Cảnh báo về việc mất dần thị trường xuất khẩu gạo giá rẻ, cho thấy Việt Nam đang đứng trước nhiều chọn lựa, mưu tìm giải pháp thích hợp để duy trì vị thế một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.
Lợi thế xuất khẩu gạo cấp thấp không còn
Việt Nam nổi bật như một địa chỉ cung cấp gạo cấp thấp và giá rẻ trong thập niên vừa qua. Nhưng sự kiện này đang thay đổi và thể hiện rõ rệt trong thời gian gần đây. Hiện nay giá gạo trắng Việt Nam tuy thấp hơn Thái Lan, nhưng cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan cả trăm đô la một tấn. Cụ thể gạo 25% tấm của Việt Nam chào giá 525 USD/tấn so với 405 USD/tấn của Pakistan, theo giá ngày 21/11.
Gạo cấp thấp được mô tả là loại gạo không đồng nhất về giống lúa, nhiều tấm tức tỷ lệ hạt vỡ cao, không đạt chuẩn về độ ẩm và màu sắc.
Theo cách sản xuất nhỏ lẻ của nông dân Việt Nam đặc biệt là vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long, trung bình mỗi hộ gia đình làm 1 ha trở lại. Trên những ô ruộng nhỏ bé, mỗi nông dân lại có thể chọn làm những giống khác nhau, thương lái mua lúa về chẳng có cách nào để phân loại, do vậy sau khi phơi sấy, xay xát sẽ cho ra những loại gạo cấp thấp.
Gạo cấp thấp được mô tả là loại gạo không đồng nhất về giống lúa, nhiều tấm tức tỷ lệ hạt vỡ cao, không đạt chuẩn về độ ẩm và màu sắc.
Theo cách sản xuất nhỏ lẻ của nông dân Việt Nam đặc biệt là vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long, trung bình mỗi hộ gia đình làm 1 ha trở lại. Trên những ô ruộng nhỏ bé, mỗi nông dân lại có thể chọn làm những giống khác nhau, thương lái mua lúa về chẳng có cách nào để phân loại, do vậy sau khi phơi sấy, xay xát sẽ cho ra những loại gạo cấp thấp.
gần đây chính phủ Indonesia và Philippines người ta đã có chính sách để tự sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực thành ra thị trường gạo chất lượng thấp ở Indonesia và Philippines có khả năng thu hẹp dần cho gạo Việt Nam.TS Phạm Văn Tấn
Nếu nói gạo 25% tấm của Việt Nam là gạo cấp thấp thì gạo 15% và 10% tấm được xem là cấp trung bình và
gạo 5% thì được gọi là chất lượng cao. Đó là nói về gạo trắng, nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây cũng đã chọn nhiều giống lúa thơm để canh tác chẳng hạn như thơm lài Thái Lan, VD 85….nhưng tổng diện tích lúa thơm còn hạn chế, do khó canh tác và năng suất thấp hơn các loại lúa thường.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch trụ sở ở TP.HCM nhận định:
“Hiện nay thị trường gạo cấp thấp của Việt Nam là ở Philippines, Indonesia, một phần ở Cuba và ở Châu Phi. Nhưng thời gian gần đây chính phủ Indonesia và Philippines người ta đã có chính sách để tự sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực thành ra thị trường gạo chất lượng thấp ở Indonesia và Philippines có khả năng thu hẹp dần cho gạo Việt Nam. Còn một số nước Châu Phi cũng cố gắng tự sản xuất lúa gạo và Việt Nam đã cử chuyên gia sang giúp theo chương trình của FAO, đồng thời thì Myanmar, Pakistan, Ấn Độ cũng tăng cường xuất khẩu gạo sang thị trường cấp thấp này.
Trong khi đó thị trường gạo cấp cao của Việt Nam chỉ chiếm từ 15%-17%. Bây giờ mình dần dần sẽ mất thị trường gạo cấp thấp thì không có cách nào khác phải cải thiện chất lượng gạo để đi vào thị trường gạo cấp cao và khi đó mới có thể nâng cao đời sống của người nông dân, cũng như nâng cao thu nhập của các đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng lúa gạo.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch trụ sở ở TP.HCM nhận định:
“Hiện nay thị trường gạo cấp thấp của Việt Nam là ở Philippines, Indonesia, một phần ở Cuba và ở Châu Phi. Nhưng thời gian gần đây chính phủ Indonesia và Philippines người ta đã có chính sách để tự sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực thành ra thị trường gạo chất lượng thấp ở Indonesia và Philippines có khả năng thu hẹp dần cho gạo Việt Nam. Còn một số nước Châu Phi cũng cố gắng tự sản xuất lúa gạo và Việt Nam đã cử chuyên gia sang giúp theo chương trình của FAO, đồng thời thì Myanmar, Pakistan, Ấn Độ cũng tăng cường xuất khẩu gạo sang thị trường cấp thấp này.
