Tháng Chín (Danlambao) - Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ đảng CSVN vừa công bố hôm 18/9/2017 cho thấy cuộc chiến quyền lực tại Đà Nẵng đã chính thức ngã ngũ với sự ra đi – gần như chắc chắn – của vị bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh.
Giống với kịch bản Đinh La Thăng, nhiều khả năng Nguyễn Xuân Anh sẽ bị điều ra trung ương để giữ một vị trí hữu danh vô thực. Câu hỏi được dư luận quan tâm lúc này là: Ai sẽ lên thay ông Anh “tiếp quản” chiếc ghế bí thư của thành phố quyền lực thứ 3 cả nước này?
Cuộc chiến dai dẳng
Lúc sinh thời, người tiền nhiệm của Nguyễn Xuân Anh là cố bí thư Nguyễn Bá Thanh đã biến Đà Nẵng trở thành vùng đất bất khả xâm phạm đối với các thế lực bên ngoài, thậm chí là từ trung ương. Tuy nhiên, sau cái chết bí ẩn của ông Thanh khi đang giữ chức trưởng ban nội chính trung ương, cùng qua 2 năm chuyển tiếp của bí thư bất tài Trần Thọ thì Đà Nẵng lâm vào tình trạng rối loạn.
Thời điểm này, người ta bắt đầu được chứng kiến những âm mưu tranh giành tàn khốc, đấu đá bẩn thỉu giữa những kẻ từng luôn miệng gọi nhau bằng “đồng chí”. Thành ủy Đà Nẵng biến thành chiến trường cho những thế lực bên ngoài nhòm ngó.
Tại đại hội đảng lần thứ 12, “thái tử đảng” Nguyễn Xuân Anh ngồi vào chiếc ghế bí thư thành ủy đầy quyền lực ở tuổi 39 nhờ vào sự chống lưng của ông bố ruột mình là Nguyễn Văn Chi – cựu ủy viên Bộ Chính trị.
Khi còn ở đỉnh cao quyền lực, cựu Trưởng ban kiểm tra TƯ Nguyễn Văn Chi là người bảo kê cho Nguyễn Bá Thanh. Do vậy, Nguyễn Xuân Anh được thừa hưởng một bệ đỡ quyền lực đầy vững chắc do Nguyễn Bá Thanh để lại.
Tuy nhiên, đối thủ chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng kịp thời đưa đàn em Huỳnh Đức Thơ lên ngồi ghế chủ tịch Đà Nẵng.
Bị hà hơi lạnh gáy, Nguyễn Xuân Anh bắt đầu ra tay hành động để củng cố quyền lực. Chỉ sau vài tháng ngồi ghế trong năm 2016, có trên 13 quyết định điều động, luân chuyển cán bộ đã đưa nhiều đàn em thân tín của vị tân bí thư vào những vị trí quan trọng. Đồng thời, cũng đẩy nhiều “lính phe khác” sang những vị trí “ngồi chơi xơi nước”.
Dĩ nhiên, phe nhóm Huỳnh Đức Thơ cũng phản đòn không kém phần quyết liệt.
Thông tin bí thư Đà Nẵng nhận và sử dụng chiếc xe trên 2,5 tỉ đồng do doanh nghiệp tặng được bung ra cho báo chí. Chiếc xe này còn dính “nghi án” mang biển số giả do trùng khớp với biển số của một chiếc ô tô đã có từ trước ở Đà Nẵng. Chiếc xe sau đó được thành ủy làm thủ tục trả lại cho doanh nghiệp.
Người được cho là đã “bung tin” cho báo chí là Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND, từng đảm nhiệm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải. Ông Dũng vốn là một đàn em thân tín của Huỳnh Đức Thơ. Ít lâu sau, ông Dũng bị miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch thường trực UBND TP trong một kỳ họp HĐND do Nguyễn Xuân Anh chủ trì.
Đồng thời, để phản đòn Huỳnh Đức Thơ, Nguyễn Xuân Anh chỉ đạo đàn em bung thông tin về việc bán đảo rừng nguyên sinh Sơn Trà bị phá nát. Dư luận cả nước búc xúc bởi những sai phạm về quy hoạch, cấp đất, phá rừng, xây dựng trái phép ở nơi đây.
Để trả đũa, dự án hầm chui Sông Hàn do Nguyễn Xuân Anh bảo trợ cũng không thể thông qua ở “cửa UBND” của Huỳnh Đức Thơ, phải chờ ý kiến “chỉ đạo” của Thủ tướng. Việc “đứng hình” này khiến cánh Nguyễn Xuân Anh có nguy cơ vỡ nợ bởi đã nhanh tay “gom” hàng chục lô đất dọc theo hầm chui này.
Đòn quyết định
Cuộc chiến quyền lực càng kéo dài dai dẳng bao nhiêu thì lại càng khiến nội bộ thành ủy Đà Nẵng nát bét bấy nhiêu. Không thể kiên nhẫn được thêm, những con “ngáo ộp” từ trung ương đã buộc lòng phải can thiệp.
