Mộng bành trướng đã làm Bắc Kinh quên mất lời dạy của ông thầy mình, Khổng Tử: “Kỷ sở bất dục, vật thị ư nhân” (Những gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác).
Tờ báo Yomiuri (Nhật Bản) ngày 7.9.2015 đưa tin tàu Hải Cảnh 2901 Trung
Quốc là tàu cảnh sát biển lớn nhất thế giới hiện nay, với lượng giãn
nước lên đến hơn 10.000 tấn, được trang bị pháo 76 mm, 2 ụ súng 30 mm và
2 đại liên phòng không 12,7mm, xuất hiện trong vùng biển gần đảo
Senkaku, tiếp theo mới đây 22/12/2015 hãng tin Kyodo đưa tin. Cùng một
lúc có tới 4 tàu hải cảnh Trung quốc mang số hiệu 3239, 2102, 2307 và
2308. ngoài súng đại liên 12,7mm còn có pháo tháp tầm trung 76.mm, đi
vào gần vùng biển quanh đảo Senkaku. Tất cả các tàu mang danh Hải Cảnh
(cảnh sát biển) nói trên đều trang bị vũ khí vượt quá qui ước thông lệ
quốc tế dùng trong phòng vệ cảnh cáo răn đe.
Bối cảnh Senkaku (Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông là vậy. Còn Biển Đông,
Bắc Kinh không có đối thủ nên tha hồ lấn chiếm một loạt đảo đá, cải tạo
bồi đắp xây dựng thành các cứ điểm quân sự bất chấp công luận quốc tế
gay gắt “chỉ mặt điểm tên” phản đối. Sau khi độc chiếm cụm đảo Hoàng Sa
bằng vũ lực, Bắc Kinh tiến sâu về phía Nam chiếm tiếp 7 đảo đá trong
quần đảo Trường Sa của Việt Nam bồi đắp thành các “pháo đài” biển vây
bọc các đơn vị bảo vệ chủ quyền của Việt Nam vốn có mặt từ rất lâu trước
đó trong vùng này. Đáng kể hơn hết là đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross
Reef) Bắc kinh đã hoàn thành một đường băng cho máy bay chiến đấu và các
công trình phụ trợ với các đơn vị võ trang bảo vệ…
7 “pháo đài” biển TQ vây bọc các đơn vị bảo vệ chủ quyền
của Việt Nam hiện nay tại quần đảo Trường Sa.
Chiến đấu cơ Trung Quốc đã sẵn sàng có mặt ở căn cứ sân bay
trên đảo Đá Chữ Thập quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ một đảo đá lúc chìm lúc nổi, sau khi chiếm đóng trái phép, năm 2014
Trung Quốc cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân
tạo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến
tháng 7/2015) với kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD) Trung
Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng
ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng
một đường băng dài 3.125m và rộng 60m là đường băng duy nhất đủ lớn cho
máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép không quân Trung Quốc
bao quát hiện diện trên không phận Tây Thái Bình Dương gồm cả đảo Guam
(nơi có các căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ).
Từ đây người ta sẽ lý giải được vì sao trước một khúc xương khó gặm như
Nhật Bản nhưng Bắc Kinh vẫn cứ lượn lờ quanh đảo Senkaku (Điếu Ngư). Bởi
so với Đá Chữ Thập trên Biển Đông thì vị trí và nhất là địa hình của
quần thể đảo Senkaku quá lý tưởng nếu không muốn nói là một ước mơ lớn
của Trung Cộng trên lối ra Thái Bình Dương…
Đảo Senkaku và máy bay tuần tra chống ngầm Nhật Bản
Với một đảo Đá Chữ Thập (rạng San hô) trơ trọi chỉ duy nhất một tảng đá
cao 1m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam còn nhìn chung toàn bộ dt này
đều chìm dưới nước khi thủy triều lên mà Trung Cộng còn bỏ ra tới gần 12
tỷ usd để biến thành một căn cứ quân sự tiện nghi như trong đất liền
thì Quần thể đảo Senkaku/Điếu Ngư (gồm 5 đảo gần nhau) nếu rơi vào tay
Trung Cộng, Bắc Kinh thừa khả năng biến nó thành những “Tàu sân bay”
pháo đài biển khổng lồ, không thể đánh chìm và có thể có cả hang động
khoét sâu vào núi đá (nói vui) chứa cả phi đạn “nguyên tử”
Chính những động thái như “hải tặc” ấy của Bắc Kinh trên Biển Đông có
khả năng thành bản sao trên biển Hoa Đông khiến Nội các Nhật Bản ngày
24/12/2015 vừa qua không chút vướng víu đã thông qua khoản ngân sách
quốc phòng ở mức kỷ lục nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội,
nhất là phòng thủ biển đảo của nước này.