Trong khi đó thị trường gạo cấp cao của Việt Nam chỉ chiếm từ 15%-17%. Bây giờ mình dần dần sẽ mất thị trường gạo cấp thấp thì không có cách nào khác phải cải thiện chất lượng gạo để đi vào thị trường gạo cấp cao và khi đó mới có thể nâng cao đời sống của người nông dân, cũng như nâng cao thu nhập của các đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng lúa gạo.”
Bây giờ mình dần dần sẽ mất thị trường gạo cấp thấp thì không có cách nào khác phải cải thiện chất lượng gạo để đi vào thị trường gạo cấp cao và khi đó mới có thể nâng cao đời sống của người nông dânTS Phạm Văn Tấn
Phương án gạo cấp cao và ‘cánh đồng mẫu lớn’
TS Phạm Văn Tấn cho rằng hướng đi để giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng lúa gạo là mở rộng diện tích ‘cánh đồng mẫu lớn’. Đây là tên gọi một mô hình sản xuất lúa gạo trên một diện tích lớn để trồng thống nhất chỉ một hoặc hai giống lúa chất lượng cao, được phục vụ bởi một cụm dịch vụ bao gồm cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào, hướng dẫn canh tác, cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, tồn trữ và bảo đảm tiêu thụ sản phẩm. Ở mô hình này nếu nông dân chưa thuận mua vừa bán có thể gởi lúa miễn phí trong kho trong vòng 1 tháng.
Được biết, trong vụ hè thu 2011 đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích thực hiện cánh đồng mẫu lớn là
Được biết, trong vụ hè thu 2011 đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích thực hiện cánh đồng mẫu lớn là
gần 8.000 ha, vụ đông xuân 2011-2012 dự kiến được nâng lên 17.000 ha trên tổng diện tích xuống giống gần 1,6 triệu ha, một tỷ lệ quá nhỏ bé chỉ đạt 1,14%.
Đáp câu hỏi của chúng tôi là liệu có thể vận động nông dân tham gia và doanh nghiệp đầu tư vào cánh đồng mẫu lớn vì đây là hai mấu chốt chủ yếu. TS Phạm Văn Tấn nhận định:
“Đối với nông dân, hiện nay có cái khó là qua quá trình vận động vô HTX thời trước từ 1970 tới 1980 đã có những khó khăn của nó. Thành ra lúc này khi nói về HTX thì người nông dân hơi ngán ngại.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi là liệu có thể vận động nông dân tham gia và doanh nghiệp đầu tư vào cánh đồng mẫu lớn vì đây là hai mấu chốt chủ yếu. TS Phạm Văn Tấn nhận định:
“Đối với nông dân, hiện nay có cái khó là qua quá trình vận động vô HTX thời trước từ 1970 tới 1980 đã có những khó khăn của nó. Thành ra lúc này khi nói về HTX thì người nông dân hơi ngán ngại.”
Đối với nông dân, hiện nay có cái khó là qua quá trình vận động vô HTX thời trước từ 1970 tới 1980 đã có những khó khăn của nó. Thành ra lúc này khi nói về HTX thì người nông dân hơi ngán ngạiTS Phạm Văn Tấn
TS Phạm Văn Tấn thêm rằng, vừa qua thử nghiệm được hai năm ở Cty Bảo vệ thực vật An Giang và Gentraco thì người nông dân thấy được cái lợi ích rõ ràng khi tham gia sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn này, nông dân thấy là có lợi hơn so với làm riêng rẽ. Từ mô hình đó người ta sẽ vận động nông dân ở các địa phương khác làm theo, về mặt nông dân thì hiện nay có nhiều thuận lợi.
Chúng tôi nêu câu hỏi với một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long là có sẵn sàng tham gia cánh đồng mẫu lớn nếu được triển khai ở địa phương hay không. Người nông dân trình bày ý kiến:
“Phải trực tiếp nhìn thấy thì mới tin được và có thể vào. Tham gia cánh đồng mẫu lớn nông dân đâu cần vốn vì không phải mua chịu phân bón thuốc trừ sâu của đại lý, khỏi vay vốn ngân hàng thì đây là cái lợi. Nhưng có nhiều khi mình chỉ thấy những cái lợi thôi, còn khi làm có những cái bất lợi mà mình chưa nhìn ra. Người
Chúng tôi nêu câu hỏi với một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long là có sẵn sàng tham gia cánh đồng mẫu lớn nếu được triển khai ở địa phương hay không. Người nông dân trình bày ý kiến:
“Phải trực tiếp nhìn thấy thì mới tin được và có thể vào. Tham gia cánh đồng mẫu lớn nông dân đâu cần vốn vì không phải mua chịu phân bón thuốc trừ sâu của đại lý, khỏi vay vốn ngân hàng thì đây là cái lợi. Nhưng có nhiều khi mình chỉ thấy những cái lợi thôi, còn khi làm có những cái bất lợi mà mình chưa nhìn ra. Người
nông dân nghĩ như thế nên ít có ai tham gia là vì vậy.”
