Friday, July 6, 2018

Áp lực đám đông

Nguyễn Minh Tâm (Danlambao) - Để lật đổ chế độ độc tài dễ hay khó?  Trên nguyên lý, rất dễ. Chỉ cần người dân đồng lòng xuống đường cùng lúc, cùng địa điểm chiến lược thì chế độ độc tài nào cũng sụp đổ.  Chúng ta thử đi ngược lại quy luật lịch sử để tìm hiểu vấn đề này.

Lật đổ độc tài không có nghĩa là chúng ta phải giết hết quân đội hay CA, hay chính quyền. Chuyện này sẽ không bao giờ làm được, nếu có làm cũng chỉ là trứng chọi đá, vì chính quyền được trang bị những vũ khí hiện đại nhất, còn người dân chỉ có gạch đá bom xăng v.v... Do đó phải hiểu rằng để lật đổ chế độ độc tài là khi và chỉ khi người dân có đủ sức mạnh để tạo áp lực, buộc chính quyền phải ngồi vào đối thoại. Họ phải chọn lựa giữa đối thoại hay bị truất phế. 

Vậy áp lực đó đến từ đâu? Từ những cuộc biểu tình của quần chúng trên khắp cả nước làm rung chuyển xã hội, làm kiệt quệ dần dần, chính quyền thất thu về thuế, không có đủ tiền để trả lương bộ máy công quyền, không giải quyết được lạm phát. Nếu chính quyền không chịu lùi bước để đối thoại, thì người dân tiếp tục biểu tình chiếm cứ các vị trí quan trọng như đài truyền hình, ngân hàng, sân bay, kho xăng dầu... và công nhân đình công, tài xế chận quốc lộ, học sinh bải khóa, tiểu thương bải thị trên toàn quốc thì xã hội tê liệt hoàn toàn. Khi đó buộc chính quyền phải đàn áp mạnh tay, nhưng nếu quân đội hoặc CA đứng về phía nhân dân thì chính quyền sụp đổ không gì cản nỗi. 

Nghĩa là áp lực sức mạnh luôn đến từ 2 nguồn. 

1/ Từ những cuộc biểu tình rộng khắp của người dân với tất cả các thành phần. 

2/ Từ bộ máy chính quyền bất tuân, quân đội sẽ đứng dậy, hoặc phối hợp cả 2 có thêm chút tình hình quốc tế. 

Ở đây chúng ta không bàn về vai trò của quân đội, vì nằm ngoài khả năng. Chúng ta chỉ bàn đến vấn đề, làm sao để những cuộc biểu tình của quần chúng có áp lực?. Đâu phải cuộc biểu tình nào cũng có áp lực? Trước mắt, rõ ràng số lượng người là một dạng áp lực. Càng nhiều, càng đông, bất cứ chế độ tàn bạo nào cũng run sợ. Nhưng đông mà thiếu đi tính quyết liệt, dứt khoát, thì đám đông đó lại dễ bị phân tán, đàn áp, phân chia cắt khúc. Do đó, sự quyết tâm cùng một ý nghĩ, sự thống nhất cùng một mục đích lại là bản chất sức mạnh của đám đông. Gọi là ý chí đám đông. 

Khi ý chí đám đông không rõ ràng, lạc hậu so với thực tiển, không có tính hình tượng dễ lôi cuốn, đám đông đó thiếu đi một sức mạnh, nên không tạo ra một áp lực chung. Điển hình các cuộc biểu tình ở VN, hầu như không có ý chí, chỉ là phản đối mang tính số lượng nên bị đàn áp một cách dễ dàng mà chưa cần đến những trang bị chuyên dụng như vòi rồng, chó nghiệp vụ… Những cuộc biểu tình của phong trào Otpor Serbia 2011 với khẩu hiệu quyết tâm rất rõ ràng "Nó độc tài nó phải đổ", tạo nên cả sức mạnh cho đám đông. Cuộc biểu tình Hong Kong có quyết tâm có ý chí, nhưng ý chí chưa tới, chỉ dừng lại mức yêu cầu được đề cử Đặc khu trưởng, một hình tượng mơ hồ, nên làm yếu đi sức mạnh của đám đông, chỉ chống lại chính quyền chứ không tạo nên áp lực nền tảng. 

