Monday, July 30, 2018

Văn hóa “đe éo” của người Hà Nội

Trúc Giang MN (Danlambao) - Đảng CSVN cai trị dân tộc bằng những màn lừa bịp, dối trá. Bán nước một cách rất tinh vi. Tham nhũng có hệ thống. Đã tạo ra một xã hội vô văn hóa, vô cảm, chết ai nấy bỏ, mất tính người, phá nát đạo đức truyền thống của dân tộc.

*

1. Mở bài

“Cộng Sản làm cho con người dối trá” (The communists make the people deceitful), (Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức).

“Tôi đã bỏ nửa cuộc đời cho lý tượng Cộng Sản. Hôm nay tôi đau lòng mà nói rằng: “Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá” (Gorbachev, cựu Tổng Bí Thư Cộng Sản Liên Xô).

Một chế độ dối trá chỉ “sản xuất” ra những con người dối trá. Hậu quả gian trá thể hiện rõ nét ở Việt Nam. Đó là trong 3 tuần qua, dư luận xôn xao và “bức xúc” trước vụ gian lận thi cử ở Hà Giang. Con gái của Bí thư tỉnh Triệu Tài Vinh đã được ông Vũ Trọng Lương, Phó Phòng khảo thí của Sở Giáo dục Hà Giang, gian lận bằng cách nâng điểm thi lên cao ngất.

Gian lận thi cử không chỉ xảy ra ở Hà Giang, mà còn ở nhiều tỉnh khác như: Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình, Kontum, Điện Biên, Sơn La, Lâm Đồng, Bạc Liêu…

Sở Giáo dục mà hành động vô giáo dục như thế đã tạo ra “một cơn lũ cuốn trôi đi niềm tin của người dân”.

Ngoài việc giáo dục ra, còn có “văn hóa đéo”, bún chửi, phở chửi, cháo mắng ở Hà Nội.

2. “Sản phẩm” của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam

2.1 Văn hóa "đéo" của người Hà Nội

Xin trích câu chuyện của tác giả Hàn Lệ Nhân.

Lần đầu tiên mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa. Vào một con hẻm, tôi gặp một ông cụ đi ngược chiều, tôi lễ phép hỏi thăm nhà bạn tôi, ông cụ nghễnh ngãng nghe tôi nhắc lại câu hỏi hai ba lần, ông lấy tay nghiêng một bên tai và lắc đầu trả lời: “Tôi đéo hiểu ông nói gì cả!”. Tôi không buồn, đi tiếp. Thấy có mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: “Này các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?”

Một đứa bé trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: “Biết, nhưng đéo chỉ!”

Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên tôi hỏi: “Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh?.

Gã trẻ tuổi này chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: “Đéo biết!”.

Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: “Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao, mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ thô bỉ đến thế hả anh?”

Chẳng cần suy nghĩ gì, bạn tôi đã thuận miệng trả lời ngay: “Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!”

Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo dạy môn văn, vừa đi dạy về, và tôi đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau:

- Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta, đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ… Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: “dũng cảm là gì?”. Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn: “Nghĩa là… là…đéo sợ!

Sau đó, có một buổi họp về định hướng giáo dục XHCN, cháu liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ “dũng cảm” là: đéo sợ, cho ông thứ trưởng. Nghe xong, ông thứ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:

- Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai!

Đấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người như thế đấy. 

Đất nước kiểu nầy thì thật là đéo khá! 

Bài viết nầy có thể không đúng sự thật, nhưng nó nói lên cái văn hóa đó được thể hiện từ lời nói của một đứa trẻ, đến một thanh niên, một ông già. Không những chỉ ngoài xã hội mà còn cả nơi giáo dục về luân lý, đức dục, đó là nhà trường nữa. Không chỉ ở trường học, mà lên tới Bộ Giáo Dục nữa, thông qua lời nói của ông Thứ Trưởng Giáo Dục. 

2. 2 Quán “Bún chửi” Hà Nội

 
Lời bà chủ quán trên CNN (tạm dịch): Biến khỏi đây (Get out of here)

Hình ảnh bà chủ quán bún chửi Hà Nội trên CNN

 

Quán “bún chửi” được đưa lên đài CNN trong chương trình của Anthony Bourdain hồi tháng 9 năm 2016, dài 42 phút.

Quán “bún chửi” ở số 41 Ngô Sĩ Liên, Hà Nội, do bà Hán Kim Thảo (61 tuổi) làm chủ.

Đầu bếp Anthony Bourdain đã hòa mình vào dòng người Việt Nam ở Hà Nội, vào quán ăn đặc biệt gọi là “bún chửi”. Ông thuật lại, trong 45 phút tôi đã thấy bà chủ văng tục với hai khách hàng và nhân viên của bà.

“Một thanh niên ăn xong, bước ra hỏi: “Cô ơi, hết bao nhiêu tiền?”. Bà chủ ngẩng lên, xả vào mặt người nầy một loạt: “Có 40 ngàn thôi mày. Thấy đắt thì đừng ăn. Chê bún đắt tiền thì mua xôi mà ăn. Thằng hãm L. (?). Nói xong, bà chủ quay lại nói với nhân viên của bà: “Gọi bún đầy đủ thì tao đéo có làm đâu”.

