Tác Giả: Nguyễn Vĩnh Tráng |
Vừa rồi tôi được một anh bạn gởi cho một tập hình về các món ăn ở Huế, hình chụp rất đẹp, rất hấp dẫn. Hình đầu tiên là Cơm Hến, với bốn câu thơ : Đã nghe ớt đỏ cay nồng,
Trước năm 1962, lúc tôi còn ở Việt Nam, còn ở Huế, tôi hân hạnh có liên hệ bà con với các Cụ Ưng-Bình, Ưng-Trình, Tôn-Thất Quảng, Hồ-Đắc Hàm… Các Cụ là những nhân sĩ thời bấy giờ ở Huế và cũng là những nhà văn học uyên thâm. Vả chăng, người Huế, nói chung, hay có tánh « đài các ». Tôi được gặp các Cụ trong những dịp đi hầu thăm, đi dâng tuổi đầu năm, hay trong những dịp đi hầu kỵ. Thế mà tôi chưa bao giờ nghe được ba chữ « bánh Phu-Thê », ở tại chính gia đình tôi, ở ngoài thành phố, ở tại nhà của các Cụ, hay ở tại các nhà thờ họ… Cũng như đã trình trên, người Huế phần đông, thường có tánh « đài các », hễ thấy một danh từ nào đẹp, âm thanh hay thì hay dùng đến, như trái Măng-Cụt (âm do tiếng Pháp của chữ mangoustan), thì người Huế gọi là trái Giáng-Châu (絳珠)…, vậy nếu hai chữ « Su-Sê » là do hai chữ « Phu-Thê » mà ra, thì có lẽ tôi đã nghe qua… Nói như thế, không có nghĩa là các Cụ hay những người Huế mà tôi đã gặp không biết hai chữ « Su-Sê » là do hai chữ « Phu-Thê » mà ra. Có lẽ họ biết mà không nói cho tôi nghe chăng ? Và tất nhiên, mấy hàng tôi trình trên, cũng không chứng minh gì, là hai chữ « Su-Sê » không do hai chữ « Phu-Thê » mà ra cả. Bánh Su-Sê ở Huế, lúc bấy giờ, là một loại bánh rất thông thường, thường đi đôi với bánh Ít-Đen, làm bằng lá Gai. Ngày Tết, ngày Kỵ, thì không bao giờ thiếu hai món bánh nầy, cọng (cộng) với những loại bánh « In », làm bằng bột nếp, bột đậu xanh, bột bình tinh hay bằng hột sen tán…. Bánh « In » được in bằng khuôn đồng có dấu chữ Thọ, gói bằng giấy dầu, đủ màu. Ăn rất ngon, rất thơm và trông rất đẹp mắt. Ngoài những ngày Tết, ngày Kỵ tại nhà, hay nếu có đi hầu thăm các Cụ, hay đi hầu Kỵ, thì khi nào, chúng tôi cũng được Cha, Mẹ, hay các Cụ Bà, các Cô, các Dì cho một gói bánh gồm có một ít bánh Su-Sê, bánh Ít-Đen và bánh In… Tôi nói thế, để nói lên tính cách phổ thông, bình dân, đại chúng của bánh Su-Sê, nhất là ở Huế. Mặt khác, bánh Su-Sê ở Huế và ở ngoài Bắc có thể khác nhau. Hoặc là ở Huế, người Huế dựa theo người Bắc mà chế ra bánh Su-Sê Huế hay ngược lại. Bánh Su-Sê ở Huế có màu trắng đục, gói bằng lá dừa, mặt có hình vuông, hay kiểu cách hơn, mặt là hình ngũ giác, chứ không có màu vàng ửng và gói bằng lá chuối, như ta thấy ở ngoài Bắc hay trong Nam. Hiếu kỳ và muốn học hỏi thêm, tôi lên mạng Internet, gõ hai chữ « Su Sê » vào khung Google, thì ôi thôi, có hàng chục trang, có hàng trăm bài viết, mà có đến khoảng trên 95% đều nói bánh Su-Sê « nguyên xưa là bánh " Phu thê ", một số địa phương nói chệch thành bánh " Su sê " ». Sự ngạc nhiên của tôi đi đến độ choáng váng. Thế rồi, từ giờ nầy qua giờ khác, tôi lo đọc những bài viết đó. Nào là « Về tên gọi, thảng hoặc ở Huế cũng có người gọi là bánh su sê, đây có lẽ là cách gọi chệch âm theo thói quen thường gặp của người Huế, còn đại bộ phận người Huế vẫn gọi là bánh phu thê như đúng tên gọi vốn có của nó.» (vnnavi.com – Bánh Phu Thê -Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống). ! Nào là « bánh phu thê tượng trưng cho sự gắn bó giữa vợ chồng » ! « Bánh su sê hay còn gọi là bánh phu thê. Tên gọi này gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là phu thê (tức bánh vợ chồng). Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gởi cho chồng kèm theo lời nhắn : "Từ ngày chàng bước xuống ghe Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu". Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó bánh phu thê thường hay có mặt trong các tiệc cưới nhằm nhắn nhủ lời thuỷ chung đến các đôi vợ chồng trẻ » (Phố cổ Hội An – Tin Tức, Văn Hóa Hội An, Ẩn Thực). ! Nào là « trong các lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh Su sê » (PhunuNet.com. Thêm vào My Wikiphunu) ! Có người còn dẫn chứng đến các vua, chúa, như « vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê (sau này còn có tên gọi là bánh xu xuê) » (Bánh Phu Thê – Lê Minh Hợi). Có người còn nói đến cả Bà Ỷ-Lan : « Một lần hội làng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở Đền Đô. Tại đây, dân làng đã dâng Đức vua và Nguyên Phi đặc sản của quê hương là bánh Su Sê. Đức vua và Nguyên Phi thưởng thức món bánh này và khen ngon. Người cho rằng, cuộc đời con người có được hạnh phúc là niềm vui lớn của mỗi lứa đôi, và truyền từ nay, ngày ăn hỏi, ngày cưới thành vợ thành chồng nên có món bánh quý này cho mọi người cùng hưởng. Cũng từ đó bánh Su Sê được gọi là bánh Phu Thê, buộc từng cặp bằng lạt điều và là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi, bởi nó như một biểu tượng về lòng chung thủy, gắn bó sắt son của tình vợ chồng ». (Góc bếp - Bánh phu thê Đình Bảng, sản vật tiến vua – không cho tên tác giả). ! Có người lại đưa Triết Lý vào cái bánh su sê : « Nhắc tới bánh phu thê, chắc đã không còn xa lạ đối với mỗi người Việt Nam, chiếc bánh vẫn thường xuất hiện trong mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi. Bánh phu thê không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc... Tục truyền, tên gọi bánh phu thê là do sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Cũng vì tên gọi ấy mà bánh phu thê (hay cũng còn gọi là xu xê) luôn được buộc thành cặp, biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình chồng vợ » (Kêng14.vn - Nguồn gốc tên gọi của chiếc bánh vợ-chồng. Theo PLXH) ! Tựu trung, hàng trăm bài trên cũng chỉ dựa vào một câu của một tác giả đầu tiên là « nguyên xưa là bánh " Phu thê ", một số địa phương nói chệch thành bánh " Su sê " », và cũng sao đi, chép lại, mà không cho xuất xứ, không dẫn chứng một tài liệu văn học sử nào ! Rồi từ đó, các bài cứ thao thao bất tuyệt, tràng giang đại hải. Đem vào không biết bao là tưởng tượng, là thêu dệt, mà không cho một mảy may xuất xứ ! Để góp phần vào sự tìm kiếm sự thật, tôi xin chia mục nầy ra làm hai phần (Thật ra, lúc trước chỉ có phần nầy, nhưng khi định cho đăng lên các điện báo, thì có người lại đề cập tới « Ngôn Ngữ Học », cùng Giáo Sư Ngữ Học nổi tiếng Lê Ngọc Trụ, với cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Giáo Sư, nên tôi phải tìm tài liệu để khảo cứu thêm và để viết thêm phần thứ hai) : Trong phần nầy, tôi không tìm nguồn gốc của hai chữ « Su Sê », mà đơn giản hơn nhiều : Trong dân gian, ba chữ « bánh Su-Sê » có trước hay có sau ba chữ « bánh Phu-Thê » ? Nếu ba chữ « bánh Phu-Thê » có trước ba chữ « bánh Su-Sê » trong dân gian, thì có thể là hai chữ « Su-Sê » do hai chữ « Phu-Thê » mà ra. Nhưng chưa chắc, vì sau khi có loại bánh Phu-Thê, dân ta có thể đặt thêm loại bánh Su-Sê, khác với bánh Phu-Thê. Trong trường hợp nầy, chuyện hai chữ « Su-Sê » do hai chữ « Phu-Thê » mà ra, chỉ thực hiện được khoảng 50% mà thôi. Nếu ba chữ « bánh Phu-Thê » có sau ba chữ « bánh Su-Sê » trong dân gian, thì chắc chắn hai chữ « Su-Sê » không do hai chữ « Phu-Thê » mà ra. Ta thử tìm kiếm trong dân gian. Nếu bánh Su Sê là do bánh Phu-Thê mà ra, và tượng trưng cho việc hôn nhân, thì ta đã thấy ba chữ « bánh phu-thê » trong các Ca Dao, Tục Ngữ. Tôi đã rà cuốn Tục Ngữ Phong Dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (Mặc Lâm Xuất Bản. Yễm Yễm Thư Quán. 1967 – Sàigòn), mà không tìm thấy ba chữ « bánh phu thê », chứ đừng nói gì về chuyện « không thể thiếu » bánh « phu thê » (su sê, sô sê, xu xê, xu xuê) trong những lễ cưới hỏi, như Trầu, Cau mà ta thấy hàng loạt trong các câu Cao Dao, Tục Ngữ, trong các tác phẩm văn học sử, hay trong các lễ Tơ Hồng Nguyệt Lão, lễ Hợp Cẩn với « hoa quả, bình trà, 12 miếng cau, 12 miếng trầu, một be rượu, hai chén nhỏ, dĩa gừng, đèn hương… » (Việt Nam Phong Tục. Phan Kế Bính. Nhà Xuất Bản Thành Phố ****, 1995 hay Một số Phong Tục Nghi Lễ Dân Gian Truyền Thống Việt Nam. Quảng Tuệ. Nhà Xuất Bản Văn Hóa dân Tộc, Hànội, 2004). Lúc còn ở Huế, tôi có dự vài lễ cưới. Có những « đám cưới » không có bánh Su-Sê, như các tác giả đã khẳng định trên. Mặt khác, nếu bánh « Su-Sê » là do bánh « Phu-Thê » từ xưa mà ra, thì trong các tác phẩm văn học, hay các Từ/Tự Điển chữ Nôm phải đề cập tới ba chữ « bánh Phu-Thê ». Vì sao chữ Nôm ? Vì chữ Nôm có trước chữ « Quốc Ngữ » (dùng mẫu tự Latinh). Cũng vì thế không nên tìm sáu chữ đó (« bánh Phu-Thê » và « bánh Su-Sê ») trong các tác phẩm hay Từ/Tự Điển viết bằng chữ « Quốc Ngữ », vì các tác phẩm đó hay các cuốn Từ/Tự Điển đó mới có sau nầy. Tôi có nhờ anh bạn, ở Garden Grove, California, Mỹ, đến thư viện giúp tôi tra hai chử « Sê ; Su » trong cuốn Từ Điển Chữ Nôm Trích Dẫn - TĐCNTD (Viện Việt Học), hầu mong tìm được hai chữ « Su Sê » và hai chữ nầy là do hai chữ « Phu Thê » mà ra, cùng những câu trích dẫn những chữ nầy trong các tác phẩm văn học sử, nhưng rủi thay, anh đã cho biết « Đã xem kỹ các trang trong, không tìm thấy hai chữ "su, sê" tách rời hay liền chữ kép "su sê" hay bánh su sê, bánh phu thê, mà chỉ có hai chữ phu , thê ». Tôi cũng có nhờ một chuyên gia về chữ Nôm, tại Paris, Pháp, tìm giúp trong các Từ/Tự Điển chữ Nôm bốn chữ « Sê ; Su ; Phu ; Thê », thì ông ta cho biết « Bánh su sê phải có từ lâu đời thì may ra mới có trong sách cổ (dù là văn chương hay từ điển). Tui có thử tìm thì không thấy từ điển cổ đề cập tới loại bánh này ». Hay « Tự Điển của Trương Đình Tín và Lê Quý Ngưu gồm 2 tập: tập 1 sắp xếp theo ABC (2643 tr.); tập 2 theo bộ thủ và số nét (2756 tr.). Về "Su sê" thì: * tập1: "phu thê" hoặc "su sê" - không có ở mục từ "phu" (tr 1683), "su" (tr. 1924-1925), "thê" (tr. 2118). - có ở mục từ "sê" (tr. 1888) * tập2: "phu thê" hoặc "su sê" - không có ở mục từ "夫 phu" (tr 541-542). - có ở mục từ "妻 thê-sê" (tr. 559) Định nghĩa ở tập 1 và tập 2 (sê/妻) giống y nhau. Gửi Bác ảnh chụp trang 559 của tập 2. Ngoài ra đó là giải thích không có dẫn xuất xứ cho hai chữ "夫 妻 " đọc "su sê". Tất cả cũng là do hai tác giả kết luận mà thôi. Hy vọng Bác có thể tham khảo được. ». Sau đây là trang 559 của cuốn Đại Tự Điển Chữ Nôm, của Trương Đình Tín, Lê Quý Ngưu – ĐTĐCNTĐTLQN (Nhà Xuất Bản Thuận Hóa. Công ty Văn Hóa Hương Trang. Huế. 2007), mà ông ta đã cho :妻 1. SÊ N : Đọc trại âm « thê » (phương ngữ Huế), chỉ dùng trong cụm từ [font=""ms 明朝";mso-ascii-font-family:verdana;mso-hansi-font-family:verdana;mso- bidi-font-family: verdana"]夫妻 Su sê = phu thê, |
Monday, January 30, 2012
Su-Sê hay Phu-Thê?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment