Friday, September 22, 2017

Bác Hồ hay bác hổ? (kỳ 1)

Trần Trung Chính (Danlambao) - “Diễn Viên TK 21: “Những người đó cũng xem tác phẩm của chúng tôi và tỏ vẻ tâm đắc nhưng sau đó họ chà đạp những tác phẩm ấy.” 

Trí thức Việt hồi 1945: Họ đã chết! Nhưng hồn họ đã hiện về và kêu lên rằng: “Bác Hồ” đã mời gọi chúng tôi và tỏ vẻ yêu quí nhưng sau đó “Bác Hồ” đã giết chúng tôi!” - Bác Hồ hay bác hổ?”

***

A. Diễn Viên tk 21 với Trí thức Việt 1945 – ai khổ hơn?

Tổng công ty vận tải thuỷ với Bác Hồ - kẻ nào ác hơn?

Mấy ngày nay dư luận Việt Nam đang nóng về chủ đề “Hãng phim truyện Việt Nam” bị thâu tóm bởi Tổng công ty vận tải thuỷ, dư luận lo ngại: “Việc nhà đầu tư giải phóng một số nhà xưởng, gom các phòng chuyên môn sáng tác thành một, di dời trang thiết bị kỹ thuật, đạo cụ, phục trang làm phim… cho thấy dấu hiệu của sự “giải tán” chuyên môn để triển khai kinh doanh đơn thuần khiến anh chị em nghệ sĩ hết sức hoang mang, bất an về tương lai cá nhân và sự nghiệp chung.”

“Với tình hình kinh doanh ngày càng xuống dốc của Tổng công ty vận tải thủy Vivaso, nhiều người càng có cơ sở tin rằng mục đích cuối cùng của doanh nghiệp này khi chi tiền sở hữu Hãng phim truyện Việt Nam không nằm ở tình yêu điện ảnh của vị đại gia “tay ngang” mà chính là hàng nghìn mét vuông đất vàng hồ Tây.”
“Ông chủ thực sự của Hãng phim truyện Việt Nam không phải là công ty vận tải thủy Vivaso mà lại là công ty chuyên về bất động sản của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.”

Tôi rất quan tâm tới tâm tư của Diễn viên Quốc Tuấn:

“Tôi khóc vì bất lực trước một điều mình không thể nghĩ là có thể xảy ra được. Thực sự hôm nay là bất lực và uất ức khi mình bị xúc phạm bởi 1 nhóm người – tôi có thể nói là họ không có lương tâm với nghệ sĩ. Những người đó cũng xem tác phẩm của chúng tôi và tỏ vẻ tâm đắc nhưng sau đó họ chà đạp những tác phẩm ấy. Đó là điều chúng tôi không thể chấp nhận được và đau xót vô cùng”. “Đại gia đứng sau thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam là ai?” (VietNamNet)

Vâng “Những người đó cũng xem tác phẩm của chúng tôi và tỏ vẻ tâm đắc nhưng sau đó họ chà đạp những tác phẩm ấy.” Viết đến đây tôi lại nhớ tới các Trí thức Việt hồi 1945 - Trí thức Việt hồi 1945, họ đã chết! Nhưng hồn họ đã hiện về và kêu lên rằng: “Bác Hồ đã mời gọi chúng tôi và tỏ vẻ yêu quí nhưng sau đó Bác Hồ đã giết chúng tôi!”

B. Bác Hồ hay bác hổ?

I. Bác Hồ đã mời gọi chúng tôi: “Lập tức điều tra nơi nào có người tài đức… thì phải báo cáo ngay.”

“Sau 80 năm bị bọn Pháp thực dân giày vò, nước Việt Nam ta cái gì cũng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao. Nay muốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều… Vậy chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ.” (Báo Cứu quốc, số 91, ngày 14-11-1945. - Hồ Chí Minh với “Nhân tài và kiến quốc”)

“Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. 

E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.

Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền nǎng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.

Báo cáo phải nói rõ: tên tuổi, nghề nghiệp, tài nǎng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó.

Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ. - Chủ tịch Chính phủ Việt Nam HỒ CHÍ MINH – Báo cứu quốc, số 411” (Tìm người tài đức - Tuổi Trẻ Online)

“Hai văn bản “Nhân tài và kiến quốc” và “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hai văn kiện có giá trị vô cùng to lớn của Đảng và Nhà nước ta về chủ trương trọng dụng nhân tài, chẳng những có giá trị trọng đại lúc đương thời, mà còn có giá trị và ý nghĩa lớn lao đối với sự hưng thịnh của đất nước và dân tộc muôn đời…

…Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biết bao người tài đức, các nhân sĩ, trí thức ở trong nước và nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã tự nguyện và nồng nhiệt đi theo Bác Hồ và cách mạng, đóng góp trí tuệ và tài sản cá nhân cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như cho công cuộc xây dựng hòa bình. Từ các vị quan chức cấp cao của triều Nguyễn như Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe..., các bậc danh nho như các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn, Nguyễn Văn Tố…,” (Bác Hồ tìm người tài, đức - QĐND - Báo Mới)

II. Và chúng tôi – những Trí thức Việt 1945 – đã bị BH… giết!

“Cả 4 vị Trí thức (được nói là lãnh đạo Quốc Hội của Hồ) đều chết bí ẩn – Và nhiều Trí thức Việt (được nói là Đại biểu QH của Hồ... chết yểu.”

1. Trí thức Nguyễn Văn Tố - chủ tịch QH – chết mất xác năm 1947 – thọ 58 tuổi. (Có thật Pháp giết?)

Sau ngày toàn quốc kháng chiến (ngày 19 tháng 12 năm 1946, ông cùng chính phủ rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của quân đội Pháp vào chiến khu trong chiến dịch Việt Bắc, ông bị bắt, bị tra khảo và bị giết tạiBắc Kạn.” (Nguyễn Văn Tố – Wikipedia tiếng Việt)

“Trong phần mộ nghi là có hài cốt cụ Nguyễn Văn Tố, chúng tôi tìm được một chiếc nhẫn lồng qua xương đốt tay. Cốt của ngôi mộ thứ nhất xương chân tay còn nhiều, xương mặt còn nhưng phần xương sọ đã mủn, phần sau gáy còn một mảng tròn như mảnh gáo dừa, các phần khác vỡ thành nhiều mảnh. Trong mộ phát hiện 3 đinh thép lẫn với các phần xương cốt, 2 chiếc xuyên qua lòng bàn tay, một nằm ở phần xương bả vai phải.

Đây chắc chắn là dấu tích địch dùng đinh đóng vào người để tra tấn…”(Hành trình lạ kỳ đi tìm mộ cụ Nguyễn Văn Tố” (anninhthudo.vn)

Và “Bác Hồ” khóc:

“Hồi ký “Chiến đấu trong vòng vây” của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn nói về sự kiện này: “…Ta biết rõ hôm ấy, bọn lính dù bắt được một cụ già trông chững chạc, nói tiếng Pháp, yêu cầu chấm dứt chiến tranh xâm lược. Lúc biết không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng đã bắn chết khi ông tìm cách chạy thoát. Đó là cụ Nguyễn Văn Tố, Trưởng ban Thường trực Quốc hội, một nhân sĩ yêu nước tâm huyết và có uy tín lớn. Cụ Tố hy sinh là một tổn thất lớn cho ta…”.

Biết tin cụ Nguyễn Văn Tố hy sinh, Bác Hồ rất đau buồn. Ngay trong phiên họp “tất niên” của Hội đồng Chính phủ đón Tết Đinh Hợi 1947 diễn ra giữa núi rừng Việt Bắc, Bác Hồ đã bật khóc tiếc thương cụ Nguyễn Văn Tố. Sau phiên họp đó, Bác đã viết bài điếu văn khóc cụ Tố,… Bài điếu văn trên đã cho chúng ta thêm một bằng chứng sinh động để khẳng định tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sĩ và những người có công với nước là sâu nặng đến nhường nào.” (Người liệt sĩ là bộ trưởng và bài điếu văn đầy xúc động của Chủ tịch ...vannghethainguyen.vn)

2. Trí Thức Bùi Bằng Đoàn - chủ tịch QH – chết năm 1955 – thọ 66 tuổi - ốm liệt người từ 1948 – cả 4 anh em ruột và vợ cùng chết trước 1950. (Có thật ốm mà chết?)

Hai vợ chồng – 2 trí thức lớn cũng chết và như chết năm 1948.

