Luật sư Đào Tăng Dực (Danlambao) - Gần đây không những dân Việt mà hầu như toàn thế giới đều quan ngại đến 3 thảm họa xảy ra cho người dân tại 3 quốc gia Á Châu với 3 thể chế chính trị tiêu biểu của thời đại.
Đó là: sự thất lạc 12 trẻ em và huấn luyện viên trong đội bóng đá tại Thái Lan tại một hang động thiên nhiên Tham Luang sâu cả ngàn thước dưới lòng đất và thiên tai lụt lội tại miền Tây Nhật Bản đưa đến sự tàn phá nhà cữa tài sản, nhân mạng dân Nhật lên đến nhiều trăm người.
Hai hiện tượng này làm chúng ta liên tưởng đến các nhân tai tại Việt Nam do nhà cầm quyền xả lũ vô trách nhiệm vào năm 2017, cũng như thảm họa tàn phá môi trường Nhà máy Thép Formosa năm 2016, đưa đến thiệt hại tài sản và nhân mạng của người dân, nhưng bị nhà cầm quyền CSVN dấu nhẹm vì sự kiểm soát thông tin của CSVN.
Trước hết, chúng ta đều biết Nhật Bản là quốc gia Á Châu đầu tiên canh tân và cải cách kinh tế lẫn chính trị. Bây giờ nghiễm nhiên là một quốc gia phát triển bật nhất thế giới song hành với một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
Tiếp theo đó, Thái Lan phát xuất là một chế độ quân chủ chuyên chính thiên về quân phiệt. Tuy nhiên có một thời gian khá dài trải qua một giai đoạn dân chủ đa đảng. Gần đây, giới quân đội liên kết với Hoàng Gia và cướp chính quyền, thay thế bằng một hiến pháp dân chủ giới hạn, hiến định hóa quyền lực của quân đội và hoàng gia. Chúng ta có thể kết luận rằng, Thái Lan là một nền dân chủ trong giai đoạn chuyển tiếp, nhưng với một hệ thống chính trị đa đảng.
Trong khi đó, Việt Nam là một chế độ độc tài toàn trị theo truyền thống Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Theo điều 4 hiến pháp hiện hành, đảng CSVN lãnh đạo độc nhất và toàn diện, không những chính quyền mà cả xã hội dân sự qua ngoại vi là Mặt Trận Tổ Quốc. Các cuộc bầu cử là bầu cử cuội qua sự chọn lọc ứng cử viên của Mặt Trận Tổ Quốc. Kết quả là 95% dân biểu quốc hội là đảng viên và 5% còn lại đa số là tay sai của đảng.
Nguyên nhân của các thảm họa trên phát xuất từ đâu?
Tại Thái Lan thì do sự kết hợp giữa 2 yếu tố. Một là thiên nhiên do mưa lũ, lụt lội làm ngập động thiên nhiên. Tuy chưa có kết quả điều tra chi tiết, nhưng yếu tố sai lầm của con người có lẽ không thể loại bỏ.
Tại Nhật Bản thì hầu như thảm họa lụt lội và sập đất tại miền Đông là phát xuất từ thiên nhiên. Sức mưa vào tháng 7 này có mức độ lịch sử và chính phủ phải di tản hằng triệu gia đình lánh nạn.
Tại Việt Nam thì động thái xã lũ các đập thủy điện miền Trung tính đến 19 tháng 11, 2017 là 41 người chết, 5 người mất tích và 74 người bị thương. Riêng tai họa ô nhiễm môi trường do Formosa bắt đầu từ tháng 4, 2016 đã gây hiện tượng cá chết khôn tiền khoán hậu trong lịch sử đất nước, vô cùng nặng nề trên 4 tỉnh miền Trung kể cả thiệt hại tính mạng người dân, mà CSVN hoàn toàn dấu nhẹm. Cả hai tai họa này đều phát xuất từ sự ngu dốt và tham nhũng tận răng của các cán bộ đảng CSVN.
Hậu quả như thế nào từ 3 thể chế chính trị khác nhau đối với nhân dân?
Tại Nhật Bản là một nước dân chủ chân chính thì Thủ Tướng Abe đình hoãn chuyến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh của NATO (tức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) hầu tập chú vào công tác giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt. Chính phủ Nhật Bản cũng huy động toàn bộ quân đội ra sức giúp đỡ người dân. Nền báo chí tư nhân tự do thực sự cũng tham gia công tác cứu trợ lẫn giám sát chính quyền chặt chẽ trong công tác này.
Tại Thái Lan, chính quyền huy động không những quan đội, mà ngay cả những chuyên gia quốc tế giúp đỡ các trẻ em bị lâm nạn. Báo chí Thái Lan và báo chí quốc tế lôi kéo sự chú ý và giúp đỡ của toàn thế giới. Thủ tướng Thái Lan còn đích thân tham gia vào công tác cứu trợ này. Một quân nhân người nhái Thái Lan đã hy sinh tính mạng để cứu chính con dân của quốc gia mình. Khi công tác cứu các trẻ em hoàn mãn vào ngày 11 tháng 7, toàn thế giới cảm thấy hãnh diện và vui mừng.
Trong khi đó, tại Việt Nam, báo chí chỉ dám đăng các tin đảng CSVN cho phép. Mãi đến ngày hôm nay, con số chính thức các nạn nhân bị chết vì 2 thảm họa do đảng gây ra vẫn bị dấu nhẹm. Các quan chức trốn biệt. Một số tuyên bố những câu vô lý, vô tình và vô trách nhiệm như “xả lũ là đúng quy trình”, hoăc “cá chết là vì bị quá nhiều dưỡng khí” hoặc “cá chết là vì tiếng động tầng số quá cao”... Riêng ông TBT Nguyễn Phú Trọng thì vào thời điểm Formosa xả chất độc ô nhiễm trái luật pháp và bị phanh phui, thay vì thăm ngư dân bị nạn, ông lại đi thăm cơ sở của Formosa xem thử có bị sứt mẻ gì hay không. Khi xả lũ và gây thiệt hại về tài sản cũng như nhân mạng đồng bào thì các viên chức cao cấp của đảng không thăm dân mà chỉ thăm viếng các cơ sở thủy điện, hầu bảo vệ vốn đầu tư cho an toàn.
TBT Nguyễn Phú Trọng còn vô cùng nổi tiếng về câu bình phẩm của ông, trong cuộc gặp gỡ với Tập Cận Bình rằng theo khẩu vị của TBT, trà Tàu ngon hơn trà Việt Nam nữa.
Trước tình cảnh đất nước oái ăm như thế, chúng ta phải làm gì?
Như một người Việt Nam còn quan tâm đến vận mệnh đất nước, chúng ta phải sát cánh với toàn dân, quyết tâm giải thể độc tài đảng trị CSVN, xây dựng cho đất nước một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, hầu dân tộc chúng ta có thể tiến lên, vươn vai cùng nhân loại văn minh.
Trong một nước Việt Nam dân chủ thật sự, mỗi người quân nhân Việt Nam sẽ có quyền hy sinh cho dân tộc, được vinh danh trong sự hy sinh vô vị lợi đó, như người quân quân Thái Lan nêu trên, mà không cần biết ơn "bác" hay đảng hoặc xưng hô “đồng chí” một cách ngu xuẩn với bất cứ ai.
Cũng như những người Nhật Bản, Thái Lan bình thường khác, họ chỉ cần một tấm lòng hy sinh cho dân tộc, trong sáng, vô vị lợi, không hề hoen ố bởi một ý thức hệ tào lao nào.
21.07.2018
0 comments:
Post a Comment