Theo AFP, khoản ngân sách quốc phòng trị giá gần 42 tỷ USD trong năm tài
khóa 2016 (bắt đầu vào tháng 4 tới) Theo kế hoạch Bộ Quốc phòng Nhật
Bản sẽ mua 17 trực thăng tuần tra Hải quân SH-60K, 3 máy bay không người
lái Global Hawk, 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và 4 máy bay V-22
Osprey- loại máy bay có khả năng cơ động như trực thăng và tầm hoạt động
rộng như các máy bay chiến đấu thông thường để trang bị và hỗ trợ cho
chuỗi đảo vòng cung ở phía Nam nước này, Tokyo đang và sẽ bố trí các hệ
thống tên lửa đối hạm và đối không trên 200 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần
đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, dọc theo một chiến tuyến mắc xích dài
1.400km từ lãnh thổ phía Tây-Nam Nhật Bản là Okinawa tới sát lãnh hải
Taiwan (Đài Loan). (Không loại trừ khả năng liên kết chiến lược với 4
căn cứ mới của Mỹ ở sân bay Laoag và đảo Batanes phía bắc đảo Luzon
Philippines).
Cùng ngày 24/12, tức khắc Trung Quốc “mở băng cassette” lên tiếng kêu
gọi Nhật Bản cần phải nhớ lại “bài học” về sự hiếu chiến của nước này
trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với Trung Quốc và nhiều nước khác tại
châu Á.“Chúng tôi mong Nhật Bản hãy xem lại lịch sử của mình và tiếp tục
con đường phát triển hòa bình”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Hồng Lỗi tuyên bố khi được hỏi về việc Nhật Bản tăng ngân sách quốc
phòng cho tài khóa 2016.
Quần đảo “vòng cung” Senkaku của Nhật Bản.
Nối liền hỗ tương với 4 căn cứ Mỹ ở đảo Luzon - phía Bắc Philippines.
Trục: Mỹ (Guam)+ Nhật+Hàn+Taiwan+Philippines
Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo quân đội Philippines, tướng Gregorio
Catapang cho biết rằng Mỹ đã xác định được ít nhất là 8 địa điểm ở
Philippines dùng làm nơi đồn trú cho các lực lượng quân đội, máy bay và
tàu chiến Mỹ, trong đó 4 căn cứ là sân bay Laoag và đảo Batanes ở phía
bắc đảo Luzon (là nơi quân đội 2 nước thường tập trận chung) 2 căn cứ ở
đảo Cebu, và 2 căn cứ ở đảo Palawan gần Trường Sa (RFI).
Quần đảo Senkaku bao gồm nhiều đảo nhỏ từ Okinawa kéo dài tới gần Đài
Loan diện tích không lớn, đa phần không có người, nên một số đảo không
được ghi nhận trên bản đồ khu vực (riêng Senkaku 7km2) Từ năm 1895 CP
Nhật thiết lập chủ quyền và tất cả được coi là thành phần của thành phố
Ishigaki tỉnh (đảo) Okinawa.