Một phụ nữ mang ba lô kềnh càng vào quán, đứng lại giữa đường, nhìn khắp nơi tìm một ghế trống. Bà chủ Thảo mắng: “Chị phụ nữ ba lô kia, đi vào thì đi đi, vào trong mà ngồi đi. Mẹ mầy vất ba lô bây giờ đấy”.

Một nhân viên cho biết: “Hiện nay bà chủ chửi ít hơn trước kia rồi đấy”.

Một khách hàng quay sang nói với tôi: “Tôi đến đây vì tò mò muốn xem bà ấy chửi như thế nào, hôm nay chứng kiến thì quả là ghê thật”.

Một nhân viên cho biết: “Chửi thì chửi nhưng nghe riết rồi cũng quen, và biết tánh của bà ta như thế, thì không để ý làm gì. Nhiều người nhẫn nhục, chịu đựng với lý do là món ăn ở đây ngon, và bà ấy không chửi mình thì được rồi. Dần dà nhẫn nhục chịu đựng rồi thì cũng quen thôi.

Trên đài CNN khán giả thấy bà chủ với vẻ mặt rất “chảnh” trả lời một thực khách gọi món bún mọc. “Quán chị không có mọc, em thích thì ra ngoài chợ ăn, và tốt nhất là về nhà tự nấu lấy mà ăn. Ở đây không có mọc. Đi đi!”

Sau khi xem đài CNN, nhà báo Trương Anh Ngọc ở Rome (Italy) bình luận như sau: “Mấy người bạn mình bảo là họ rất tự hào khi thấy món “bún chửi” Hà Nội được lên CNN. Nhà báo cho biết: “Mình chỉ thấy thật xấu hổ. Mình không thể chấp nhận một dịch vụ thiếu văn hóa như thế. Thứ văn hóa xuống cấp ấy sở dĩ còn tồn tại và phát triển bởi vì người ta chịu nhục để được miếng ăn”.

Những câu chửi tục và thái độ của bà chủ nầy được đài CNN dịch ra tiếng Anh truyền đi khắp thế giới’. Nhà báo kết luận: “Ngon ư? Xin lỗi! Tôi cần được tôn trọng”.

Cái thứ văn hóa thiếu giáo dục nầy chỉ có ở Hà Nội thôi. Ở các xã hội văn minh, phương châm bán hàng là “Khách hàng là trên hết”. (The customer is always right). Người khách bỏ tiền ra để được phục vụ một cách tử tế và được tôn trọng.

Suy cho cùng, chính thực khách đã tiếp tay để cho cái dịch vụ thiếu văn hóa nầy tồn tại. Thật ra, người Hà Nội ngày nay đã hội nhập vào cái văn hóa không văn minh nầy, bởi vì các sinh hoạt của họ cũng nhuần nhuyễn “hòa tan” trong cái văn hóa “đéo” của người Hà Nội.

Ngoài “bún chửi” ra, còn có món “phở chửi” và “cháo quát” vẫn làm ăn phát đạt lắm.

3. Gian lận kỳ thi ở Hà Giang

3.1 Cán bộ Sở Giáo dục Hà Giang nâng điểm cho con gái của Bí thư tỉnh.

 

“Cộng Sản làm cho con người dối trá”, không chỉ ngoài xã hội, mà ngay trong cơ sở giáo dục đào tạo con người nữa. Sự gian trá bao trùm trên tất cả những sinh hoạt thi cử. Thí sinh gian lận, giám thị gác thi gian lận, giám khảo chấm thi gian lận. Tất cả các sinh hoạt giáo dục không tránh khỏi gian lận, gian manh, xảo trá.

Trong kỳ thi Trung Học Phổ Thông (THPT) quốc gia 2018, một vụ gian lận thi cử chưa từng có đã bị phanh phui ở Hà Giang, với 330 bài thi của 114 thí sinh được nâng điểm. Con gái của Bí thư tỉnh là ông Triệu Tài Vinh, cô tên Triệu N.M, đã được ông Vũ Trọng Lương, Phó Phòng khảo thí của Sở Giáo dục Hà Giang, gian lận bằng cách nâng điểm thi lên cao ngất.

Với môn Toán, nhiều giáo sư, học giả toán học, đã phản ảnh rằng đề toán năm nay quá khó mà chính bản thân họ cũng khó có thể giải hết đề thi này trong thời gian quy định. (90 phút)

GS Nguyễn Tiến Dũng, đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học Quốc tế cho biết, ông phải mất một tiếng đồng hồ để giải 4 bài toán. Còn bài thứ năm tôi không giải nổi trong một tiếng đồng hồ.

Nhà Toán học Nguyễn Hữu Việt Hưng cho biết: “Tôi nghiêm chỉnh thừa nhận rằng 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu hỏi của đề thi toán”.

Môn Toán khó như vậy mà Hà Giang có tới 57 thí sinh đạt điểm 9 trở lên, trong khi một số tỉnh thành khác như TP.HCM chỉ có 32, và Nam Định có 13 thí sinh đạt kết quả như thế. 

Trong 114 thí sinh được nâng điểm gồm có con của những viên chức có quyền và những đại gia của tỉnh Hà Giang. Như vậy, ông Vũ Trọng Lương, vừa được điểm tốt của cấp trên, vừa nhận hối lộ của những phụ huynh học sinh là triệu phú. Làm một công mà được hưởng hai mối lợi.

