Hồi
đó, nơi trại tù Tân Lập dưới chân rặng Trường Sơn, cứ mỗi độ thu về,
người tù ôm bụng rên rỉ từ đầu thu đến cuối đông. Một bửa, vừa chập tối,
cơn đau trở nên gay gắt. Người tù rên rỉ thảm thương. Bạn tù thương,
thầm thì bảo: Tôi còn mấy viên stovarsol, thuốc kiết. Tôi cho anh một
viên uống đở, nhưng nếu lở bị sóc thuốc, anh đừng khai ra tui, nghen.
Tôi uống rồi càng đau dữ, mới lần ra cửa sổ hô hoán “bảo vệ” xin cho đi
bệnh xá. Thằng bảo vệ bảo: Chờ đó, chờ nó ra báo phòng trực xin mở cửa
phòng giam.
Tôi oằn oại rên rỉ ầm ỉ, cả phòng
giam náo động. Thằng lính gác nạt nộ, bảo im. Anh em sợ nên khuyên can
ráng nhịn đau kẻo “nó” chửi bới, làm hung.
Tôi cắn răng chịu, rồi dường như bất
tỉnh. Khi cơn đau xé ruột làm cho thức tỉnh, tôi lê lại song sắt, lòn
tay đưa ra ngoài, kêu cầu: Làm ơn cho xin một mủi Atropine, tôi đau quá!
Thằng lính gác đâu biết trô pin, trô piếc cái gì, nạt: Cứ mãi làm ồn.
Gần sáng rồi. Hãy chờ đó, cửa mở, lên bệnh xá.
Tôi oằn oại, rên siết, rồi bất tỉnh.
Mãi đến khi có người bồng xốc lên, loáng thoáng biết có bạn tù bồng đi
bệnh xá. Rồi kiệt sức, không biết gì nữa!
Chợt lại thấy đau đớn, rên rỉ. Anh
bạn tù được cắt cử trông nom bệnh xá nghe thấy, bước lại, ôn tồn bảo:
Bệnh xá chắc chiu mãi mới được ba mủi Atropine. Từ sáng đến giờ, thấy
anh đau đớn, rên siết quá, cầm lòng không đậu, đã chích hết cho anh rồi.
Bây giờ mà còn thuốc cũng không dám chích cho anh nữa! Thôi, cố gắng
nhẫn nhục cho qua cơn. Lúc nầy đã quá nửa đêm.
Vài ngày sau, khi cơn đau dịu bớt,
một buổi sáng, anh Lang phụ trách bệnh xá, tay cầm một ống thuốc đưa ra
trước mặt, bảo: Ống thuốc nầy sức công phạt mạnh. Anh liệu kham nổi
không, tôi chích cho. Tôi cùng đường, liều mạng, biểu: Chích thì chích,
sợ gì!?
Mủi kim tiêm vừa rút ra khỏi cánh
tay gầy, nghe như ai vừa đập vào ngực một búa tạ, tức thở, tôi hoảng hốt
kêu: Anh Lang ơi! Tôi mệt quá! Tiếng mình kêu mà nghe xa xôi như tiếng
của ai? Anh Lang lật đật bảo: Nằm xuống, nằm xuống. Tôi cố gượng, chống
hai tay ra phía sau, nửa nằm , nửa ngồi, cố gắng hít thở vì biết rằng,
lúc nầy mà nằm xuống, buông xuôi là… vĩnh viển ra đi! Hơi thở thì nhẹ
re, hầu như không có dưỡng khí. Trái tim thì trái lại bừng bừng sóng vỗ,
ào ạt sóng bổ ghềnh. Lòng thầm uất ức: Cả đời không làm gì ác, tại sao
đành bỏ thây nơi rừng núi xứ người, không thấy mặt cha mẹ, vợ con?! Đợt
sóng nầy vừa dịu xuống, đợt khác lại lừng lên. Nghe chừng như sức sống
tuôn chảy, thoát ra từ mười ngón tay, ngón chân. Nhìn trước mặt, dưới
ánh nắng vàng mùa đông hiu hắt, đồi núi nhấp nhô như sóng vợn vũ điệu tử
thần. Vẫn gắng gượng hít thở. Thầm nhủ: Phen nầy mà đợt sóng thứ ba ào
tới, nhất bất quá tam là hủ hỉ! May sao, trời còn thương: Không phát
động đợt ba. Nắng mùa đông không còn nhiễu loạn. Đồi núi cũng không còn
nhãy múa. Cảnh trí buổi sáng mùa đông với nắng vàng hiu hắt, đồi núi trở
về tĩnh lặng như thường hằng. Người tù bé mọn từ trên ranh giới mong
manh giữa sống và chết như đường tơ, kẻ tóc, bước trở lại về phía sự
sống!
Tôi nằm xuống, đi vào giấc ngủ cô miên, êm đềm như chưa từng thấy!
Sống và chết cận kề như đường tơ. Vậy tại sao ta bươn chải, nhọc nhằn tìm cầu danh lợi?
Ngày nay, tấm thân lưu lạc xứ người,
những tưởng yên bề “lão giả, an chi.” Nhưng mà nhìn về phía bên kia bờ
Đại Dương, nơi chốn cũ, quê xưa, bao nhiêu oan trái chập chùng, lòng
không đành đoạn mà phải gắng gượng cưởng cầu.
Có người nói rằng loài quỉ dữ cọng sản vô phương trừ dứt. Thôi thì cứ để khuyên nhủ chúng từ từ cải biến.
Gần 70 năm rồi chớ đâu phải ít, dân
tình nhẫn nhục chịu khổ đã quá lâu. Nếu hàng thức giả không chịu đảm
đương trách nhiệm, “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” thì ai chịu?
Sống và chết có khi nặng tựa Thái Sơn. Nhưng khi cần cứu dân, cứu nước, “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.”
Ai là kẻ sĩ, người trai Đất Việt, làm sao không biết lẽ trọng khinh?
Một khi tráng sĩ lên đường chiến
đấu, ắt nhớ câu, “Cổ lai chinh chiến, kỷ nhân hồi,” coi cuộc đời thanh
thản như, “sống gởi, thác về.”
Ước mong hàng thức giả trong, ngoài
nước dõng mãnh đứng lên vì Đại Nghĩa Dân Tộc dẫn dắt toàn dân tiến bước,
dứt trừ hoạn họa cọng sản tham tàn.
Nguyễn Nhơn
(Thu 2012)
(*) Nhân đọc bài viết “ Tắt thở rồi sống lại.”
0 comments:
Post a Comment