“Bùi Bằng Đoàn (18891955) là Thượng thư bộ Hình triều Nguyễn (1933-1945), Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa 1 (19461955). 

…Ngày 17 tháng 11 năm 1945 Hồ Chủ tịch mời ông tham gia Ban cố vấn Chủ tịch nước, rong bức thư đề ngày gửi là 17-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:…

Ngày 2 tháng 3 năm 1946, ông được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội, tham gia thành lập Hội liên hiệp quốc dân. Ngày 8 tháng 11 năm 1946, ông được cử làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội thay cho ông Nguyễn Văn Tố.

Năm 1947-1948, ông hoạt động ở chiến khu Việt BắcTháng 8 năm 1948 ông bị bệnh bán thân bất toại ở Việt Bắc…Ngày 13 tháng 4 năm 1955, ông qua đời.

Vợ ông là bà Trần Thị Đức. Ông bà có tám người con gái và hai người con trai là nhà báo Bùi Tín, doanh nhân Bùi Nghĩa - Chủ tịch hội Doanh nghiệp họ Bùi Việt Nam.
Cuối năm 1948 Hồ Chủ tịch và Trung ương đã quyết định đưa ông về xuôi để dưỡng bệnh. Khi về gần đến nhà thì gặp lính Pháp đang càn quét ở Vân Đình, ông phải lánh đi. Khi đó, một mình bà Trần Thị Đức ở nhà, đang cất giấu tài liệu của Quốc hội, của Đảng thì bị giặc Pháp ập vào và bắn chết. Sự hy sinh của bà mãi tới năm 1955, khi về thăm nhà ông mới được biết.” (Bùi Bằng Đoàn – Wikipedia tiếng Việt)

Hai anh trai ruột – 2 trí thức lớn - cũng chết (1947 – 1949).

“Con cả là Bùi Bằng Phấn (1882 - 1949): là cháu nội Bùi Tuấn. ... Đến năm Bính Ngọ đời Thành Thái, cả ba anh em cùng đi thi thì Bùi Bằng Phấn đỗ Tú tài, còn hai em là Bằng Thuận và Bằng Đoàn đều đỗ Cử nhân...

Con thứ là Bùi Bằng Thuận (1883 - 1947): tự là Dực Khanh, hiệu là Liên Đường, là em Bùi Phấn, cháu ruột Cử nhân Bùi Vi... Tháng Ba năm Bính Thìn đời vua Khải Định (năm 1916), dự kỳ thi Hội và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, rồi làm quan đến Tuần phủ tỉnh Bắc Giang, Tham tri. Đầu năm 1939, về trí sĩ.

Con thứ ba là Bùi Bằng Đoàn...” (Văn chỉ làng Liên Bạt Trù và truyền thống hiếu học, khoa bảng Làng Bặt).

Và quỷ khóc:
“Điếu văn của cụ Tôn Đức Thắng đọc tại lễ an táng cụ Bùi Bằng Đoàn ngày 14-4-1955” (VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP I 1945 - 1960 - Ấn phẩm)

3. Linh mục Phạm Bá Trực – Phó Ct QH - chết 1954 – thọ 56 tuổi – (sau một thời gian dài lâm bệnh nặng). (Có thật ốm mà chết?)
“Linh mục Phạm Bá Trực sinh ngày 21-11-1898 tại Bạch Liên - Yên Thành, Yên Mô, Ninh Bình…năm 1946 ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Uỷ viên Ban thường trực Quốc hội, Phó Trưởng Ban thường trực Quốc hội từ 1947-1954 và là Phó Chủ tịch Mặt trận Liên - Việt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp…
…Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đồng bào công giáo nói chung và riêng linh mục Phạm Bá Trực thể hiện ở trong những bức thư Người gửi cho nhiều người, như ngày 19-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ông Vũ Đình Huỳnh - Đặc phái viên của Bộ Nội vụ tại Ninh Bình, phần tái bút có viết: “Gửi lời hỏi thăm cụ Từ, cụ Trực, cụ Trung và tất cả đồng bào Công giáo. Chú Nam mong gặp cụ Ngô Tử Hạ”[1]. - [1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr.53.”