Sửa điểm mỗi thí sinh chỉ mất có 6 giây. Nâng điểm cho 114 thí sinh mất 11phút 40 giây. Chỉ nhấp chuột trong một thời gian ngắn như thế mà có thể phải nằm nhà đá một thời dài, theo tỷ lệ thì ít nhất là 11 tháng 40 ngày, tính ra là 12 tháng 10 ngày. Kẻ gian bị trời hại.

Hai cán bộ thanh tra vắng mặt trong buổi quét (Scanning) bài thi ở phòng giám khảo Hà Giang.

Bài thi trắc nghiệm (a.b.c khoanh) được chấm điểm bằng dụng cụ quét. Hai cán bộ của Đại học Tân Trào được Bộ GD-ĐT cử làm thanh tra phòng chấm bài thi, là Khổng Chí Ng. và Trần Quang H. đã tự ý bỏ phòng giám khảo để trở về trường tham gia buổi họp bầu lãnh đạo của Đại học Tân Trào. Nhiệm vụ thanh tra việc chấm điểm là phải có mặt thường xuyên để kiểm soát toàn bộ các công việc của hội đồng giám khảo.

Gian lận thi cử tạo ra bất công xã hội, đạo đức suy đồi của cán bộ, phạm pháp trong khi thi hành công vụ. Tình trạng nầy không phải là cá biệt mà là đại trà lan rộng trên cả nước. 

3.2 Những ai đã phanh phui vụ gian lận kỳ thi Trung Học Phổ Thông năm 2018

Ba thầy giáo: Vũ Khắc Ngọc, Đỗ Ngọc Hà và Nguyễn Thanh Tùng đang làm việc ở trung tâm giáo dục trực tuyến (Online) Hà Nội. Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc có 40,000 học sinh tham gia học trực tuyến. trả lời phỏng vấn của nhà báo, cho biết, sau khi Bộ Giáo Dục-Đào Tạo công bố danh sách thí sinh trúng tuyển của các tỉnh trên toàn quốc, kèm theo bảng thống kê, ba thầy giáo rất ngạc nhiên, nhất là bài toán rất khó, đến nỗi một tiến sĩ Toán học cũng không có thể làm được trong thời gian qui định là 90 phút, thế mà thí sinh ở Hà Giang được điểm cao nhất.

Căn cứ vào bảng thống kê, ba thầy giáo nầy thấy có nhiều điểm bất thường, nhất là ở Hà Giang. Ba thầy cho biết, với trách nhiệm của một nhà giáo, của một công dân nên họ cương quyết làm sáng tỏ vụ tiêu cực nầy.

Để tránh việc bị ghép tội vu cáo, bôi nhọ, ba thầy lên kế hoạch, trước hết phải kéo báo chí vào cuộc. Khi báo chí lên tiếng thì ba thầy căn cứ vào đó mà giải thích, chứng minh gian lận kỳ thi.

3.3 Kỳ thi Trung Học Phổ Thông năm 2018

Kỳ thi Trung Học Phổ Thông năm 2018 có 925,792 thí sinh dự thi.

1). “Kỳ thi trong hai mà một”

Kỳ thi Trung Học Phổ Thông giống như thi tú tài trước 1975. Kỳ thi nầy được gọi là “Kỳ thi trong hai mà một” nghĩa là một kỳ thi có hai mục đích: là lấy Bằng Tốt Nghiệp Trung Học và tuyển sinh vào các đại học, cao đẳng. 

Đó là lý do gian lận đến kỷ lục trong kỳ thi nầy. Người có quyền, có tiền muốn cho con mình chắc chắn được nhận vào đại học qua số điểm của kỳ thi.

Việc tổ chức rất phức tạp và thay đổi mỗi năm. Sở Giáo Dục-Đào Tạo phối hợp với các đại học và cao đẳng thực hiện kỳ thi.

2). Đề thi và các hình thức làm bài thi

Thí sinh phải làm 4 bài thi trong đó có 3 bài trắc nghiệm (a.b.c khoanh) và một bài viết là môn Việt Văn.

Ba bài trắc nghiệm gồm có các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Vạn vật, Lịch sử, Địa lý.

3). Lịch thi năm 2018.

Kỳ thi diễn ra trong 3 ngày, từ 25-6 đến 27-6-2018. Tuy nhiên, chiều ngày 24-6 thí sinh phải đến phòng thi làm thủ tục dự thi và kiểm soát lại những chi tiết về lý lịch của thí sinh.

4. Những mánh khóe gian lận của thí sinh

4.1 Thí sinh gian lận 

 
Thí sinh có ba tay, 1 tay dưới bàn

Giấu phao thi vào ngực

Kể từ năm 2015, Việt Nam kết hợp hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học, được tổ chức cùng một ngày trên toàn quốc. Gọi là “Kỳ thi trong hai mà một”. Kỳ thi nầy là một sự kiện rất quan trọng, mở cánh cửa cho học sinh tìm việc làm hoặc được nhận vào đại học. 

Học sinh quyết chiếm cho được mảnh bằng nên hiện tượng gian lận thi cử được phát triển rầm rộ ở khắp nơi trên toàn quốc. Chỗ nào có trường thi thì có nhiều cửa hàng bán phao thi công khai.

4.2 Phao thi

Phao thi nhuộm trắng sân trường sau giờ thi


Phao thi là một dụng cụ gian lận thi cử. Chữ “Phao” bắt nguồn từ phao cứu sinh trên biển, cứu mạng người, không để chết chìm dưới nước. Phao thi ghi những tài liệu để qua mặt các giám thị gác thi, để cứu mạng những học sinh học kém.