Vận động nông dân góp ruộng vào cánh đồng lớn mới chỉ là điều kiện thứ nhất. Địều kiện thứ hai của cánh đồng mẫu lớn được TS Phạm Văn Tấn mô tả :
Vận động nông dân góp ruộng vào cánh đồng lớn mới chỉ là điều kiện thứ nhất. Địều kiện thứ hai của cánh đồng mẫu lớn được TS Phạm Văn Tấn mô tả :
Phải trực tiếp nhìn thấy thì mới tin được và có thể vào. Tham gia cánh đồng mẫu lớn nông dân đâu cần vốn vì không phải mua chịu phân bón thuốc trừ sâu của đại lý, khỏi vay vốn ngân hàng thì đây là cái lợi. Nhưng có nhiều khi mình chỉ thấy những cái lợi thôi, còn khi làm có những cái bất lợi mà mình chưa nhìn ra.Người nông dân
“Về mặt doanh nghiệp, để có thể đầu tư kho, silo, thiết bị sấy và đầu tư xay xát thì quả thật là một sự đầu tư lớn. Khi đã có kho rồi thì lại phải có một lượng vốn lưu động nhất định để mua lúa đổ vào kho. Trước hết phải có một lượng vốn lớn thì đây là khó khăn của các doanh nghiệp xay xát chế biến lương thực, nhưng Nhà nước sẽ có chính sách giúp vốn cho các cơ sở này đầu tư trang thiết bị, giúp vốn để các cơ sở này mua hết lượng lúa của nông dân về để sấy và tồn trữ.
Vấn đề này sẽ được Bộ NN-PTNT chủ trì và chính phủ sẽ có hướng để giúp, trong tương lai chắc chắn phải làm vì nếu không làm được điều này thì không thể nâng cao được chất lượng lúa gạo và như thế sẽ chỉ mãi bán gạo cho các thị trường cấp thấp.”
Theo một phân tích của Công ty nghiên cứu thị trường Agromonitor, sản phẩm gạo thơm, gạo nếp, gạo đồ (parboiled rice) của Việt Nam đã chiếm tỷ lệ 16% tổng lượng gạo xuất khẩu 7 triệu tấn trong năm 2011. Được biết gạo thơm Việt Nam tuy chất lượng chưa bằng Thái Lan nhưng được thị trường nước ngoài chấp nhận vì yếu tố giá. Nếu gạo jasmine Thái Lan trên 1.000 USD/tấn thì gạo thơm Việt Nam chỉ trên 700 USD/tấn.
Tư duy của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi, nếu cách đây vài năm chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nói rằng thế mạnh của Việt Nam là gạo trắng và nên gắn bó với gạo trắng, thì giờ đây nhiều doanh nhân bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu gạo thơm, duy có điều không đủ gạo thơm để cung cấp mà thôi.
Nguồn lấy từ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-may-lose-cheap-rice-market-11302011080300.htmlVấn đề này sẽ được Bộ NN-PTNT chủ trì và chính phủ sẽ có hướng để giúp, trong tương lai chắc chắn phải làm vì nếu không làm được điều này thì không thể nâng cao được chất lượng lúa gạo và như thế sẽ chỉ mãi bán gạo cho các thị trường cấp thấp.”
Theo một phân tích của Công ty nghiên cứu thị trường Agromonitor, sản phẩm gạo thơm, gạo nếp, gạo đồ (parboiled rice) của Việt Nam đã chiếm tỷ lệ 16% tổng lượng gạo xuất khẩu 7 triệu tấn trong năm 2011. Được biết gạo thơm Việt Nam tuy chất lượng chưa bằng Thái Lan nhưng được thị trường nước ngoài chấp nhận vì yếu tố giá. Nếu gạo jasmine Thái Lan trên 1.000 USD/tấn thì gạo thơm Việt Nam chỉ trên 700 USD/tấn.
Tư duy của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi, nếu cách đây vài năm chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nói rằng thế mạnh của Việt Nam là gạo trắng và nên gắn bó với gạo trắng, thì giờ đây nhiều doanh nhân bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu gạo thơm, duy có điều không đủ gạo thơm để cung cấp mà thôi.
0 comments:
Post a Comment