Mặc dù giữa tháng 11/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị tạm
dừng triển khai xây dựng khu hành chính của các địa phương để rà soát
lại, thế nhưng, lãnh đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa không chấp
hành, vẫn tiếp tục cho phân lô bán nền đất sân bay Nha Trang để xây dựng
trung tâm hành chính mới theo kế hoạch. Mới đây, ông Lê Thanh Quang, Bí
thư Tỉnh ủy Khánh Hòa phát ngôn trước báo giới rằng: “việc xây dựng khu hành chính không phải tiền ngân sách Nhà nước; cũng không phải tiền của dân...”.
Một lãnh đạo mà “ngu hơn bò”, cho nhà thầu phân lô bán đất sân bay Nha
Trang là tài sản quốc gia mà dám nói rằng đây không phải là tiền ngân
sách (!?)
Lãnh đạo mà “ngu hơn bò” thì dân chết
Lê Thanh Quang - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa - đối tượng trong băng nhóm tham nhũng sân bay Nha Trang
Đứng trước sự “ngạo mạn” của một số lãnh đạo các địa phương cho rằng:
việc xây dựng khu trung tâm hành chính theo hình thức BT, tức là nhà
thầu bỏ vốn để xây dựng, sau đó lấy lại đất tại các khu vực “đắc địa”
rồi phân lô bán nền với giá cao để trục lợi, không phải trải qua giai
đoạn đấu thầu dự án, cũng không phải đấu giá quyền sử dụng đất, gây
thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước. Vậy mà họ dám ngạo mạn nói
rằng đây không phải là tiền ngân sách Nhà nước, cũng không phải tiền của
dân... như luận điệu của ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Khánh
Hòa (!?)
Chính vì vậy, vừa qua một số Đại biểu Quốc Hội đã phải giải thích cho
lãnh đạo các địa phương hiểu rằng: công trình được xây dựng theo hình
thức BT (xây dựng - chuyển giao) không phải xin tiền ngân sách trung
ương, cũng không ảnh hưởng đến tiền ngân sách của địa phương là không
đúng.
Mới đây, khi trao đổi với báo giới trong nước, ông Huỳnh Văn Tiếp, Đại
biểu Quốc Hội tỉnh Cần Thơ, cho rằng, trụ sở hành chính cũng là tài sản
công, nên đó cũng là tài sản của dân. "Chính phủ đã chỉ thị tạm dừng
triển khai xây dựng khu Trung tâm hành chính thì không tỉnh nào được
tiếp tục thực hiện. Dù làm theo hình thức nào, kể cả BT thì vẫn là tài
sản công... Hơn nữa, vấn đề quan trọng là đánh giá hiệu quả của cán bộ
nhà nước trong quản lý hành chính không phải là trụ sở nguy nga, hoành
tráng mà là năng lực, trình độ, đạo đức và thái độ của từng cán bộ khi
thực thi nhiệm vụ trước dân. Tôi cho rằng, cơ sở hiện nay của các địa
phương đang sử dụng vẫn đảm bảo nhu cầu làm việc, chưa cần thiết phải
xây dựng một trụ sở nguy nga, hàng nghìn tỷ đồng… Cứ nhìn ra các nước
xung quanh, họ chủ yếu đầu tư cho trang thiết bị máy móc, còn trụ sở
cũng bình thường, thiết nghĩ, cơ sở khang trang mà làm việc không chất
lượng thì không cần thiết…"
Hội chứng tham nhũng
Đa số lãnh đạo CSVN hiện nay thường đua nhau tham nhũng bằng việc “rặn”
ra các dự án đầu tư để có cơ hội rút ruột công trình. Trong nhiều năm
qua, lãnh đạo các địa phương thường “đẻ ra các chiêu bài” với cái gọi là
Hội chứng xây dựng sân golf; Hội chứng xây dựng sân bay; Hội chứng xây
dựng khu Trung tâm hành chính; Hội chứng xây dựng các di tích lịch sử
văn hóa; các lễ hội hoành tráng… với tổng số tiền có nơi lên hàng chục
ngàn tỷ đồng. Không biết rồi đây các quan tham còn “đẻ ra” các hội chứng
nào nữa (!?) Do đó, nhiều lãnh đạo các địa phương đã bằng mọi thủ đoạn
để tham nhũng tiền của dân, trong khi khi đó nợ công ngày càng tăng cao.
Nhiều Đại biểu Quốc Hội đã thẳng thắn nói rằng: "Nguồn ngân sách Nhà nước không phải là cái bầu sữa không bao giờ cạn để chúng ta lãng phí..."
Hiện nay, phong trào tham nhũng tại Việt Nam đang làm tồn vong đất nước,
kẻ thù của dân tộc lại nằm ngay trong bộ máy công quyền nhà nước, nhất
là những Đảng viên có chức vụ quyền hạn. Nhưng mấy ai biết được lãng phí
còn đang cao hơn gấp nhiều lần so với thực tế. Hàng năm, Bộ Tài chính
Việt Nam phải chi ra khoảng 13.000 tỷ đồng cho tiền xăng xe đi lại cho
lãnh đạo; khoảng 30.000 tỷ đồng chi cho lãnh đạo các loại cán bộ đi công
tác nước ngoài...
Câu chuyện xây Trung tâm hành chính có cùng chung một số phận của tham
nhũng hết sức lũng đoạn, nhiều địa phương đã và đang bộc lộ quá nhiều
sai phạm. Thế nhưng, tại Việt Nam gần như không còn người nào “tử tế” để
tiêu diệt bọn tham nhũng.
Chính vì vậy, mặc dù Thủ tướng đã chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa phải tuyệt
đối tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng. Thế
nhưng, UBND tỉnh Khánh Hòa không chấp hành, không tham khảo ý kiến của
các Bộ, ngành trung ương; không tổ chức đầu thầu dự án, cũng không tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, mà tự ý “chỉ
định thầu” cho hai nhà thầu thực hiện toàn bộ dự án này. Trong đó, giao
cho Tập đoàn Phúc Sơn san lấp mặt bằng; còn Tập đoàn FLC thì xây dựng
các công trình trên đất.
Dư luận cho rằng, đằng sau “Tập đoàn tham nhũng sân bay Nha Trang” có
một số quan chức trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam “làm sân
sau”, nên lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa và cả ông Lê Thanh Quang, Bí thư
Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa vẫn ngoan cố, không chấp hành chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về việc tạm dựng xây dựng khu hành chính, cố tình bao
che cho tham nhũng, khiến dư luận không ngần ngại nói rằng: đồng bọn
tham nhũng này có cả ông Lê Thanh Quang, nên ông Quang mới ngạo mạn phát
ngôn trước dư luận báo giới rằng: “việc xây dựng khu hành chính không phải tiền của ngân sách Nhà nước và cũng không phải tiền của dân...”
thật là một luận điệu hết sức xảo quyệt, lấy đất của quốc gia bán cho
tư thương mà dám ngạo mạng nói rằng: đây không phải là tiền nhà nước,
cũng không phải tiền của dân. Là một lãnh đạo Đảng CSVN tại địa phương
mà “ngu hơn bò” thì người dân chỉ có chết.
Tóm lược của:
0 comments:
Post a Comment