Phao thông thường là những mảnh giấy nhỏ nằm trong lòng bàn tay, chữ nhỏ nhưng rất rõ nét. Các nữ thí sinh mặc váy ngắn thì viết tài liệu ở bắp đùi. Nhiều cô đặt phao thi vào ngực. Ngày nay, gian lận thi bằng những thiết bị công nghệ cao, lưu trữ tài liệu trong điện thoại di động hoặc thiết bị liên lạc giữa thí sinh và người bên ngoài. Đó là thí sinh cho biết đề thi, người bên ngoài giải đề thi rồi chuyển vào phòng thi.

4.3 Về phần giám thị coi thi

 
Nhắm mắt làm ngơ

Cô Lê Thị Hải thu lại số "phao" đã phát cho thí sinh

Giám thị “ngoảnh mặt làm ngơ” hoặc “nhìn trời hiu quanh”, để cho thí sinh tha hồ quay cóp nhau. Đánh bùa. Cũng có giám thị chép bài của thí sinh nầy rồi chuyền cho thí sinh khác.

Sau giờ thi, phao thi tràn ngập sân trường chứng tỏ có rất nhiều thí sinh gian lận hoặc mưu đồ gian lận. Phao thi đã tồn tại trong nhiều năm qua, chứng tỏ nó còn công dụng. Còn gian lận.

4.4 “Học sinh thi đậu tốt nghiệp 100% không cần dò kết quả”. 

Hiệu trưởng trường cấp ba Mang Thích, Vĩnh Long, dán thông cáo: “Học sinh thi đậu tốt nghiệp 100% không cần dò kết quả”. Đóng dấu ký tên: Nguyễn Văn Bon.

5). Những câu chuyện liên quan đến ngành giáo dục ở Hà Giang

5.1 Thí sinh đỗ thủ khoa Đại học Sư phạm về quê nuôi heo, làm ruộng

1). Cô Bùi Thị Hà, quê ở Hà Giang, đậu thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2016, không xin được việc làm.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cha chết vì tại nạn giao thông, bà nội trên 80 tuổi bịnh đau tim, mẹ bịnh hoạn thường xuyên. Vì không xin được việc làm nên phải về quê nuôi heo làm ruộng để nuôi gia đình.

Cô Hà có gởi “Tâm thư” xin việc cho Bí thư tỉnh Hà Giang nhưng không được trả lời.

Đại học Sư phạm đào tạo giáo chức chứ không phải đào tạo nghề nuôi heo, làm ruộng. May mắn là cô Hà còn có đất để làm ruộng, nếu không thì có lẽ phải đi làm ô sin, hoặc bán trôn nuôi miệng, một nghề thịnh hành ở VN. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

2). Cả họ làm quan

Ông Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đã bị báo chí phanh phui về việc “cả họ làm quan”, không chỉ gia đình mà cả dòng họ ông được đưa vào nắm giữ những ban ngành trong tỉnh.

Vợ. Phạm Thị Hà. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn.

Các em trai:

Triệu Tài Phong. Bí thư huyện ủy huyên Quang Bình, Hà Giang.

Triệu Tài An. Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì

Triệu Tài Tân. Phó Giám đốc Viễn thông, HG

Em gái. Triệu Thị Giang. Phó Phòng Kinh tế Sở Kế hoạch Đầu tư, HG. Chồng (Em rể). Mạc Văn Cường. Phó Giám đốc Công an thành phố.

5.2 Hiệu trưởng biến trường học thành lầu xanh ở Hà Giang

1). Thầy trò mua bán dâm tại trường học.

 
Bị cáo Thúy Hằng trên đường vào tòa

Thầy trò trước vành móng ngựa

Sầm Đức Xương, hiệu trưởng trường trung học cấp ba Việt Lâm, huyện Vị Thanh, tỉnh Hà Giang, đã dùng quyền lực đe dọa những nữ sinh xinh đẹp, nhà nghèo mà học kém để gạ tình. Nếu ưng thuận thì được nhiều tiền và việc học tiến bộ. Trái lại, nếu không, thì bị ở lại lớp.

Nữ sinh bán dâm đầu tiên là Nguyễn Thị Thanh Thúy, đã khai trước tòa hồi năm 2011 là y thị đã có quan hệ tình dục với hiệu trưởng nầy 6 lần, trong đó có 2 lần tại văn phòng hiệu trưởng. Bán trinh giá 3 triệu đồng, bán dâm từ 500 ngàn trở lên. Hiệu trưởng Sầm Đức Xương đã chi trả cho Thanh Thúy 4 triệu 500 ngàn đồng.

2). Thiết lập đường dây gái gọi tại trường học.

 
Hiệu trưởng Sầm Đức Xương

Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND Hà Giang.

Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy lôi kéo Nguyễn Thúy Hằng bán dâm cho hiệu trưởng 3 lần, nhận được 650,000 đồng.

Thầy trò, hiệu trưởng nầy mở rộng địa bàn hoạt động bán dâm lên tới cấp tỉnh. Thanh Thúy và Thúy Hằng đã cung cấp tình dục cho những cán bộ lãnh đạo tỉnh, đứng đầu là Chủ Tịch UBND tỉnh là Nguyễn Trường Tô và 16 cán bộ lãnh đạo tỉnh, gồm những giám đốc các sở và ban ngành.

