Sunday, December 20, 2015

B-52 Mỹ áp sát Đá Châu Viên, và tên lửa Nhật bản làm TC phản ứng gay gắt

media
Ảnh một B-52 của quân đội Mỹ.Creative commons / US Air Force.


Bộ Quốc phòng TC hôm 19/12/2015 đã tố cáo một « hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng » của Mỹ. Phản ứng giận dữ nói trên được đưa ra sau khi một oanh tạc cơ khổng lồ B-52 của Mỹ bay qua không phận bên trong vùng 12 hải lý của Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một trong những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh TC vừa bồi đắp tại Biển Đông. Washington đã giải thích đó chỉ là một sự xảy ra « vô tình » !. Trên trang web của Bộ Quốc phòng TC nói rõ : « Ngày 10 tháng 12 vào buổi sáng, hai oanh tạc cơ khổng lồ Mỹ B-52 đã xâm phạm trái phép không phận quần đảo Nam Sa, và vùng biển tiếp giáp của TC ». Nam Sa là tên Bắc Kinh TC đặt cho quần đảo Trường Sa. Bộ Quốc phòng TC đã tố cáo một « Hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng, làm phức tạp tình hình chung tại Biển Đông » và góp phần vào việc « quân sự hóa khu vực » !. Nhật báo Mỹ Wall Street Journal vào hôm 18/12 đã trích dẫn một số quan chức Ngũ Giác Đài cho biết là vào tuần trước, một trong hai chiếc B-52 của Mỹ, khi tiến hành một phi vụ tuần tra, vì điều kiện thời tiết xấu, đã « vô tình » bay vào khu vực chỉ cách Đá Châu Viên 2 hải lý. Đây là một trong những hòn đảo nhân tạo mà TC vừa bồi đắp trên nền tảng một rạn san hô, mà họ chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh TC đã bác bỏ lời giải thích nêu trên, cho rằng: trong thời gian gần đây, « Mỹ đã không ngừng cho phi cơ chiến đấu bay vào không phận Biển Đông, với mục tiêu thị uy, và làm dấy lên căng thẳng ! ». Bộ Quốc phòng TC đe dọa : « Quân đội TC sẽ dùng mọi biện pháp và phương tiện để kiên quyết bảo vệ chủ quyền, và an ninh của đất nước !».
Bắc Kinh TC tự nhận là chủ nhân gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng CS Việt Nam, Philippines, Malaysia…, và đang rầm rộ tiến hành cải tạo các bãi cạn, và rạn san hô trong tay họ ở vùng Trường Sa, biến các nơi này thành đảo nhân tạo, và xây dựng trên đó nào là cảng biển, nào là phi đạo, hay những cơ sở hạ tầng khác nữa .
Đối với Washington: các công trình xây dựng, và âm mưu quân sự hóa khu vực của Bắc Kinh TC là một mối đe dọa cho quyền tự do hàng hải trên một trong những tuyến đường biển chiến lược nhất trên thế giới.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã hai lần khiến TC nổi sùng, khi cho một khu trục hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Subi, một hòn đảo nhân tạo khác của TC tại Trường Sa, rồi phái oanh tạc cơ khổng lồ B-52 tuần tra trên không phận Biển Đông.
TC đã đối phó lại bằng cách tăng cường hoạt động trong vùng. Lực lượng Hải quân TC đã được khai triển trong tuần này ở Biển Đông để tập trận, huy động nhiều loại chiến hạm, tàu ngầm, chiến đấu cơ, hệ thống do thám, chỉ huy đổ bộ …

Tên lửa Nhật Bản trên các đảo phía Nam đe dọa Hải quân Trung Quốc
Trong kho tên lửa của Nhật Bản có loại hỏa tiễn

