Bầu trời chết chóc!
Liên bang Nga là nơi máy bay hàng không gặp nhiều nguy cơ nhất trên thế giới. Vấn đề không phải chỉ vì những máy bay cũ rích thời Soviet để lại mà còn do chính sách bảo hộ mậu dịch lỗi thời của Vladimir Putin.
Phần sau đây lược dịch từ bài Fly The Deadly Skies (Bay trên những bầu trời chết chóc), đăng trên tờ Forbes 21/11/2011.
Ngày 07 tháng 9, một máy bay khởi hành từ Yaroslavl, một thành phố nhỏ ở đông-bắc Moscow, mang theo đội hockey chuyên nghiệp có tên Lokomotiv nổi tiếng trong vùng. Chỉ trong ít phút sau khi cất cánh, máy bay đâm xuống bờ sông Volga và nổ tung. Bốn mươi ba người trong số 45 hành khách trên máy bay thiệt mạng ngay tại hiện trường. Hai nạn nhân còn sống sót lại mong rằng giá họ chết ngay còn đỡ khổ hơn. Tiền đạo Aleksander Gavimov lội được vào bờ nhưng người trong nhóm cứu hộ không thể nhận ra anh ta. Một cảnh sát viên kể lại cho một tờ báo Nga: “Khuôn mặt Galimow đã bị tàn phá, không mắt, không tai chỉ còn là những lỗ hổng”. Được chở tới bệnh viện, vận động viên này chìm trong hôn mê và đau đớn cho tới khi chết. Tình trạng bi đát của phi công Aleksander Sizov, kẻ sống sót thứ hai, cũng vô cùng đáng thương. Khi anh được chở tới một bệnh viện địa phương, toàn thân cháy nhiều chỗ, môi miệng không còn, vì quá đau đớn chỉ van xin người ta chích cho anh mũi thuốc độc để được giải phóng.
Khó mà bảo thảm kịch loại trên thuần túy chỉ là tai nạn hàng không vì nó diễn ra thường xuyên trên nền trời Nga. Chẳng mấy tháng mà không có những mẩu tin những “tai nạn” từ trên trời rơi xuống gây thương vong cho lương dân, nào là mảnh hỏa tiễn, nào là vệ tinh, còn có cả phản lực MIG nữa.
Trong tháng Sáu, một máy bay nhào xuống ngay trên phi đạo của phi trường phía bắc Petrozavodsk, sát hại 44 người. Tháng Bảy, một máy bay bị bể tung trong khi bay ngay bên ngoài Tomsk ở phía tây Siberia, sát hại 6 người.
Tuy nhiên, có lẽ nổi tiếng hơn cả là chiếc máy bay chở Tổng thống Ba lan Lech Kaczynski và phu nhân và phân nửa nội các của ông ta bay tới một địa điểm để dự lễ tưởng niệm những sĩ quan Ba Lan khi xưa bị chính quyền Soviet tàn sát đã gặp nạn. Máy bay lâm nạn Tupolev Tu-154 do Nga chế tạo, vào tháng 04/2010, trong sương mù đã đâm xuống gần phi trường ở Smolensk, phía tây Nga sát hại gần trăm mạng hành khách.
Những chi tiết đại loại kể trên cho thấy những nguy cơ của hệ thống vận chuyển đường hàng không ở Nga. Hiện giờ, mức tai nạn xảy ra ở vào khoảng cứ một triệu chuyến bay thì có ba chuyến gặp nạn nghiêm trọng, tỷ số này nhiều gấp 12 lần so với mức trung bình toàn cầu.
Boris Rybak, một chuyên viên hàng không của Nga, nhận xét: “Thành tích an toàn của Nga về hàng không cũng tệ hại chẳng kém thời Soviet”.
Trách nhiệm tại đâu?
Một số người đổ lỗi tình trạng tệ hại này là do các máy bay chế tạo từ thời Soviet gây ra, chẳng hạn chiếc gặp tai nạn bên ngoài Smolensk là một máy bay kiểu 42D đã lưu hành 18 năm và do một hãng không mấy ai biết tới của Nga chế tạo.