Hai học sinh nầy đứng đầu đường dây gái gọi tại trường cấp ba Việt Lâm. Đã có một “danh sách đen” những cán bộ mua dâm học sinh. Hai nữ sinh nầy nhớ thuộc lòng số phone của những cán bộ tỉnh. Dịch vụ bán dâm bằng cell phone tiến hành đều đặn.

Do yêu cầu của khách hàng, Thúy Hằng và Thanh Thúy mở rộng thị trường bán dâm đến trường cấp hai trong tỉnh. Hàng chục nữ sinh từ 13 đến 18 tuổi tham gia đường dây gái gọi nầy. Thúy Hằng đã lừa một học sinh 13 tuổi đến khách sạn cho hiệu trưởng Sầm Đức Xương phá trinh.

Vì có liên quan đến Chủ tịch UBND và 16 cán bộ lãnh đạo tỉnh, nên các phiên tòa được xử kín. 16 cán bộ có tên trong danh sách đen mua dâm được lọt lưới pháp luật.

Sầm Đức Xương 9 năm tù giam. Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng mỗi người 36 tháng tù về tội môi giới mãi dâm.

6. Nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa dùng biện pháp nhồi sọ học sinh

6.1 Chương trình nhồi sọ học sinh

“Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá” (Gorbachev). Tuyên truyền bằng phương pháp nhồi sọ.

1). Nhồi sọ ở lớp mẫu giáo

Ngay từ khi đứa bé vào nhà trẻ, mẫu giáo, thì luôn luôn được nghe cái điệp khúc “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ. Râu bác dài, tóc bác bạc phơ. Em âu yếm hôn lên dế bác…”

2). Nhồi sọ ở bậc tiểu học

 

Câu kinh nhật tụng phải thuộc nằm lòng là: “Em quyết tâm học tập tốt, lao động tốt, làm tốt 5 điều bác dạy”. “Ai yêu bác Hồ hơn các em nhi đồng”. 

Học sinh phải vào Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Quàng khăn đỏ. 

 
Đội Thiếu Niên Tiền Phong HCM

“Lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh”
3). Nhồi sọ ở trung học

 

Luôn luôn học tập theo gương đạo đức của bác Hồ. Phấn đấu để được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, rồi vào đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhiệm vụ chính thức được ghi như sau:

“Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và theo gương đạo đức của bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đạo đức bác Hồ ư?. “Lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh”. Về tình dục thì Hồ Chí Minh là tay đệ nhất sở khanh. Già không bỏ, nhỏ không tha, Tây,Tàu, Nga, gái thiểu số… cũng đều bị xơi tái ráo nạo. Đặc biệt là chơi quỵt, chơi chạy, con rơi con rớt đầy đàn… Bỏ vợ, từ con là đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh đó.

Tư tưởng vọng ngoại của Hồ Chí Minh. Khi ở hang Pắc Bó, ngoài việc luyện nhất dương chỉ với cô gái người Tày Nông Thị Trưng, ông Hồ đã sống với hai thằng Tây cà chớn, râu rìa và trán sói, tức là Các Mác với Lênin. Núi Các Mác, suối Lênin.Trước khi chết cũng viết di chúc ước nguyện được xuống địa ngục để sống với hai thằng Tây lưu manh đó.

  
Người Nga đập đầu Lênin

 
Núi Các Mác, suối Lênin ở hang Pắc Bó

6.2 Thầy cô giáo bị khinh bỉ

1). 21 cô giáo được cử đi hầu rượu cho các đại gia

21 cô giáo được cử đi tiếp khách, hầu rượu trong tiệc liên hoan tại thị xã Hồng Lĩnh.

Một văn bản hành chánh của UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ tên tuổi của 21 cô giáo xinh đẹp được cử đi tiếp khách, hầu rượu trong một tiệc liên hoan đầu tư kéo dài trong 3 ngày từ 12 đến 14-8-2016.

Sau chương trình ca nhạc “Liên hoan Dân ca Ví dặm Nghệ-Tĩnh”, 21 cô giáo nhan sắc hấp dẫn nầy còn phải cùng quan khách tới một nhà hàng ở thị xã Hồng Lĩnh cùng nhau ăn uống, tiếp bia rượu và hò hát suốt mấy ngày liên hoan của tỉnh.

Sau mấy ngày liên hoan tưng bừng, một số cô giáo không bằng lòng, cho rằng sự việc làm đó ảnh hưởng đến tư cách và cuộc sống cá nhân của họ. Một vài tờ báo cho biết đó không phải là nhiệm vụ của giáo viên. Việc cử cô giáo đi tiếp khách, hầu rượu cho các đại gia đầu tư là một sỉ nhục, vô đạo lý, không thể chấp nhận được.

Thế nhưng đa số cô giáo trong 21 người đó thì tỏ ra thích thú và hãnh diện.

2). Phụ huynh đến trường bắt cô giáo phải quỳ gối xin lỗi.

Ngày 4-3-2018, ông Huỳnh Công Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, Huyện Bến Lức (Long An) xác nhận cô giáo tên Nhung đã phạt học sinh quỳ gối nên phụ huynh học sinh là Võ Hoài Thuận, cán bộ đảng viên buộc cô Nhung phải quỳ xuống xin lỗi.

