Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Một nhà văn người Úc viết về mục tiêu chiến lược của Chinatown ở Úc và nhiều nước khác trên thế giới. Theo ông, người Tàu bắt đầu gặm nhắm xã hội nơi họ tới định cư bằng những Chinatown. Họ tự giới thiệu văn hóa Tàu với dân bản xứ. Trước tiên bằng văn hóa ăn uống là thứ không cần ngôn ngữ. Ở xứ có nền văn hóa phát triển, có chính phủ dân chủ mạnh, có xã hội tự do thì Chinatown là nơi kiều dân Tàu tập trung lo lượm bạc cắc. Ở các nước kém mở mang, nhất là về mặt chính trị, thì họ mua chuộc nhà cầm quyền để mua đứt luôn đất nước đó. Một số nước Phi châu đang gặp phải tình trạng này do nhà cầm quyền độc tài và tham nhũng.
Gần đây và cụ thể, như là trường hợp điển hình kề sát Việt nam, đó là Sri Lanka. Nhưng Sri Lanka khác Việt Nam. Sri Lanka là nạn nhân do nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng và bất tài mắc nợ Tàu không thể trả nổi mà phải chịu mắc bẩy nham hiểm của Tàu, để cho Tàu lấy đất trừ nợ. Trong lúc đó, CSVN lại tự nguyện hiến dâng tất cả cho Tàu chỉ vì cùng phe xã hội chủ nghĩa. Và sự hiến dâng đã bắt đầu từ Hồ Chí Minh lúc chưa nắm được chính quyền, chỉ mới vận động sự trợ giúp của Tàu đã cam kết khi nắm được chính quyền sẽ đem cả đất nước đền ơn đáp nghĩa.
Nay Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN có đem cả Việt Nam dâng cho Tập Cận Bình cũng chỉ là nối tiếp sự nghiệp bán nước của Hồ Chí Minh mà thôi.
Văn hóa bành trướng
Bành trướng là thứ văn hóa muôn đời của Tàu, nó ăn sâu vào tận xương tủy của người Tàu. Hiền lành là di dân đi lượm bạc cắc với quần xà lỏn, cây đòn gánh thu mua ve chai, đi vào hang cùn ngỏ hẻm gỏ lắc cắc rao tầm quấc (đấm bóp), bán chí mà phủ (chè mè đen), đẩy xe hủ tiếu mì, khá hơn là mở tiệm cà phê, tạp hóa, tiệm ăn.
Cái thứ văn hóa bành trướng này đã có từ 3000 năm qua, do nước Tàu bị nạn đói triền miên. Người dân phải bung ra ngoài tìm đường sống cho bản thân và gia đình. Nhưng khi Tàu có nội tình yên ổn, dân chúng an cư lạc nghiệp thì đó là lúc họ bắt đầu nghĩ tới xua quân đi chiếm ngự nước khác. Sự bành trướng của Tàu tập trung chủ yếu trên 2 cơ sở: Xâm chiếm lãnh thổ và đồng hóa các dân tộc nơi họ tới.
Về xâm chiếm đất đai, họ bắt đầu từ đời nhà Chu. Văn hóa nhà Chu là coi đất đai thuộc về thần thánh mà họ là con của thần thánh nên tất cả đất đai và cư dân đều thuộc về họ. Chính trị bá quyền bắt đầu từ đây. Đất đai của nhà Chu chinh phục được quá rộng lớn nên phải chia thành xứ, cắt đặt người cai trị. Chế độ đế quốc và phong kiến thành hình. Vua nhà Chu cho mình là con Trời, tuyên truyền nhận lãnh mệnh Trời trị vì bá tánh.
Vận dụng văn hóa bá quyền, ngày nay Tàu đã mở rộng đất nước với 5 khu vực rộng lớn bằng chính sách thôn tính: Vân Nam, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Nội Mãn Châu. Nhưng họ chưa thỏa mãn tham vọng bành trướng của họ. Ở cựu Đông Dương, họ đã chiếm kể như xong Lào và Miên. Việt Nam đã được Nguyễn Phú Trọng đút thẳng vào miệng Tập Cận Bình, hắn nuốt khỏi cổ, đang chờ tiêu hóa.