Nhưng bức tường Bá Linh sụp đổ hơn hai mươi năm trước, và Vadimiet Putin lên cầm quyền từ năm 1999, vào đúng lúc Nga được món bở là dầu khí tăng giá. Có tiền, có cơ hội sao chính quyền Nga không cải thiện kỹ nghệ hàng không?
Máy bay rơi nhiều phải được coi là dấu hiệu của chính sách ngoại thương tệ hại của chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch của Nga.
Khi liên bang Soviet sụp đổ 20 năm trước đây, trên nguyên tắc khu vực hàng không dân sự được tư hữu hóa. Buổi đầu chính quyền Nga đã tài trợ nhiều cho nền kỹ nghệ này nhưng thay vì tập trung vào một vài mối sản xuất quan trọng thì lại chia năm, xẻ bảy thành nhiều công ty độc lập chỉ biết nhận tiền từ chóp bu là chính quyền trung ương chứ không liên hệ thống nhất phương án sản xuất với nhau. Tình trạng phân tán này khác hẳn với Âu Mỹ, như ở Mỹ với Boeing và ở Âu châu với Airbus.
Khi ngân sách Kremlin đã cạn thì nền kỹ nghệ hàng không cũng sụp đổ theo. Thay vì có hàng trăm máy bay được sản xuất mỗi năm thì con số này chỉ còn mấy tá. Hậu quả là máy bay Nga chế tạo trở thành hiếm hoi và gây khó khăn và tốn kém cho việc bảo trì, sửa chữa. Như kiếm phụ tùng cho một máy bay kiểu Antonov và Ilyushin cả nhiều tuần mới có. Do đó, các hãng hàng không Nga không chỉ sử dụng các máy bay cũ của Nga lỗ vốn mà còn gây khó khăn cho nhà chế tạo vì họ phải tháo một số máy bay ra để lấy phụ tùng thay cho các máy bay khác.
Tới khi người hùng Putin nắm quyền trong tay, thì con người ái quốc cực đoan này thay vì nhờ Tây phương giúp gỡ nạn khủng hoảng vận chuyển đường hàng không ở Nga, và tạo ra sự cạnh tranh cần thiết trong kỹ nghệ hàng không bản xứ, thì ông ta lại đi con đường khác hẳn. Putin tìm cách tái lập sự khống chế của nhà nước. Ông đưa ra thuế nhập khẩu 20 phần trăm phản lực ngoại quốc. Ông công khai buộc hàng hãng không lớn nhất Nga là Aeroflot phải mua phản lực nội địa. Putin từng tuyên bố với Aeroflot: “Quý ông muốn thống trị thị trường nội địa nhưng lại không muốn mua kỹ thuật Nga. Vậy là không được!”
Vào năm 2006, Putin quốc hữu hóa kỹ nghệ này và cho ra đời United Aircraft Corp, (tiếng Nga viết tắt là UAC), một công ty sản xuất máy bay dân dự của Nga theo mô hình Boeing và Airbus. UAC gom nhiều hãng sản xuất dân sự và quân sự lại làm một và do nhà nước quản lý và tài trợ.
Tai hại tiếp tục diễn ra. Cuối năm ngoái (2010) con số sản xuất của UAC hạ thấp, chỉ còn con số 7 và Tổng thống Dmitry Medvedev phải nhìn nhận là con số quá bết trong khi phi đội mỗi năm một cũ và gây thêm tai nạn bi thảm như vụ Smolensk. Medvedev nhìn nhận sự thất bại này. Trong một cuộc họp báo ở Yaroslavl sau tai nạn làm cho đội hockey Lokomotiv bị thiêu sống, Medvedev đã tuyên bố: “Giá trị sinh mạng cao hơn nhiều so với sự hợp lý, bao gồm cả việc ủng hộ việc sản xuất quốc nội”.
