Sau khi cộng sản Miền Bắc cùng MTGPMN và vc nằm vùng giết hàng ngàn dân vô tội ở Huế, giết một cách tàn ác, thê thảm, khát máu, ghê rợn chưa từng có trên đất Huế (Cuộc thảm sát con dân Việt Nam của thực dân Pháp trong cuộc nổi dậy của triều đình Huế ngày 23 tháng 5, 1885 cũng không thể nào so sánh nổi với sự tàn ác buốt máu của cs VN đối với ngay chính con dân đồng tộc VN ruột thịt!)
- Sau khi hành quyết hàng ngàn người dân Huế, không những cs lạnh người bất nhân phủi tay, mà chúng lại còn ném lên những thân xác đau thuơng tức tưởi của con dân Huế những chửi rủa đốn mạt, tục tĩu, vô luân, láo khoét chưa hề thấy trong đạo đức văn hóa truyền thống Việt Nam: nào là ‘bọn phản quốc’…’bọn ác ôn, giết người, cướp của’…’bọn liếm giày đế quốc’ vv… để chỉ vào các xác trẻ em, học sinh, sinh viên, bà mẹ, đàn ông, ông già bà cả bị chúng tàn sát tập thể, mà không một ai có được tấc sắt trong tay!
- Sau khi kéo lê cái chính sách tuyệt cấm mọi sự thờ phụng công cộng trên khắp Huế cho những nấm mồ hoang tập thể vô thừa nhận đặc biệt là Nghĩa Trang Ba Tầng hai bên đường Nam Giao đã tàn lạnh huơng khói từ hơn hơn 35 năm nay (nói để ông Trần Kiêm Đoàn nghiệm sự đời là quân Pháp nó còn tôn trọng văn hóa thờ phụng của Việt Nam ta còn hơn cả nhà nước chxhcn Việt Nam vì trong hai giai đoạn đô hộ VN của Pháp, người dân Huế luôn có tự do tổ chức lễ cầu vía Âm Hồn hàng năm vào ngày 23-5 cho các vong hồn tử sỉ trong cuộc nổi dậy của quan quân triều đình Huế năm 1885.)
Thế rồi bỗng một ngày một nhà giáo sư tên Trần Kiêm Đoàn (TKĐ) tự dưng xướng lên ‘CẦN MỘT LỜI XIN LỖI’!
Tôi thật sửng sờ tự hỏi cái hành động trớ trêu này sao lại có thể có từ một con người có cơ may ăn học như TKĐ! Nghĩ vậy tôi càng thấy thuơng tiếc cho những người dân oan không có được một chữ học ở trường thế mà vẫn biết đứng lên chống bất công. Họ ý thức được thế nào là Công Lý đấy, ông TKĐ ạ!
Và thay vì để ông TKĐ nói ‘CẦN MỘT LỜI XIN LỖI’, có lẽ đã đến lúc những trí thức mê muội như ông Đoàn và những kẻ đồng loài nên nhường bước dẫn đường cho những con dân Việt Nam chất phác, ngay chính đó để những oan hồn Mậu Thân Huế nói lên được tiếng Giải Oan cho chính mình: CẦN MỘT LỜI CÔNG LÝ. ”
Một lời công lý cho nỗi đau của Huế trước nhất là hài tội những thằng mang chút chữ nghĩa văn chương, trí thức, giết hàng ngàn dân Huế vào năm 1968, giờ còn nhởn nhơ nhe răng cười cợt * như: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đoá…
Hài tội chúng nó bằng cách thu thập nhân chứng, tài liệu, viết lại, lưu lại những tội ác để người đời không quên – Cho dù 10 năm, 20 năm, vài chục năm sau, hay hàng trăm năm sau…, khi nhắc “Thảm Sát Mậu Thân” hậu thế sẽ nhớ ngay tên những tay đồ tể giết dân Huế một cách ghê rợn bằng cách đập đầu, xỏ xâu, chôn sống luôn cả những người đàn bà, những trẻ thơ và những người già vô tội. Không những thế, chuyện phải làm tiếp tục là đưa chúng nó, đưa tội ác chúng nó ra toà án Quốc Tế.
“ Giết tù binh hay tù nhân chiến tranh và thường dân là phạm vào tội ác chiến tranh”. Không phải Trần Kiêm Đoàn có lần đã nói về điều này sao!?
Tôi sẽ tiếp tục tính chuyện phải quấy với mấy thằng Việt Cộng bất lương này dài dài.
thụyvi (Khai bút năm Nhâm Thìn)
*Chữ của Huy Phương.
0 comments:
Post a Comment