Nhìn lại chút việc đã qua
Ký thỏa hiệp 6/3/46 đón Tây trở lại, ở lại Liên Hiệp Pháp, trước tiên, Hồ Chí Minh thực hiện âm muu quỉ huyệt, mượn tay Tây cùng với lực lượng võ trang Việt Minh hành quân lên Việt Bắc tảo thanh các lực lượng yêu nước không cộng sản, mạnh hơn Việt minh, như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, để giành cho được độc quyền cho Việt Minh cộng sản.
Thấy chính phủ Pháp tỏ ra cứng rắn, ở lại Hà Nội khó khăn mà còn có thể nguy hiểm, Hồ Chí Minh bèn lo thu xếp lánh nạn lên Việt Bắc. Nhưng đi cách nào cho ổn một Chủ tịch nước mới vừa tự phong? Thế là Hồ tuyên bố toàn dân kháng chiến, mượn dân mở đường cho Hồ đào tẩu.
Cũng về bản chất của Hồ, xin kể thêm một giai thoại làm toát lên bản chất láo cá của Hồ, và nhất là liên quan đến việc lệ thuộc để mất nước.
Đầu năm 1950, kháng chiến Việt Nam ngày càng quyết liệt, Hồ Chí Minh bí mật qua Tàu cầu viện. Mao đã qua Moscou trước đó vài hôm. Tuy nhiên Hồ vẫn được Tàu thu xếp cho qua Moscou. Nhân thấy Mao và Xít-ta-lin vừa ký hiệp ước quân sự, Hồ ngỏ lời xin ký một hiệp ước như vậy để được trợ giúp quân sự. Xít-ta-lin trả lời "Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra? Chúng tôi giải thích thế nào đây?"
Hồ thản nhiên đáp "Điều đó rất dễ. Đồng chí cho chiếc máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao?".
Xít-ta-lin cười lớn: "Đó là quá sức tưởng tượng đặc biệt của người phương Đông các anh" (Phạm Cao Dương "Nhân vụ Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc…")
Thật ra, Xít-ta-lin đã đẩy vấn đề của Hồ Chí Minh qua cho Mao rồi. Giờ đây, Xít-ta-lin chỉ cần chỉ thị cho Hồ điều gì phải làm mà thôi. Ông kéo 2 chiếc ghế lại gần, bảo với Hồ "Đây là ghế địa chủ, còn đây là ghế bần cố nông. Đồng chí hảy chọn"(Pierre Brocheux, HCM du révolutionnaire à l’icone, Payot, Paris, 2003). Không thấy Hồ trả lời. Ý của Xít-ta-lin muốn bảo Hồ hãy lo tiến hành cách mạng vô sản, thay vì lo đánh Tây giành độc lập. Nhưng về nước, năm 1953, Hồ cho tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành một sắc lệnh quy định các thành phần giai cấp ở nông thôn trong vùng Việt Minh chiếm đóng, gồm có 5 thành phần là địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông và cố nông. Thực ra sắc lệnh này chỉ thi hành tại vùng Trung Du, tức là chiến khu Việt Bắc; Liên khu 4 gồm các tỉnh Thanh Hóa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; và Liên khu 5 gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Còn trên toàn quốc là vùng do chính phủ Bảo Đại kiểm soát cho nên sắc lệnh này không có hiệu dụng. Riêng vùng Việt Bắc lại toàn là đất của các dân tộc Miền Núi cho nên không thể áp dụng sắc luật này, ngoại trừ tỉnh Thái Nguyên.
Hoàng Tùng đã kể lại: “...Bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ vào đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung Quốc cử đoàn cố vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền. Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian lúc tiến hành cải cách đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ Chính Trị do đó cũng biết một số việc...”