Từ sau khi Mỹ trao trả lại độc lập thu hồi toàn bộ chủ quyền vào năm
1952 các CP/Nhật Bản đặt ưu tiên cho hòa bình và phát triển giữ mối hòa
khí với Đài Loan và Trung Cộng (lên tiếng tranh chấp) nên Nhật Bản chỉ
tuần tra các đảo này để khẳng định chủ quyền chứ không thiết lập căn cứ
quân sự (trừ vài đảo lớn có ngư dân cư ngụ theo mùa đánh bắt hải sản)
Cho đến các diễn biến một thập niên gần đây khi kinh tế lớn mạnh Trung
Cộng có hành vi tranh chấp “cực đoan” trên biển Hoa Đông trong tham vọng
muốn thống trị vùng Tây Thái Bình Dương.
Theo các nguồn tin của quân đội và chính phủ Nhật Bản thì nước này đang
củng cố chuỗi đảo xa của mình ở Biển Hoa Đông trong chiến lược do họ
phát triển nhằm giành thế thượng phong trước hải quân Trung Quốc.
Việc Nhật Bản mua chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 - F35B
cất và hạ cánh thẳng đứng của Mỹ sẽ biến Izumo
thành một tàu sân bay tối tân chính hiệu.
Những đảo xa của Nhận Bản sẽ được trang bị vũ khí hiện đại.
"Nhật đang xoay chuyển bàn cờ với Trung Quốc", Reuters dẫn chứng các
nguồn tin chính phủ và quân đội cho hay Nhật Bản đang lên kế hoạch điều
động 10.000 binh sỹ cùng các hệ thống tên lửa hiện đại tới đồn trú trên
200 các đảo xa tại biển Hoa Đông với mục tiêu không để hải quân Trung
Quốc bất ngờ áp đảo tại Tây Thái Bình Dương.
Lực lượng này có nhiệm vụ vận hành các hệ thống tên lửa và trạm radar
trên các đảo, và được hỗ trợ bởi các đơn vị lính thủy đánh bộ từ đất
liền. Các tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ F-35, phương tiện đổ bộ chiến
đấu, tàu sân bay trực thăng Nhật Bản, và Hạm đội 7 Hải quân Mỹ có đại
bản doanh tại Yokosuka cũng sẽ bảo vệ lực lượng đồn trú trên các đảo
này.
Điều này có nghĩa - Chiến hạm và Thương thuyền Trung Quốc đi từ bờ biển
phía đông của họ sẽ phải đi qua hệ thống phòng vệ chặt chẽ bằng tên lửa
của Nhật trước khi tới được Tây Thái Bình Dương. Việc tiếp cận Thái Bình
Dương là mang tính sống còn đối với Bắc Kinh – đây vừa là tuyến cung
ứng đi ra các đại dương thế giới, vừa là phương thức để Trung Quốc dàn
trải sức mạnh hải quân Viễn dương có năng lực bảo vệ các lợi ích toàn
cầu ngày càng lớn của nước này.
Đương nhiên hiện nay không có gì cản ngăn tàu chiến Trung Quốc đi qua
vùng biển này theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên sẽ là thách thức vô cùng
lớn một khi xung đột khu vực xảy ra “bay mùi thuốc súng” ngoài tầm kiểm
soát giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh Nhật-Hàn-Philippines và cả Đài
Loan.
Với việc Nhật Bản triển khai hệ thống tên lửa, radar trên các đảo xa,
tàu chiến Trung Quốc từ bờ biển phía đông nước này muốn ra Tây Thái Bình
Dương buộc phải đi dưới lưới tên lửa của Nhật. Với khả năng mang đầu
đạn nặng 225 kg, bay xa 180 km, những tên lửa này đủ khả năng nối liền
bao phủ khoảng cách giữa các đảo nằm trong chuỗi này sẽ là thách thức
rất lớn, nó càng lớn hơn nữa khi chuỗi đảo hỏa lực của Nhật Bản này nối
liền với các căn cứ quân sự mới của Mỹ ở sân bay ở phía bắc đảo Luzon
Philippines như một mắc xích.