Đánh hơi được điều này, Huỳnh Đức Thơ đã khẩn cấp mang nhiều valy tiền mặt ra tận Hà Nội, trực tiếp giao cho các xếp lớn ở trung ương. Đồng thời, Nguyễn Xuân Phúc cũng ráo riết dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Nguyễn Phú Trọng chấp nhận phương án loại bỏ Nguyễn Xuân Anh.
Điều gì đến cũng đã phải đến, kết luận của thanh kiếm mang tên “Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng CSVN” ngày 18/9 là một đòn quyết định được tung ra trước thềm hội nghị TƯ lần thứ 6 của đảng CSVN. Phe nhóm Nguyễn Xuân Phúc – Huỳnh Đức Thơ đầy nham hiểm và cáo già chiến thắng vang dội trước một Nguyễn Xuân Anh quá non nớt và bất tài.
Việc Nguyễn Xuân Anh rời khỏi chiếc ghế bí thư thành ủy Đà Nẵng chỉ còn là vấn đề thời gian. Người lên thay ông Anh – theo như một số đồn đoán – sẽ là một đàn em thân tín gốc Quảng Nam của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ngược lại, dù bị chung kết luận kỷ luật với Nguyễn Xuân Anh, nhưng Huỳnh Đức Thơ vẫn an tâm tại vị chiếc ghế Chủ tịch UBND Đà Nẵng đến hết nhiệm kỳ.
Đây cũng là dấu chấm hết cho “triều đại” kéo dài hơn hai thập kỷ làm “lãnh chúa miền Trung” của hai gia tộc Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Bá Thanh. Trong khi đó, Nguyễn Xuân Phúc không chỉ thâu tóm được Đà Nẵng mà còn rửa được mối cừu hận đối với cả hai gia tộc này.
Những diễn biến như trên tại Đà Nẵng cũng phần nào cho chúng ta thấy được cái gọi là “tình đồng chí” giữa những tên chóp bu cộng sản. Theo đó, cái gọi là cuộc chiến chống tham nhũng thực chất cũng chỉ là những cuộc thanh trừng quyền lực trong nội bộ bọn chúng với nhau mà thôi.
20.09.2017
Tháng Chín (Danlambao) - Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ đảng CSVN vừa công bố hôm 18/9/2017 cho thấy cuộc chiến quyền lực tại Đà Nẵng đã chính thức ngã ngũ với sự ra đi – gần như chắc chắn – của vị bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh.
Giống với kịch bản Đinh La Thăng, nhiều khả năng Nguyễn Xuân Anh sẽ bị điều ra trung ương để giữ một vị trí hữu danh vô thực. Câu hỏi được dư luận quan tâm lúc này là: Ai sẽ lên thay ông Anh “tiếp quản” chiếc ghế bí thư của thành phố quyền lực thứ 3 cả nước này?
Cuộc chiến dai dẳng
Lúc sinh thời, người tiền nhiệm của Nguyễn Xuân Anh là cố bí thư Nguyễn Bá Thanh đã biến Đà Nẵng trở thành vùng đất bất khả xâm phạm đối với các thế lực bên ngoài, thậm chí là từ trung ương. Tuy nhiên, sau cái chết bí ẩn của ông Thanh khi đang giữ chức trưởng ban nội chính trung ương, cùng qua 2 năm chuyển tiếp của bí thư bất tài Trần Thọ thì Đà Nẵng lâm vào tình trạng rối loạn.
Lúc sinh thời, người tiền nhiệm của Nguyễn Xuân Anh là cố bí thư Nguyễn Bá Thanh đã biến Đà Nẵng trở thành vùng đất bất khả xâm phạm đối với các thế lực bên ngoài, thậm chí là từ trung ương. Tuy nhiên, sau cái chết bí ẩn của ông Thanh khi đang giữ chức trưởng ban nội chính trung ương, cùng qua 2 năm chuyển tiếp của bí thư bất tài Trần Thọ thì Đà Nẵng lâm vào tình trạng rối loạn.
Thời điểm này, người ta bắt đầu được chứng kiến những âm mưu tranh giành tàn khốc, đấu đá bẩn thỉu giữa những kẻ từng luôn miệng gọi nhau bằng “đồng chí”. Thành ủy Đà Nẵng biến thành chiến trường cho những thế lực bên ngoài nhòm ngó.
Tại đại hội đảng lần thứ 12, “thái tử đảng” Nguyễn Xuân Anh ngồi vào chiếc ghế bí thư thành ủy đầy quyền lực ở tuổi 39 nhờ vào sự chống lưng của ông bố ruột mình là Nguyễn Văn Chi – cựu ủy viên Bộ Chính trị.
Khi còn ở đỉnh cao quyền lực, cựu Trưởng ban kiểm tra TƯ Nguyễn Văn Chi là người bảo kê cho Nguyễn Bá Thanh. Do vậy, Nguyễn Xuân Anh được thừa hưởng một bệ đỡ quyền lực đầy vững chắc do Nguyễn Bá Thanh để lại.