Như vậy ý chí đám đông quyết định sức mạnh đám đông. Ý chí càng cao áp lực càng mạnh. 

Nghĩa là, số lượng và quyết chí cùng một mục đích tối thượng là sức mạnh lớn nhất của đám đông. Nó sẽ tạo ra áp lực và lan tỏa rất nhanh bao trùm lên các nhóm khác nhau. Ở giai đoạn đầu để dễ lôi cuốn quần chúng vừa bước ra khỏi sợ hãi, chúng ta biểu tình ở mức độ phản đối (vẫn còn mang tâm thức nô lệ), thì áp lực đó chưa đủ mạnh, chắc chắn qua một quá trình dài nó phải đi đến đích cuối cùng: yêu cầu, rồi lật đổ. Đó mới là áp lực thật sự của đám đông. Đích cuối cùng của đám đông phải là đích có hình tượng, bởi vì bản chất của đám đông là mơ hồ, lan tỏa và triệt tiêu cá nhân tính, họ chỉ làm theo hình ảnh. Ngược lại ý chí đám đông cũng trao cho mỗi cá nhân một sức mạnh và giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi. 

Do đó, để cho các cuộc biểu tình có áp lực, chúng ta phải làm sao để đưa người dân về một ý nghĩ cuối cùng có hình tượng: lật đổ chế độ độc tài. Ý nghĩ phản đối, yêu cầu chỉ là quá trình chuyển tiếp, nếu chúng ta sợ sệt đàn áp, lèo lái ý chí đám đông sang một hướng nhẹ nhàng hơn thì sức mạnh của đám đông cũng mềm yếu hơn. Thí dụ, cương lĩnh đợt biểu tình là: “Phản đối Luật Đặc khu, Luật ANM”, làm sao áp lực bằng “Không Đặc khu, Không ANM”. Hoặc mạnh hơn: “Phải Trưng cầu dân ý Luật Đặc khu luật ANM”. Hoặc áp lực hơn: “Không Đặc khu Không ANM yêu cầu Quốc hội từ chức”, nhưng áp lực mạnh nhất là: Không Đặc khu, Không ANM, Không Đảng CSVN! 

Kết luận: Chúng ta phải làm sao để người dân trên khắp cả nước có cùng một ý nghĩ : lật đổ chế độ độc tài, đó mới là căn nguyên tạo ra áp lực lật đổ chế độ độc tài. Còn mọi cương lĩnh khác chỉ là gián tiếp, lèo lái, sẽ làm suy yếu ý chí đám đông. Đây mới là vấn đề khó nhất, nền tảng nhất mà mọi cuộc CM phải tìm ra. 

Như vậy, với xã hội VN, để lật đổ CS, cuối cùng là làm sao để người dân trên khắp cả nước phải có cùng ý nghĩ lật đổ CS, mọi ý nghĩ phản đối, đòi tăng lương, dân oan đất đai… chỉ là ý nghĩ ban đầu chuyển tiếp để dẫn đến ý nghĩ này, khi đó mới đủ áp lực để lật đổ CS. 

Vậy cái gì để dân Việt chấp nhận xuống đường đòi quyền lợi cho mình? 

Các cuộc biểu tình lớn xảy ra ở VN gần đây: Biểu tình ngày 11/5/2014 phản đối Dàn khoan HD981, Biểu tình ngày 5/11/2015 phản đối Tập Cận Bình sang thăm nước ta, Biểu tình ngày 5/3/2017 phản đối thảm họa Formosa, Biểu tình ngày 10/6/2018 phản đối luật Đặc khu và ANM. Còn lại im re, bị đàn áp thô bạo và kiểu như không quan tâm. 