Có thể hình dung được - Đường màu đỏ là hàng rào Mỹ Nhật
với các hạm đội Trung Cộng hướng ra Thái Bình Dương.
Càng thêm lung túng cho Trung Cộng dù có khống chế được Biển Đông thì 2
căn cứ quân sự mới của Mỹ ở đảo Palawan (Philippines) gần Trường Sa như 2
nút thắt siết chặt thêm với căn cứ Mỹ tại Singapore (eo biển Malacca)
và vì vây hải quân Mỹ không “tha thiết” lắm với cảng quân sự Cam Ranh
của Việt Nam là điều dễ hiểu.
2 căn cứ ở đảo Cebu, và 2 căn cứ ở đảo Palawan (Philippines)
gần Trường Sa quá đủ cho Mỹ kiểm soát hải trình và không phận biển Đông.
gần Trường Sa quá đủ cho Mỹ kiểm soát hải trình và không phận biển Đông.
Kevin Maher, nguyên cục trưởng Cục Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói:
“Mục tiêu tối thượng của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, độc chiếm
Biển Hoa Đông, điều này là khó thực hiện và củng khó thể chấp nhận không
chỉ với Mỹ mà cả Nhật Bản cũng như toàn vùng Đông và Nam Á.
Trung Quốc đang đầu tư cho loại tên lửa có độ chính xác cao nhằm tạo sức
răn đe đối với hải quân Mỹ có ưu thế vượt trội về công nghệ, ngăn hải
quân Mỹ đưa tàu chiến và máy bay vào gần Đài Loan và vào Biển Đông bằng
tên lửa Đông Phong (ước tính gồm 1.200 tên lửa) tầm ngắn và tầm trung có
thể đánh trúng bất cứ điểm nào dọc theo hải phận hoa lục. Trung Quốc
cũng đang phát triển các tên lửa hành trình tránh được radar và phóng đi
từ tàu ngầm và liên lục địa, nhưng khác với sự trống trải của các đảo
trên biển Đông hay tàu sân bay, các “pháo đài đảo đá kiên cố tự nhiên”
(Như Senkaku) mà Nhật Bản đang triển khai thì rất khó vô hiệu để Trung
Cộng “có lãi” khi muốn đánh đổi.
Toshi Yoshihara, một giáo sư Đại học Hải chiến Mỹ, cho biết Tokyo có thể
đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế không gian tác chiến của
Trung Quốc từ Biển Hoa Đông tới Tây Thái Bình Dương, trong khi tăng
cường mức độ tự do di chuyển của Mỹ, và tạo thêm thời gian cho liên minh
Mỹ- Nhật trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Mỹ. Ông Yoshihara nói:
“trước mắt có thể nói rằng Nhật Bản đang giành thế trên cơ so với Trung
Quốc”. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, xem việc
Nhật Bản củng cố thế trận ở Biển Hoa Đông là sự bổ sung cho chiến lược
rộng lớn hơn của Mỹ.
Tóm lại, hơn nữa thế kỷ dù thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của mình
nhưng Nhật Bản vì hòa bình hữu nghị để phát triển, không quân sự hóa gây
căng thẳng ở các đảo biển, ngược lại Trung Cộng chỉ mới rủng rỉnh hầu
bao không lo cho hạnh phúc của hàng tỷ dân Hoa Lục, nâng cao mức sống để
theo kịp với bà con họ hàng ở Ma Cao, Hong Kong hay Đài Loan mà các
lãnh đạo CS Trung Cộng lại dùng nguồn tiền ấy đi “gieo bão” với các láng
giềng, dù chưa gặp bão đích thực, nhưng như chớm đã ngửi thấy mùi…
Qua việc Nhật Bản quyết định quân sự hóa các đảo như dạy cho Tập Cận Bình: (Những gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác) Mà một khi anh đã làm, thì người khác sẽ làm với anh y như vậy.
26/12/2015
0 comments:
Post a Comment