 
Cán bộ đảng viên Võ Hoài Thuận buộc cô giáo phải quỳ xin lỗi


Vì sợ bị đuổi việc nên cô Nhung phải quỳ gối xin lỗi. Vụ việc gây xôn xao ở địa phương với những ý kiến trái chiều nhau.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội, cho biết: “Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, chẳng có ai nghĩ rằng sẽ có một ngày phụ huynh hành xử như sự việc của ngày hôm nay. Giáo viên có quyền áp dụng những biện pháp uốn nắn học trò, mặc dù hình thức bắt quỳ gối không còn phù hợp. Tuy nhiên, việc phụ huynh “trả thù” cô giáo bằng cách bắt cô quỳ gối là hành động thiếu văn hóa, sai pháp luật trầm trọng, rất khó có thể chấp nhận được”.

7. Những tệ nạn trong nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay

7.1 Bạo lực học đường

Bạo lực học đường bao gồm học trò đánh thầy, cô giáo. Thầy cô giáo mất nết đánh đập học trò, và học trò đánh nhau với học trò. Bạo lực nầy là hậu quả của công an đánh đập dân chúng mà cụ thể là đánh chết người trong đồn “Côn an”. 

1). Học trò đánh thầy cô giáo. Đạo lý ở đâu?

Người Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo. Thầy cô giáo được gia đình và xã hội kính trọng, những châm ngôn “không thầy đố mầy làm nên”, “Muốn sang phải bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”, “Không thầy đố mầy làm nên” . Thế nhưng, ngày nay một số lớn học sinh không còn kính trọng những người đã đem tâm huyết ra dạy dỗ mình nên người nữa. Nhiều đệ tử đã ra tay hạ gục sư phụ ngay trong lớp học, trên bục giảng.

Đó không phải là những trường hợp hiếm hoi, mà nó phát triển “đại trà” trong các trường học khắp nơi trong nước.

a. Cô giáo Lý Thị Thu Sương bị học sinh Nguyễn Như Thành đánh gãy xương sống mũi. Lý do là Thành không làm bài tập môn hóa học, đã bị cô giáo nhắc nhở.

 
Cô giáo Sương bị học sinh đánh gãy xương sống mũi, bất tỉnh

Một thầy giáo cũng bị học sinh đánh.

b. Một thầy giáo bị học sinh đánh trọng thương

Thầy giáo Nguyễn Văn Hải, chủ nhiệm lớp 11 trường Vĩnh Hưng, Tân An, phải nhập viện vì bị học sinh đánh.

Lý do. Học sinh Nguyễn Văn Thoại không thấy tên mình trong danh sách được lên lớp, bèn ra trước cổng trường cầm hung khí chờ sẵn. Khi thầy Hải chạy xe ra cổng thì Thoại dùng gậy triển khai chiêu đả cẩu bổng tấn công tới tấp. Cũng may, nhờ thầy Hải có đội mũ an toàn, nên chỉ bị trọng thương ở thân thể, phải đưa đi cấp cứu, thương tích 12%.

c. Học sinh hạ gục thầy trên bục giảng

Ngày 17-7-2010, học sinh Vũ Hoàng Hiếu, lớp 11 trường Ban Mê Thuột, đã dùng thanh gỗ có đóng đinh ở đầu, ra tay tới tấp tấn công giáo viên môn toán Lưu Phước Mỹ. Thầy giáo ngã quỵ bất tỉnh trên bục giảng, với thương tích 20%. 

Lý do. Bị thầy nhắc nhở vì không đứng dậy chào thầy trong khi cả lớp nghiêm trang đứng lên.

 
Thầy giáo Lưu Phước Mỹ đã bị học sinh Vũ Hoàng Hiếu đánh phải đi cấp cứu

2). Nhiều thầy cô giáo mất nết đánh đập học trò

a. Trẻ em bị hành hạ ngay tại nhà trẻ

Bé Nguyễn Anh Đạt, 3 tuổi, ở trường mầm non Thiện Ý, Đà Lạt, bị chết ngạt do cô giáo đặt cháu vào thang máy để dọa cho cháu nín khóc.

Hồi tháng 4 năm 2016, cháu Trần Minh Khoa, 5 tuổi, ở trường mầm non Ngân Hà, Đà Nẵng bị cô giáo đánh thủng màng nhĩ do dùng tay tát mạnh vào mặt và tai. Một phụ huynh ở Quận 3 Sài Gòn cho biết con bà bị đánh nứt xương bàn tay vì cháu cầm viết tay trái.

b. Bé lớp một bị đánh tím mặt vì viết chính tả chậm

 
Hình em bé trên báo DailyMail* Cô giáo Thu Trà hối hận

Chiều ngày 29-3-2016 trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một bé gái với đôi mắt, gò má và khuôn mặt bị bầm tím. Tin báo chí cho biết bé gái tên Phàn Chung Thủy, 6 tuổi, ở xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, viết chính tả chậm nên bị cô giáo Trần Thị Thu Trà đánh đập. Cháu Thủy được đưa vào bịnh viện Đa khoa Bát Xát cấp cứu.

Sự việc được tờ DailyMail (Anh Quốc) đăng lại như sau: “A teacher who beat a six-year-old across the face with a ruler because she made a spell mistake is facing the sack in northern Vietnam. Her teacher, Tran Thi Thu Tra, flew into a rage when she saw the youngster struggling with during a spelling test. The young girl, known only as T. pictured required hospital treatment after being beaten by a reacher”

Bên cạnh hiện tượng học trò đánh thầy nở rộ khắp nơi, thì đội ngũ giáo chức lại xuất hiện những ông thầy bà cô mất nết.