Và “Bác Hồ” khóc:

“…Linh mục Phạm Bá trực đã tạ thế vào ngày 5-10-1954, sau một thời gian dài lâm bệnh nặng tại xã La Bằng - Đại Từ, Thái Nguyên… Được tin cụ Phạm Bá Trực qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi vòng hoa viếng, kèm Lời điếu linh mục Phạm Bá Trực do Bộ trưởng Phan Anh đọc tại lễ an táng.

Lời điếu cụ Phạm Bá Trực, Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đăng trang trọng trên trang nhất Báo Nhân dân - Cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, số 237, ra ngày 11-12 tháng 10-1954:…” (Tấm lòng của Bác Hồ với Linh mục Phạm Bá Trực | Tạp chí Tuyên Giáo)

4. Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện – tất cả 3 cha con - chết mất xác ở tuổi 48 – (Có phải “kiên quyết chiến đấu” và rồi Pháp giết?).
“Ngay trong ngày đầu toàn quốc kháng chiến, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, một nhân sĩ uy tín, Ủy viên Ủy ban Thường trực Quốc hội, thành viên ban cố vấn giúp việc cho Hồ Chủ tịch, đã cùng hai con trai cố thủ trong nhà với một khẩu súng máy đánh lại quân Pháp tại Hà Nội và cả ba cùng hi sinh anh dũng.” (Một tên phố Hà Nội cho cha con người bác sĩ oai hùng ấy. -tienphong.vn)

“Đêm 19/12/1946, đêm mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tại ngôi nhà riêng ở 65 Lý Thường Kiệt, Hà Nội (nay là ĐSQ Cuba), bác sỹ Nguyễn Văn Luyện, một thầy thuốc xuất sắc, một nhà hoạt động xã hội có tầm nhìn xa rộng, đại biểu QH khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với hai con trai là tự vệ thành đã cầm súng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và đã dũng cảm hy sinh trong lúc bị giặc Pháp bao vây, khi ông mới tròn 48 tuổi.

…Ngay trong đêm 19/12, bác sỹ Nguyễn Văn Luyện đã bị giặc đến nhà vây bắt. Cha con ông đã kiên quyết chiến đấu và hy sinh anh dũng. Thi thể của bác sỹ Nguyễn Văn Luyện đã bị giặc Pháp kéo lên xe riêng và đưa đi, sau này không ai biết ở đâu. Còn hai con trai bác sỹ Nguyễn Văn Luyện thì chúng để lại nhà, sau đó cũng bị lưu lạc, nay vẫn chưa tìm thấy mộ.” (Ba cha con bác sỹ, liệt sỹ Nguyễn Văn Luyện ngã xuống vì Thủ đô ... - cand.com.vn)

5. Nhiều đại biểu Quốc hội – bị… chết yểu – đều là Trí Thức. (Lạ: Không thấy những kẻ… “về nước” cùng Hồ… bị… chết yểu?)

“Chia tay chúng tôi, ông Nguyễn Trần Lê chia sẻ: Ông cụ thân sinh ra ông kể rằng, tháng 12/1953, Quốc hội họp tại chiến khu Việt Bắc, các đại biểu đã dành thời gian để tưởng niệm các đại biểu Quốc hội đã vì nước hy sinh đó là: Thái Văn Lung (Gia Định), Huỳnh Bá Nhung (Rạch Giá), Lê Thế Hiếu (Quảng Trị), Nguyễn Văn Luyện (Hà Nội), Nguyễn Văn Tố (Nam Định)…” (Ba cha con bác sỹ, liệt sỹ Nguyễn Văn Luyện ngã xuống vì Thủ đô... - cand.com.vn)

Lưu ý:
1. Còn rất nhiều Trí thức là đại biểu Quốc hội cũng chết thời điểm đó nhưng ở đây không nhắc tới, như: “1. Phạm Bằng - Từ trần tháng 9-1948 – 2. Hoàng Minh Châu - Từ trần ngày 19-6-1946 tại Trà Vinh. 3. Trần Công Chỉnh - Đã hy sinh do bị máy bay địch bắn. 4. Nguyễn Văn Cương - Từ trần ngày 20-10-1958. 5. Trần Ngọc Danh - Từ trần tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm 1952. 6. Ngô Duy Diễn - Hy sinh cuối tháng 1 – 1946. 7. Lê Đồng - Hy sinh trong cuộc thử bom ba càng ở Gia Lâm - Hà Nội. 8. Trần Trọng Hiệu - Từ trần ngày 1-5-1946 tại Hà Nội. 9 Lê Văn Hiểu - Bị địch giết…”