Đặc điểm gì qua những cuộc biểu tình này: 1/ Có yếu tố Trung Cộng, 2/ Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, 3/ Đe dọa đến sự sống còn của người dân. 

Từ đó suy nghĩ, người Việt chỉ xuống đường khi họ nhìn thấy hiểm họa xâm lăng từ TC, họ yêu nước, yêu quê hương thật sự và khi và chỉ khi cảm thấy sự sống của họ bị đe dọa, còn lại họ gần như dửng dưng chí thú làm ăn, không quan tâm. Đặc biệt người Việt không xuống đường vì miếng cơm manh áo, quyền lợi sát sườn, đói mấy, khổ cực mấy họ cũng chịu được. Đập nửa căn nhà thì vun xén, sống chui rút trong nửa căn còn lại. Đất đai bị cướp bóc sành sạch, nhưng lực lượng dân oan không phải là nhiều và họ xuống đường để đòi đất chứ không phải đòi thay đổi chế độ. Bởi vì người Việt vẫn còn tư tưởng thần dân, quy phục chính quyền và sẵn sàng cạp đất mà ăn. Công nhân bải công để phản đối tiền lương, quỹ BHXH chứ không phải mục đích lật đổ chính quyền. Cho nên cả nước sẽ không hình thành những cuộc biểu tình rầm rộ, cùng mục đích. 

Vậy hỏi làm sao đủ để tạo nên áp lực thay đổi chế độ. Cả nước chưa thống nhất một luồng suy nghĩ nên chưa có sức mạnh. Không cùng một ý chí đám đông, nên biểu tình rời rạc, phản đối theo thời vụ. 

Tuy nhiên, sâu trong tâm thức, chúng ta thấy, người Việt xuống đường bằng ý chí quật khởi, chứ không phải cơm áo gạo tiền. Thật sai lầm nếu chúng ta không vinh danh đúng tâm thức của họ! 

Người Việt rất yêu nước, yêu quê hương, có lẽ dân Việt không chấp nhận mất đi hình ảnh lũy tre làng, ao ruộng, ao cá, cùng ngọn chuối ngọn tre, cùng với tình làng nghĩa xóm mà đã ăn sâu vào tiềm thức của họ từ tiếng ru của mẹ, tiếng hát quê hương. Những hính ảnh này đẹp xiết bao, đẹp đến nỗi Việt kiều xa quê hương đến 43 năm mà vẫn còn lưu luyến. 

Do đó, để tạo đủ áp lực lật đổ CS, chúng ta phải đưa người Việt về cùng một ý chí đám đông. Trải qua lịch sử đất nước, Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, học tập cải tạo 1975, đàn áp dân oan, cướp đất, tàn sát nhân quyền… CS đã hiện nguyên hình là con thú dữ chống lại nhân dân, bán nước bán dân tộc, cần phải loại bỏ. Cho nên tiêu chí LẬT ĐỔ CỘNG SẢN là mục đích đúng nguyện vọng nhất của ý chí đám đông Việt. Bất cứ cuộc biểu tình nào cũng nằm trong mục đích đó. Phản đối Formosa, nhưng trong thâm tâm phải hiểu rằng lật đổ CS. Phản đối Nhiệt điện Vĩnh Tân, nhưng mục đích nhắm tới cũng là lật đổ CS. Phản đối luật ANM, nhưng phải tiến thêm một bước nữa là lật đổ CS. Khi đó những hành động của người dân mới đồng loạt, đầy sáng tạo, rộng khắp, bổ sung cho nhau, và cùng tạo nên áp lực lật đổ CS.. 