Việc thầy cô giáo ngược đãi học sinh, tuy không nhiều, nhưng đã xảy ra khắp nơi. Từ roi vọt đến bạo hành bằng lời nói, đã diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Phụ huynh ghi nhận có những vụ phạt có tính cách vô nhân tính. Vụ phạt độc đáo nhất được tổ chức y chang như đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất của Đảng trước kia. 

Học sinh cả lớp lần lượt tố cáo, lên án, rồi mỗi em lên tát vào mặt bị cáo. Cũng có trường hợp phụ huynh phản ảnh cô giáo dùng chổi chà đánh học sinh.

c. Chào thầy dạy toán bằng tiếng Anh, trò bị đánh.

 
Học trò nằm bịnh viện vì bị thầy giáo đánh

Ngày 15-3-2017, tại trường trung học Cà Mau, giáo viên Tăng Hùng Cường, dạy môn toán, vào lớp, các em học sinh đứng lên chào thầy bằng tiếng Việt. Một học sinh tên Danh lại chào thầy bằng tiếng Anh “Hello teacher” nên bị thầy dùng thước đánh vào tay và mặt. Học trò ôm cặp ra khỏi lớp. Ban giám hiệu đến giải quyết. Thầy giáo Tăng Hùng Cường cho biết đã uống rượu trước khi lên lớp và đánh học sinh.

Những ông thầy gạ tình lấy điểm, những thầy giáo cưỡng hiếp học sinh chỉ mới 8 tuổi ở lớp 4 đã đăng đầy trên các báo.

3). Hỗn chiến giữa thầy trò

Ngày 17-9-2009, 3 học sinh Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Khẩn và Nguyễn Thương, lớp 10 trường Chu Văn An, Gia Lai, bỏ lớp đi nhậu, bị thầy môn Anh văn Lê Văn Lợi ghi tên vắng mặt vào sổ đầu bài. Sau khi chất vấn thầy, Nguyễn Duy cầm viên gạch đánh thầy Lợi. 

Thầy Vịnh dạy môn Toán, cô Hoa môn Văn xông vào can ngăn, cũng bị Duy và Khẩn rượt đánh. Cả ba chạy trối chết. Thấy vậy, nhiều thầy cô khác nhảy vào can thiệp, thế là một trận hỗn chiến giữa thầy trò diễn ra trước mặt các học sinh các lớp tràn ra xem.

Ngày 29-9-2009, Hội đồng kỷ luật nhà trường đuổi học 1 năm hai học sinh tên Duy và Khẩn, học sinh tên Thương bị ở lại lớp.

4). Học trò đánh nhau. Đa số là nữ sinh

 
Nắm tóc và lột nội y là chiêu sở trường của nữ sinh

a. Màn túm tóc, xé áo đánh nhau của hai nữ sinh

 

Tối hôm 1-11-2014, một clip dài hai phút được tung lên mạng ghi lại hai nữ sinh tỷ thí với nhau như một màn đô vật. Sau vài câu khẩu chiến, hai nữ sinh xông vào nhau, miệng văng tục, tây chân đấm đá kịch liệt. Chung quanh là những bạn đứng xem. Thờ ơ, mà còn cổ vũ nữa. 

Một cô gái bị xé rách áo, lột nội y. Cô gái dùng áo để che ngực nhưng cũng bị giật đi. Để ngực trần. Những người chứng kiến không ai can ngăn cả.

Theo người đăng tải clip thì vụ việc xảy ra ở Bãi Cháy, Quảng Ninh.

b. Nữ sinh Thanh Hóa bị lột áo ngay cửa trường.

 

Giờ tan học. Nữ sinh tên B. lớp 10 trường Thọ Xuân, Thanh Hóa bị ba nữ sinh tấn công, lao vào đấm đá túi bụi. Tay nắm tóc, lột quần áo, trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác.

Nhà trường cho rằng vụ việc xảy ra bên ngoài trường học, nên để cho công an thụ lý.

Học sinh đánh nhau xảy ra hà rầm như cơm bữa. Đặc biệt là nữ sinh. Nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ.

7.2 Nữ sinh đua nhau đi phá thai, nạo thai.

Một thống kê cho thấy, 51% học sinh, sinh viên tán thành và cho biết việc trai gái ở thử với nhau trước hôn nhân là việc bình thường. Thiếu nữ vị thành niên đi nạo thai cũng là việc bình thường.
Cơ quan y tế cho biết, mỗi năm VN có 1,400,000 ca nạo thai, trong đó tuổi dưới 18, chiếm 500,000 vụ.
Chỉ riêng 9 tháng đầu trong năm 2006, Nhà Bảo Sanh Từ Dũ, Sài Gòn, đã có 18,821 ca nạo thai cho số trẻ vị thành niên. Ngoài ra nhiều bịnh viện có phụ sản khoa, vẫn tiến hành việc phá thai nên không có thống kê.