Trong một phóng sự dài công bố ngày 18/12/2015, hãng tin Anh Reuters tiết lộ : Tokyo đang nỗ lực củng cố hệ thống phòng thủ và hạ tầng cơ sở trên khoảng 200 đảo xa ở vùng Biển Hoa Đông, với mục tiêu đặt chiến hạm Trung Quốc trong tầm nhắm, và ngăn chặn không cho Hải quân Trung Quốc thống trị miền Tây Thái Bình Dương.
Theo một số nguồn tin từ các giới chức quân sự cũng như chính phủ Nhật Bản, Tokyo đang tìm cách liên kết thành một chuỗi các hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, trên khoảng 200 hòn đảo ở vùng Biển Hoa Đông, trải dài trên phạm vi 1.400 km từ thềm lục địa Nhật Bản tới giáp vùng lãnh thổ của Đài Loan. Khoảng hơn một chục nhà hoạch định chiến lược quân sự và chính sách của Nhật Bản đều đã xác nhận rằng mục tiêu tăng cường sức mạnh quân đội của Thủ tướng Shinzo Abe, đã chuyển đổi thành một chiến lược nhằm giành ưu thế thống trị vùng biển và vùng trời xung quanh các đảo xa của Nhật Bản, từ đó kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việc bố trí các phương tiện vũ khí trên các đảo xa không phải là một điều bí mật, nhưng theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên mà giới chức có trách nhiệm trong chính quyền Nhật Bản nêu rõ là hệ thống bố phòng này có tác dụng kềm chế Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương.
Một khi chuỗi hệ thống tên lửa nối liền 200 đảo hoàn thành, đây sẽ là rào cản lớn đối với tàu thuyền Trung Quốc muốn đi từ bờ biển phía Đông của nước họ ra khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo luật lệ quốc tế, không có gì cấm cản chiến hạm Trung Quốc đi ra Thái Bình Dương, nhưng các chiếc tàu này luôn phải nằm trong tầm bắn của các giàn tên lửa của Nhật Bản đặt trên các đảo.
Dân biểu đảng Dân chủ Nhật Bản Akihisa Nagashima, từng tham gia soạn thảo chiến lược mới này trong tư cách là Thứ trưởng Quốc phòng cho rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thụt lùi tương đối của Mỹ là yếu tố thúc đẩy Nhật Bản chuyển trọng tâm phòng thủ, từ đảo Hokkaido ở phía Bắc xuống chuỗi đảo phía Tây Nam, mà đối tượng cần đối phó là Trung Quốc.
Theo nhân vật này, Tokyo đang cố gắng làm những gì có thể làm được, đồng thời để trợ giúp đồng minh Mỹ.
Giáo sư Toshi Yoshihara, Trường Hải chiến Mỹ US Naval War College, cũng công nhận rằng Nhật Bản có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây trở ngại cho các hoạt động chuyển quân của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông qua Tây Thái Bình Dương, giúp cho lực lượng Mỹ có thêm quyền tự do hành động, giúp cho liên minh Mỹ-Nhật có thêm thời gian chuẩn bị đối phó trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Trung Quốc.
Theo Reuters, số lượng quân nhân Nhật Bản trên các đảo ở Biển Hoa Đông sẽ tăng lên khoảng 10.000 người trong vòng 5 năm tới. Lực lượng này sẽ được tăng cường bằng một lực lượng thủy quân lục chiến, tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ tối tân F-35, các phương tiện đổ bộ tấn công, tàu sân bay.
Ngoài ra còn có hỗ trợ của Hạm đội 7 Hoa Kỳ mà bản doanh đặt tại Yokosuka, phía Nam Tokyo.
Đối với giới quan sát, chiến lược bố trí tên lửa trên đảo là một phiên bản do Tokyo sáng tạo của chiến thuật chống tiếp cận - thuật ngữ quân sự gọi là « A2 / AD » - hiện đang được Trung Quốc sử dụng để cố gắng đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh của mình ra khỏi khu vực.

 

0 comments:

Powered By Blogger