Hành động của chúng ta 

Từ những phân tích ở trên, trước nhất, theo chúng tôi, Facebooker nên dẫn đầu để tạo nên cuộc CM Việt. Có thể nói hiện tại Facebook là nơi hội tụ tất cả những nười đấu tranh trong nước, anh dũng dám công khai đối đầu với bạo quyền CS. Nếu các bạn không tạo được áp lực với CS thì người dân sẽ không bao giờ. Nếu các bạn không quy về một luồng suy nghĩ lật đổ CS thì người dân cũng sẽ hoang mang chờ đợi. Nếu các bạn không vinh danh lòng yêu nước thì người dân cũng thờ ơ với xã hội… 

Đừng suy nghĩ rằng kêu gọi lật đổ CS thì các bạn dễ bị bắt hơn. Không? Với Facebook, CS muốn bắt các bạn bất cứ lúc nào cũng được, không cần 258, không cần luật ANM, không cần đến Baidu, Weibo… chúng định vị và xác đinh IP của các bạn thật dễ dàng. Nhưng lâu nay tại sao chúng không bắt. Những người bị bắt là những người có dính tới một tổ chức nào đó hoặc có yếu tố nước ngoài, nếu các bạn hoạt động độc lập, không lo gì cả. Hơn nửa, số lượng người lên tiếng nhiều quá rồi, CS không thể bắt hết, chúng chỉ nhắm vào những người dám hành động có sức ảnh hưởng lớn mà thôi. Tiếng nói yêu nước sẽ giúp các bạn đứng lên, các bạn đã phản đối chặc cây xanh, phản đối Formosa, phản đối luật đặc khu ANM... các bạn cần phải nâng lên một cấp độ nữa, mà CS cũng sẽ bó tay, không thể làm gì được, bởi họ biết dù có cầm tù các bạn cũng vô ích, bắt thì dễ nhưng thả rất khó, còn nhiều mối quan hệ đối với các nước và chỉ làm cho các bạn nổi tiếng thêm. Như vậy tại sao các bạn không nhìn thẳng trực diện vấn đề, đó mới chính là áp lực của đám đông? Tại sao các bạn không hô hào thẳng vấn đề: Quốc hội phải giải thể, Thủ tướng phải từ chức, giải thể chế độ độc tài, lật đổ kẻ bán nước, đảng phải loại bỏ, phải thay đổi cơ chế, trả quyền tự quyết về cho nhân dân… Tôi ủng hộ anh Đinh Quang Tuyến, những buổi livestream của anh hừng hực tinh thần yêu nước, kêu gọi lật đổ CS. Tại sao chúng ta không làm như anh mà lại ngồi cãi nhau Facebook hay Minds? 

Chúng ta đã chấp nhận công khai phản đối chế độ độc tài, thì chúng ta cũng nên tiến lên đòi giải thế chế độ độc tài, còn không họ sẽ nghiền nát bạn. Mọi hình thức gián tiếp, chệch hướng, ngụy trang sẽ làm cho mục đích của chúng ta mờ nhạt, yếu thế, đấu tranh lung tung, không biết đấu tranh cái gì, và như vậy sức mạnh áp lực sẽ không có, chúng ta lại chạy lòng vòng do đảng dẫn dắt như những con cừu. 

Chỉ khi nào các bạn Facebooker công khai kêu gọi lật đổ CS, khi đó chúng ta mới loại trừ những định hướng viên mà đảng cài cắm muôn màu trên web, để người dân thật sự thấy được sức mạnh của mình mà tham gia phong trào. 

Nhưng, cũng đừng nên suy nghĩ rằng, chỉ facebook mới là sức mạnh để lật đổ CS. Chúng tôi đã đi theo suốt ngày cùng với nhân dân trong đợt biểu tình ngày 10/6 để hỏi quần chúng rằng: “Làm sao các anh chị em biết cuộc biểu tình này mà tham gia.” 100% câu trả lời: “Trên mạng đó anh - Ace có chơi face không? Bọn em không chơi face, coi trên web và youtube đó”. 