15 tuổi nạo thai 2 lần

Bác sĩ Phạm Thị Hồng Minh, giám đốc Trung Tâm Kế Hoạch hóa gia đình, bịnh viện Phụ Sản Trung Ương, cho biết trẻ em từ 15 đến 18, đôi khi đến bác sĩ, thì cái thai đã lớn từ 13 đến 15 tuần. Cũng có em 15 tuổi mà đã hút thai hai lần, nhưng đáng báo động là nhiều em chỉ có 11, 12 tuổi. Các bác sĩ sản khoa phải phát hoảng về kiến thức phòng tránh thai của các em “tuổi ô mai” hiện nay.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi cho biết: “Nhiều bạn trẻ hiện nay, chủ động yêu, chủ động quan hệ tình dục, mà hoàn toàn bị động trong việc mang thai.” Cũng có người phát hiện ra mình có thai khi nó đã quá lớn.

Hiện nay có hơn 42,200 hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi, đang an nghĩ tại 2 nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên-Huế.

 
Nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên-Huế

8. “Việt Nam bây giờ phát triển dữ lắm”

 
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

“Việt Nam bây giờ phát triển dữ lắm”

Đó là ý kiến của một số người binh vực chế độ Cộng Sản trong nước, cho rằng Đảng đã có công lao rất lớn trong việc phát triển đất nước thông qua hình ảnh của những cao ốc và những phương tiện được hiện đại hóa.

Thật sự là đã có những cao ốc và những phương tiện hiện đại như thế, nhưng không phải là thành tích vĩ đại của Đảng. Xin chứng minh như sau:

1). Xây dựng đất nước trong thái bình suốt gần nửa thế kỷ với một quốc gia có nhiều tài nguyên dồi dào, phong phú, thì cũng không có thành tích to tát gì lắm để hãnh diện. Chỉ cần một phụ nữ lương thiện, biết quản lý ngân quỹ gia đình, thực hiện thì còn tốt hơn Đảng CSVN rất nhiều, vì bà nầy không tham nhũng, không ăn cắp tài nguyên quốc gia như các cán bộ lãnh đạo đất nước như trước kia và hiện nay đã làm.

2). Việt Nam có rất nhiều tài nguyên như: dầu mỏ, than, tài nguyên biển, rừng, sinh vật, bauxite, thiếc, đồng, vàng, sắt, đá vôi, đá quý, crom, cát thủy tinh…

Những tài nguyên nầy tạo ra một ngân sách quốc gia rất lớn. Khi đã có tiền thì bà nội trợ nầy chỉ hú lên một tiếng, chỉ đăng một thông cáo ngắn thì cả chục công ty nổi tiếng nhất thế giới ào ào vào xin được làm thuê, kể cả việc đưa hối lộ.

Một sự thật để chứng minh là công ty nổi tiếng Hoa Kỳ, Skidmore, Owings and Merrill đã nhận thiết kế dự án Khu Đô Thị Phú Mỹ Hưng với giá một triệu USD. Bảng thiết kế nầy đoạt giải thưởng của Viện Kiến Trúc Hoa Kỳ.

Nhưng một việc ăn hại xảy ra. Theo thiết kế thì hệ thống thoát nước phía nam phải kéo dài ra ngoài khu nhà ở dưới một mảnh đất khá lớn. Thế nhưng ông lãnh đạo Sài Gòn thấy đất trống bị bỏ uổng phí nên cho cắt ngắn hệ thống thoát nước, lấy đất của dự án bán cho người khác, lấy tiền bỏ túi vì đất đó không có chủ là ai cả.

Vì thế, khi trời mưa lớn nước tràn ngược trở vào khu nhà ở.

3). Chất lượng công trình không bảo đảm khi nhà thầu đưa hối lộ. Nhà đầu tư bỏ tiền ra lo hối lộ thì họ phải lấy số tiền đó lại. Thế là Việt Nam đã có những vật liệu xây cất đặc biệt như xi măng cốt tre thay vì cốt sắt để xây cầu.

Cầu Cần Thơ bị sập khi đang xây dựng, làm hơn 200 người chết và bị thương. Một phần của mặt cầu, cao 40m bỗng nhiên đổ sập xuống trong lúc có 250 thợ đang thi công ở dưới cầu.

Lý do sập là do xi măng trộn nhiều cát hơn quy định nên lâu khô và độ kết chặt không bảo đảm.

“Việt Nam bây giờ phát triển dữ lắm”. Nhìn bề ngoài thì thấy như vậy, nhưng tham nhũng làm giảm tuổi thọ của các công trình. Ví dụ như tuổi thọ của cây cầu là 100 năm, nhưng tham nhũng làm giảm tuổi thọ của nó còn 50 năm. Lúc đó cả bọn tham nhũng đương thời đã chết hết rồi. Thì ai chịu trách nhiệm đây?

9. Kết luận

Đảng CSVN cai trị dân tộc bằng những màn lừa bịp, dối trá. Bán nước một cách rất tinh vi. Tham nhũng có hệ thống. Đã tạo ra một xã hội vô văn hóa, vô cảm, chết ai nấy bỏ, mất tính người, phá nát đạo đức truyền thống của dân tộc.

Chủ tịch nước sửa năm sanh thì cán bộ giáo dục sửa điểm thi của thí sinh. Thượng bất chính hạ tắc loạn.

“Tôi đã bỏ nửa cuộc đời cho lý tượng Cộng Sản. Hôm nay tôi đau lòng mà nói rằng: “Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá” (Gorbachev, cựu Tổng Bí Thư Cộng Sản Liên Xô).

Minnesota ngày 29-7-2018

0 comments:

Powered By Blogger