Việc trước tiên của Kiều Hiểu Quang là thanh lọc lại toàn bộ các sĩ quan chỉ huy trong quân đội và các cán bộ lãnh đạo trong đảng cộng sản. Sau đó thay thế bằng những người do các cố vấn lựa chọn. Tiêu chuẩn để được chọn làm chỉ huy phải là những người xuất thân từ giai cấp vô sản, tức là công nhân, bần nông và cố nông, nghĩa là những người thất học, ai bảo sao thì nghe vậy.
Trên danh nghĩa, Kiều Hiểu Quang tuyên bố là tổ chức lại đội ngũ theo học thuyết Mác-Lê, đưa giai cấp vô sản lên lãnh đạo “cách mạng”, nhưng trên thực tế là thhanh toán hết những cán bộ giỏi có từ trước đến nay để thay bằng những người “thân Trung Quốc” mà các cố vấn đã nhắm truớc. Đó toàn là những người bất tài, không có tư cách.
Theo Hoàng Tùng: “Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ, mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử”!
Dĩ nhiên là Kiều Hiểu Quang không trực tiếp giết người, mà chỉ thị cho Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp thanh toán hết những người có tài bởi vì họ có thể tổ chức quật ngược thế cờ hoặc ngấm ngầm tuyên truyền chống lại trong đảng hay trong quân đội. Những người bị giết thường bị gán cho cái tội có lý lịch liên quan tới Quốc Dân Đảng, Đại Việt… và xuất thân là thành phần “trí, phú, địa, hào”. Hầu hết họ đều được hỏi hai câu hỏi trước khi bị hành hình: “Anh thuộc giai cấp kẻ thù của giai cấp vô sản, vậy thì anh vào Đảng của những người vô sản để làm gì? Rồi lại tìm cách leo cao, luồn sâu trong Đảng để âm mưu gì?”.
Hoàng Tùng có vẻ thản nhiên khi thú nhận đảng của anh đã giết oan hằng mấy ngàn vị chỉ huy trong Đảng cũng như trong Quân đội.
Vụ án này cho thấy cả một thế hệ nhân tài, giới tiểu tư sản trí thức, cuối cùng của cuộc “Cách mạng Mùa Thu” đã bị tiêu diệt. Sau đó đảng cộng sản chỉ còn lại rặt một đám lưu manh, không học, chạy theo bợ đỡ Tàu để giử đảng và được tiến thân.
Khi Xít-ta-lin cho Hồ Chí Minh biết Mao đã thuận giúp cách mạng việt nam, có nói rỏ thêm "Trung quốc giúp Việt nam một con gà thì sau này, cách mạng thành công, Việt Nam liệu trả lại Trung quốc một cái trứng".
Phải chăng đảng cộng sản Hà Nội đang trả cho Tàu cái trứng? Hay cả con bò sữa mập béo nhưng được Tàu đưa cho thêm tiền?
Năm 1990, tại Thành Đô, Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư đảng, Trưởng phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị, tuyên bố "Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng… Việt nam sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng trong quá khứ..."
Cái gợi là "tình hữu nghị giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng", phải chăng đó là lời hứa của Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Trần Canh và Vị Quốc Thanh đại diện của Mao năm 1926 và lập lại với Chu Ân Lai năm 1930 vào ngày thành lập Đảng CS Việt Nam: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...”
Vận mệnh của dân tộc và đất nước Việt Nam có thể đã bị quyết định ngay từ chuyến đi của Hồ Chí Minh năm 1950. Và để thực hiện kế hoặch chiếm Việt nam khi thuận tiên, từ lúc này, chắc chắn Tàu đã nghiên cúu các cao điểm chiến lược về kinh tế và quân sự, các cột mốc biên giới... nên ngày nay họ đều giành làm chủ toàn những điểm sinh tử ở Việt nam.
Thôi thế là hết vậy!
05.07.2018
0 comments:
Post a Comment