Nghĩa là, không những facebooker, mà tất cả các website, youtube, blogger…, cũng phải cùng trên guồng máy áp lực này. Tất cả phải cùng trên ý chí đám đông là: LẬT ĐỔ CỘNG SẢN hoặc những hình tượng tương đương. Mọi hình thức gián tiếp, đấu tranh lung tung chỉ làm giảm đi áp lực của sức mạnh mà thôi. 

Cũng từ những nhận thức trên, trở lại chương trình BIỂU TÌNH KẸT XE LẬT ĐỔ CỘNG SẢN chúng tôi xin phép được gia cố thêm một số vấn đề như sau: 

1/ Chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện chương trình này vào sáng thứ 7 và chủ nhật hằng tuần từ 9g- 11g. Đây là chương trình biểu tình AN TOÀN kiên trì lâu dài để tập trung phát triển lực lượng mà CS không cách nào cản trở được. Nó giúp người dân vượt qua sợ hải và dần định hình ý tưởng LẬT ĐỔ CỘNG SẢN. Khi lực lượng đã đủ đông, truyền miệng khắp nơi và hiểu cương lĩnh chương trình này thì CS bó tay, không chống đở nỗi. Người dân Đông Đức đã tuần hành IM LẶNG hàng tháng trời trong đêm khắp cả thành phố Leipzeig, để đến khi nó lan tỏa ra cả ngàn người ở các thành phố khác thì Stasi không thể đàn áp nỗi, đã hình thành nên Bức tường Berlin sụp đổ. Cho nên chúng ta hãy kiên nhẫn thực hiện chương trình này, không có chiến lược nào “mì ăn liền” mà chiến thắng bạo quyền cả. Chúng tôi vẫn cảm nhận được dòng người lưu thông nhiều hơn ở khu vực đường Trường sơn vào sáng thứ 7 và chủ nhật khoảng từ 10g30 đến 11g. Các bạn hãy đi để cảm nhận cùng chúng tôi và điều thích thú nhất vẫn là: nhìn bọn đầu trâu mặt ngựa chạy ngược chạy xuôi lo toan kẹt xe, ăn cơm hộp, ló thụt ở gốc cây mái hiên nhà mà tội nghiệp. Chúng nó phải làm việc cả ngày đến đêm, không còn vẻ sát khí như trước, ngược lại thằng nào cũng mệt mõi rệu rã, chán chường. 

2/ Khi tham gia chương trình này, BÓP CÒI là hiệu lệnh biểu tình. Hãy bóp còi thường xuyên, bóp còi là tiếng nói của những người tham gia, bóp còi là hiệu lệnh để tiến lên vượt mọi vật cản. BÓP CÒI- BIỂU TÌNH- LẬT ĐỔ CỘNG SẢN. 

3/ Hãy chọn 1 chi tiết màu vàng khi tham gia biểu tình. Hãy mặc chiếc áo màu vàng, hay đội cái mũ màu vàng, hoặc đôi giày màu vàng, hoặc bửng xe màu vàng, hay một miếng decal nhỏ dán trên xe màu vàng, hoặc bao tay màu vàng v.v... để thêm màu sắc cho vui tạo thêm áp lực khi tham gia, và nhớ rằng luôn luôn bóp còi. 

4/ ĐÚNG GIỜ. Đúng giờ là yêu cầu rất quan trọng để thực hiện chương trình này. Cùng một dung lượng nước nhưng xả lũ trong 1 ngày là lũ quét, nhưng kéo dài trong 1 tuần là tưới cây. 

5/ Nhớ rằng, không ai có thể bắt bạn ngừng xe ngoài CSGT, cho nên CSCĐ, ATTT, ANĐT, CA phường quận, chỉ đứng nhìn bạn di chuyển mà thôi. 

ĐẢNG BÁN NƯỚC, BÁN DÂN TỘC PHẢI SỤP ĐỔ 

Sài Gòn 6/7/2018 

0 comments:

Powered By Blogger