Để cải cách, Medvedev bãi bỏ thuế nhập cảng máy bay ngoại và biện pháp thuế chỉ áp dụng cho việc nhập máy bay cỡ nhỏ và trung. Đồng thời Kremlin cũng cắt bớt các hãng hàng không nhỏ còn cho bay máy bay cũ.
Tuy nhiên, dù Kremlin trong tháng Sáu ra lệnh cho ngừng bay loại Tupolev-134 và tháng Bảy tới số phận Antonov-24 nằm ụ nhưng vẫn không ngăn được tai nạn xảy ra với Yak-42D.
Các nhà phân tích cho rằng máy bay hàng không dân sự Nga do nhiều hãng sản xuất nên đặc tính khác nhau gây khó khăn cho phi công vì quen với loại này phải bay loại khác và đó cũng là nguyên nhân gây tai nạn. Hơn nữa, với nhiều kiểu khác nhau, nhưng nhược điểm của chúng lại gần giống nhau, nên rắc rối còn đó và sự cải tổ cần triệt để mới bơm sinh khí cho một kỹ nghệ hàng không xuống cấp.
Nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không của Nga mỗi ngày một tăng cao, nhưng Kremlin chưa mở rộng cửa cho các hãng ngoại quốc. Con số thống kê cho biết dù có khuynh hướng gia tăng nhưng số máy bay dân dự ngoại nhập ở Nga so với số được bán ở các nước khác trong khối BRIC (gồm Brazil, Trung hoa, Ấn độ và Nga) còn kém xa. Theo Boeing, hai phần ba trong số 1080 máy bay phản lực dự tính bán cho Nga và các quốc gia trong khối Soviet cũ trong vòng 20 năm chỉ là máy bay cỡ trung và nhỏ. Trong khi ấy chỉ có 40 phản lực hạng lớn có thể được bán vào Nga. Aeroflot hiện giờ có 22 chiếc Boeing 787 Dreamliners, dự trù sẽ được giao cho tới năm 2017, nếu so với Trung Đông thì trong thời gian trên như dự trù sẽ có tới 180 chiếc được giao hàng.
Ngày nay, hàng không Nga cần phải sửa đổi toàn diện về chính sách giao thương thì mới hy vọng bảo đảm tỷ lệ tăng trưởng và sự an toàn. Thực trạng cơ hội thị trường hàng không dân sự của Nga rất lớn có thể tới 60 tỷ Mỹ kim hay cần 750 phản lực dân cự trong vòng 20 năm tới. Các công ty ngoại quốc như Boeing và nhất là Airbus chộp lấy cơ hội và đã cung cấp 147 máy bay cho Nga, trong đó 79 chiếc mới toanh, trong năm năm qua. Công ty duy nhất của Nga sẽ đối phó với sự cạnh tranh hàng ngoại như Airbus 320 và Boeing 757 sẽ là Irkut MS-21, nhưng nó chỉ chính thức đưa ra hàng nội giá trị vào năm 2017. Nhìn thế thì thấy tình tạng hàng không dân sự của Nga chưa hề sáng sủa như người ta mong đợi.
-----
Duc H. Vu :
Bầu trời thì phải có mây, máy bay không cần biết đó là máy bay dân sự hay quân sự mà gặp nhiều tai nạn rớt có thể là do giặc lái của "cụ Hồ" bay lên rồi núp trong mây, tắt máy, xong chờ các máy bay đó bay đến gần là nhả đạn nên mới có "sự cố" đó chăng ??? Bộ đội, lính của "cụ Hồ" tài giỏi lắm ít có ai so bì kịp, vì nghe nói trong thời kỳ chiến tranh "giải phóng - phỏng giái" miền Nam VN, bộ đội của "cụ Hồ" nhà ta đã từng cầm súng trường từ dưới đất bắn rớt máy bay B52 của đế quốc Mỹ mà lị ! Thời đó Mỹ chưa có phi thuyền shuttle Discovery chứ không thì cũng bắn rớt vài cái từ ngoài không gian cho ba con lé mắt chơi :-)
0 comments:
Post a Comment