Đỗ Thành Nhân (Danlambao) - Bài viết này cung cấp nguồn thông tin có hệ thống để người đọc nhìn toàn cảnh về đặc khu và hình dung tương lai của con cháu - thế hệ tiếp theo của chính mình.
Theo Nhân dân cuối tuần online ngày 13.01.2018:
ĐẶC KHU tồn tại và phát triển với nhiều tên gọi khác nhau như “khu kinh tế”, “khu kinh tế tự do”, “khu kinh tế đặc biệt” hay “ÐKKT”, “đặc khu hành chính”, “khu tự trị”, “khu thí điểm thương mại tự do”, “khu vực hợp tác thương mại công nghiệp hiện đại”… và hiện tại trên thế giới có ít nhất 20 từ khác nhau mô tả các loại hình khu và đều được hiểu là các Khu kinh tế đặc biệt hoặc ÐKKT (Special Economic Zone), tuy nhiên đa số đều thống nhất xác định đặc khu kinh tế diễn nôm là khu vực được phân định ranh giới địa lý rõ ràng và được bảo đảm về mặt an ninh; có cơ chế quản lý và hành chính riêng biệt; là khu vực được hưởng các ưu đãi vượt trội về thuế, hải quan và có các đặc quyền cụ thể (FIAS, 2008).
Cả nước đang nóng lên theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng với Luật Đặc Khu.
- Từ những cháu sinh viên đến các cụ hưu trí; từ những kẻ nắm vận mệnh quốc gia với đầy đủ quyền sinh sát trong tay đến những người lao động phổ thông kiếm ăn qua ngày;
- Từ báo chí của đảng cầm quyền đến các mạng xã hội công dân; trong nước, ngoài nước;… nói chung là tất cả thành phần trong xã hội, trên khắp thế giới, bằng mọi phương tiện đều lên tiếng về Luật Đặt khu.
Bởi vì,
- Về hành vi: Không đơn giản là cái nhấn nút không công khai, thiếu chính kiến của đại biểu Quốc hội; mà nhiệm kỳ sau, thế hệ tiếp theo có thể sửa sai;
- Về thời gian: Không phải thuần túy cho thuê đất 50, 70 hay 99 năm; mà là xương máu suốt chặng đường 4 ngàn năm lịch sử giữ nước của dân tộc;
- Về không gian: Không chỉ giới hạn ở 3 huyện Vân Đồn, Vạn Ninh và Phú Quốc; mà là cả vùng Đông Nam Á; Biển Đông - Thái Bình Dương; mà là đường lưỡi bò, hiện thực hóa giấc mộng của Trung Hoa là “Nhất Đới, Nhất Lộ".
- Về hiệu quả: Không hẳn “một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng”; mà là cái giá phải trả vô cùng lớn của con cháu về độc lập, chủ quyền, môi trường, văn hóa, lịch sử.
v.v…
Từ “đặc khu” tới “khu tự trị” hay từ Tân Cương tới Việt Nam bao xa, bao lâu? chưa ai có thể trả lời được.
Tuy người dân chỉ có “dân trí cao và sáng suốt lúc bầu cử”; nhưng đừng kỳ vọng quá nhiều vào đại biểu Quốc hội hay Hội đồng nhân dân là họ sáng suốt hơn dân và đại diện cho ý nguyện của người dân?.
Dẫn chứng qua hai ví dụ:
Ví dụ 1. Quốc hội và dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận
Công nghệ hạt nhân đã có từ hơn nửa thế kỷ trước, nhiều nước quyết định dừng điện hạt nhân; mặc dù lúc đó dư luận phản đối dữ dội.
Nhưng Quốc hội vẫn nhấn nút thông qua phải làm Dự án bằng được; đến khi không thích nữa thì cũng chính những đại biểu Quốc hội này nhấn nút dừng Dự án.
Ví dụ 2. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng và Nguyễn Xuân Anh
Ông Nguyễn Xuân Anh sinh ra, lớn lên và làm việc tại thành phố Đà Nẵng từ hơn 40 năm nay, hoàn toàn không xa lạ gì với người dân và quan chức thành phố Đà Nẵng.
Khi cần thì 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Xuân Anh làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đến khi không thích nữa thì cũng chính 100% đại biểu này miễn nhiệm ông ấy.
Vừa qua, trong khi nhiều người dân xuống đường biểu tình thì Tổng Bí thư lại cho rằng: Luật Đặc Khu và Luật An ninh mạng gần đây dư luận sôi sục, xảy ra chuyện biểu tình, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân chúng ta để những phần tử chống đối, phá hoại, kích động, gây rối.
Lúc này Chính phủ chuẩn bị họp lần 2 về Luật Đặc khu, Quốc hội dời thời điểm thông qua luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 dự kiến diễn ra gần cuối năm nay (2018).
Còn người dân, đừng nín thở chờ đợi nữa mà hãy tự tìm hiểu, để tự mình trả lời các câu hỏi liên quan. Đó là Luật Đặc Khu: Có từ khi nào; Mục đích gì; Ai là tác giả; Tiến trình thực hiện?
Với ý thức là một người dân có trách nhiệm với đất nước, để không hổ thẹn với cha ông, không hối hận với con cháu.
Đừng để tập đoàn, nhóm lợi ích nào lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân chúng ta hợp pháp hóa đặc quyền đặc lợi; và cũng đừng để để những phần tử chống đối, phá hoại, kích động, gây rối tạo sự bất ổn cho xã hội.
Hãy đọc và suy ngẫm, từng người lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp:
Tư liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn thông tin đa chiều liên quan tới dự thảo Luật Đặc Khu với một thái độ khách quan, trung thực nhất; hệ thống được lưu trữ và sẵn sàng chia sẻ ở đây:
https://drive.google.com/open?id=1s8o7sgovffrFUnfBNgUllhdQj92hF_5F.
Mọi người đều có thể vào xem trực tiếp hoặc tải về máy riêng.
https://drive.google.com/open?id=1s8o7sgovffrFUnfBNgUllhdQj92hF_5F.
Mọi người đều có thể vào xem trực tiếp hoặc tải về máy riêng.
Các file thiết kế dưới dạng PDF, MS Word cho khổ giấy A4 để những người không quen sử dụng mạng in ra cho dễ đọc.
Giới thiệu một số nội dung chính của tư liệu.
*
Chính đề Việt Nam
Từ hơn 1/2 thế kỷ trước “Chính đề Việt Nam” đã phân tích được hiện trạng và tương lai đất nước. “Chính đề Việt Nam”:
1. Được nghiên cứu thời Đệ Nhất Cộng Hòa nhưng xuất bản chính thức vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa: “Chính đề Việt Nam” không phải viết theo tư duy nhiệm kỳ;
2. Phần “Sách Tham Khảo” được liệt kê đa dạng, nhiều nguồn, của nhiều nhân vật lịch sử: “Chính đề Việt Nam” kế thừa trí tuệ nhân loại, (không sao chép tự làm của mình).
3. Mặc dù giai đoạn Đệ Nhất Cộng Hòa có thiên vị cho Thiên Chúa Giáo, nhưng lại dùng lời Phật dạy “TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ” để làm phần Kết luận của sách:“Chính đề Việt Nam” không bị áp đặt quan điểm tôn giáo của nhà cầm quyền.
4. Dự báo tương lai đất nước trên nền tảng lịch sử dân tộc và hiện trạng các nước trên thế giới lúc bấy giờ và suy luận quy luật phát triển xã hội với học thuyết chủ nghĩa cộng sản.
5. Đánh giá thực trạng, nhiều dự báo, giải pháp phát triển đất nước trên các lĩnh vực; đến nay kiểm chứng lại: khá chính xác.
Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua
Theo chú dẫn của nhà xuất bản
“Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài.
Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.”
Cuốn sách gần 40 năm trước đã chỉ ra:
- Một tư tưởng chỉ đạo: chủ nghĩa đại dân tộc;
- Một chính sách: ích kỷ dân tộc'
- Một mục tiêu chiến lược: chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn.
Bài viết liên quan dự Luật đặc khu
Với hơn 100 bài viết từ nhiều nguồn khác nhau, vì nhiều lý do như: bị chặn bởi tường lửa, đăng lên rồi bị rút bài... mà nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam khó tiếp cận được.
Những bài viết này liên quan đến Luật Đặc khu, người sưu tầm cố gắng đưa thông tin đa chiều một cách khách quan, trung thực nhất; để người đọc có cái nhìn toàn cảnh về tương lai của Luật Đặc Khu.
Từ bài nói chuyện của ông Lê Duẩn về Trung Quốc, ý kiến của Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch và đại biểu Quốc hội về Luật Đặc Khu; đến ý kiến của nhiều thành phần khác trong xã hội ở cả trong, ngoài nước.
Các bài viết theo thứ tự thời gian công bố trên internet. Trong từng bài viết đều chỉ ra nguồn trên internet, trên đó có thể nhấn vào các liên kết để đọc các thông tin liên quan.
Tư liệu khác
Các văn bản pháp lý liên quan tiến trình xây dựng Luật Đặc Khu.
Clip, video…
***
Những tư liệu nêu trên đều có liên quan đến dự thảo Luật Đặc Khu mà xã hội đang bàn cãi ngày hôm nay. Giới thiệu đến những người quan tâm để có cái nhìn toàn cảnh và tự kết luận. Mọi người đều có thể giới thiệu thêm để bổ sung và cập nhật thường xuyên qua email luatdackhuvn@gmail.com
11.07.2018
11.07.2018
0 comments:
Post a Comment