Tuy nhiên, đối thủ chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng kịp thời đưa đàn em Huỳnh Đức Thơ lên ngồi ghế chủ tịch Đà Nẵng.
Bị hà hơi lạnh gáy, Nguyễn Xuân Anh bắt đầu ra tay hành động để củng cố quyền lực. Chỉ sau vài tháng ngồi ghế trong năm 2016, có trên 13 quyết định điều động, luân chuyển cán bộ đã đưa nhiều đàn em thân tín của vị tân bí thư vào những vị trí quan trọng. Đồng thời, cũng đẩy nhiều “lính phe khác” sang những vị trí “ngồi chơi xơi nước”.
Dĩ nhiên, phe nhóm Huỳnh Đức Thơ cũng phản đòn không kém phần quyết liệt.
Thông tin bí thư Đà Nẵng nhận và sử dụng chiếc xe trên 2,5 tỉ đồng do doanh nghiệp tặng được bung ra cho báo chí. Chiếc xe này còn dính “nghi án” mang biển số giả do trùng khớp với biển số của một chiếc ô tô đã có từ trước ở Đà Nẵng. Chiếc xe sau đó được thành ủy làm thủ tục trả lại cho doanh nghiệp.
Người được cho là đã “bung tin” cho báo chí là Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND, từng đảm nhiệm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải. Ông Dũng vốn là một đàn em thân tín của Huỳnh Đức Thơ. Ít lâu sau, ông Dũng bị miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch thường trực UBND TP trong một kỳ họp HĐND do Nguyễn Xuân Anh chủ trì.
Đồng thời, để phản đòn Huỳnh Đức Thơ, Nguyễn Xuân Anh chỉ đạo đàn em bung thông tin về việc bán đảo rừng nguyên sinh Sơn Trà bị phá nát. Dư luận cả nước búc xúc bởi những sai phạm về quy hoạch, cấp đất, phá rừng, xây dựng trái phép ở nơi đây.
Để trả đũa, dự án hầm chui Sông Hàn do Nguyễn Xuân Anh bảo trợ cũng không thể thông qua ở “cửa UBND” của Huỳnh Đức Thơ, phải chờ ý kiến “chỉ đạo” của Thủ tướng. Việc “đứng hình” này khiến cánh Nguyễn Xuân Anh có nguy cơ vỡ nợ bởi đã nhanh tay “gom” hàng chục lô đất dọc theo hầm chui này.
Đòn quyết định
Đòn quyết định
Cuộc chiến quyền lực càng kéo dài dai dẳng bao nhiêu thì lại càng khiến nội bộ thành ủy Đà Nẵng nát bét bấy nhiêu. Không thể kiên nhẫn được thêm, những con “ngáo ộp” từ trung ương đã buộc lòng phải can thiệp.
Đánh hơi được điều này, Huỳnh Đức Thơ đã khẩn cấp mang nhiều valy tiền mặt ra tận Hà Nội, trực tiếp giao cho các xếp lớn ở trung ương. Đồng thời, Nguyễn Xuân Phúc cũng ráo riết dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Nguyễn Phú Trọng chấp nhận phương án loại bỏ Nguyễn Xuân Anh.
Điều gì đến cũng đã phải đến, kết luận của thanh kiếm mang tên “Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng CSVN” ngày 18/9 là một đòn quyết định được tung ra trước thềm hội nghị TƯ lần thứ 6 của đảng CSVN. Phe nhóm Nguyễn Xuân Phúc – Huỳnh Đức Thơ đầy nham hiểm và cáo già chiến thắng vang dội trước một Nguyễn Xuân Anh quá non nớt và bất tài.
Việc Nguyễn Xuân Anh rời khỏi chiếc ghế bí thư thành ủy Đà Nẵng chỉ còn là vấn đề thời gian. Người lên thay ông Anh – theo như một số đồn đoán – sẽ là một đàn em thân tín gốc Quảng Nam của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ngược lại, dù bị chung kết luận kỷ luật với Nguyễn Xuân Anh, nhưng Huỳnh Đức Thơ vẫn an tâm tại vị chiếc ghế Chủ tịch UBND Đà Nẵng đến hết nhiệm kỳ.
Đây cũng là dấu chấm hết cho “triều đại” kéo dài hơn hai thập kỷ làm “lãnh chúa miền Trung” của hai gia tộc Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Bá Thanh. Trong khi đó, Nguyễn Xuân Phúc không chỉ thâu tóm được Đà Nẵng mà còn rửa được mối cừu hận đối với cả hai gia tộc này.
Những diễn biến như trên tại Đà Nẵng cũng phần nào cho chúng ta thấy được cái gọi là “tình đồng chí” giữa những tên chóp bu cộng sản. Theo đó, cái gọi là cuộc chiến chống tham nhũng thực chất cũng chỉ là những cuộc thanh trừng quyền lực trong nội bộ bọn chúng với nhau mà thôi.
20.09.2017
20.09.2017
0 comments:
Post a Comment