2. Còn rất nhiều Trí thức là đại biểu Quốc hội nhưng lại nói là Không có thông tin, như: “1. Nguyễn Văn Chẩn - Không có thông tin. 2. Phạm Trọng Chi (Phạm Trọng Chi) - Không có tin tức. 3. Nguyễn Dương Dung - Không có thông tin. 4. Phạm Như Hổ - Không có tin tức….”
3. Còn rất nhiều Trí thức là đại biểu Quốc hội nhưng lại nói là phản bội – rồi cũng chết bí ẩn (Đỗ Đình Đạo), như:
“1. Lưu Ái – Vào vùng địch chiếm. 2. Dương Văn Ân - Ngày 5-4-1954, Ban thường trực Quốc hội cho phép Tòa án xử vắng mặt về tội làm việc cho địch và bị tước quyền Đại biểu Quốc hội (bị Pháp bắt năm 1952) -3. Hoàng Ngọc Bách - Trong kháng chiến ở trong vùng địch. 4. Nguyễn Tường Bách - Năm 1946 bỏ chạy sang Côn Minh,Trung Quốc. 5. Không tham gia kháng chiến. 6. Nguyễn Ngọc Bích - Bị địch bắt đưa sang Pháp. 7. Ngô Văn Cân - Ty công an đưa đi an trí khu đặc biệt vì âm mưu lật đổ chính quyền. 8. Lê Văn Cầu - Tháng 8-1951 trốn vào vùng địch. 9. Kim Choum - Đầu hàng giặc, tháng 1- 1946 làm việc cho Pháp ở Cao Miên, Ban thường trực Quốc hội cho phép bắt và xét xử. 10. Nguyễn Tắc Chung - Đã bị truy nã vì tội phản động. 11. Nguyễn Văn Chung - Đã bị truy tố và xét xử tử hình. 12. Lê Đình Cư (Lê Đình Cư) -Trốn vào vùng địch, bị Tòa án truy tố về tội phản cách mạng. 13. Đỗ Đình Đạo - Theo địch làm giám đốc quân hành chính lưu động Chính phủ bù nhìn. 14. Nguyễn Văn Đỉnh (Hoàng) - Trốn vào vùng địch, - 15. Phạm Gia Độ - Theo địch. 16. Đỗ Văn Đoan - Bị Tòa án quân sự xử vắng mặt tử hình về tội đào nhiệm vào vùng địch. 17. Huỳnh Tấn Đối - Trốn ra Đà Nẵng làm việc cho địch. 18. Dương Văn Dư - Năm 1952 bỏ vào Hà Nội làm nghề buôn bán, không tham gia cách mạng….”

6. Một đoàn đại biểu có 16 người thì đã có tới 9 người chết bí ẩn! (Có 6 người chết yểu và 3 người “không có thông tin”)

(Các đoàn khác – độc giả tự nghiên cứu)

1. Phạm Bằng - Từ trần tháng 9/1948.
2. Phan Bôi - Từ trần ngày 24/7/1947 tại Tuyên Quang. 
3. Huỳnh Ngọc Huệ - Từ trần ngày 27/4/1949. 
4. Nguyễn Thế Kỷ - Từ trần tháng 02/1954 tại Bắc Giang.
5. Phan Thao - Từ trần ngày 5/8/1960.
6. Đinh Tựu - Từ trần tháng 10/1954. 
7. Phan Diêu - Không có thông tin. 
8. Lê Dung - Không có thông tin. 
9. Võ Sạ - Không có thông tin. 

(Danh sách Đại biểu Quốc hội Quảng Nam Đà Nẵng khóa I (1946-1960)

Lạ: Không thấy những kẻ… “về nước” cùng Hồ… bị… chết yểu?)

Có lẽ đến đây, chúng ta đã biết Hồ là ai?

Bác Hồ hay bác hổ?

(Đón đọc kỳ 2: Các Trí thức Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn, Hồ Phi Huyền, Ngô Tử Hạ… – năm trước gặp Hồ - năm sau liền chết.)

0 comments:

Powered By Blogger