ĐINH VĂN NAM ĐƯỢC GÀI VÀO HOẠT ĐỘNG
TẠI MIỀN NAM TỪ 1964 CHÍNH LÀ: THƯỢNG TỌA
THÍCH MINH CHÂU VIỆN TRƯỞNG ĐẠI HỌC VẠN
HẠNH, KIÊM VIỆN TRƯỞNG HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT TẠI SÀIGON.
__________________________________
Đây là một nhân vật có
hành tung rất bí mật, một tên cán bộ tình báo của chính phủ Cộng sản Hà Nội được
đưa vào miền nam Việt Nam qua tuyến đường Ấn Độ tương tự như Thích Quảng Độ
cũng đi vào miền nam bằng tuyến đường quốc gia Ấn Độ nầy.
Nhiệm vụ chính của
Thích Minh Châu là điều khiển một trung tâm giáo dục tại Thủ đô miền nam với
tên là Viện đại học Vạn Hạnh. Đây là tên vỏ bọc và ngụy thức của một trung tâm
đào tạo cán bộ trí thức vận và dấy loạn
cho cộng sản Hà Nội tại Sàigon, thủ đô của Chính Phủ VNCH. Tại Trung Tâm dấy loạn
nầy, Chính phủ Cộng sản Hà Nội đã tung ra những cuộc biến loạn dưới hình thức
các cuộc đấu tranh, bạo loạn của quần chúng tại đô thị, đã tạo ra rất nhiều khó
khăn cho nhiều chính phủ của nền đệ II Việt Nam Cộng Hòa. Và cuối cùng cũng tại
nơi đây vào sau ngày 30/4/1975, Đại Học Vạn Hạnh là trung tâm của Ủy Ban Quân Quản
thành phố Hồ Chí Minh dành cho Dân, Quân, Cán Chính VNCH trình diện để đi vào
các trại tù cải tạo do tên Nguyễn Trực là một phụ tá đắc lực của Thích Minh
Châu và Thích Trí Quang làm trưởng ban tiếp nhận.
Thích Minh Châu tên thật
là Đinh văn Nam.
Sinh ngày 20 tháng 10
năm 1918.
Mất ngày 1 tháng 9 năm
2012, tại Sàigon, thọ 94 tuổi.
Chánh quán làng Kim
Khê, xã Nghi Long, Huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
Sinh quán tại làng Kim
Thành, tỉnh Quảng Nam.
Cha là Đinh Văn Chấp đậu
Tiến sĩ dưới triều nhà Nguyễn
Mẹ là Lê Thị Đạt.
Đinh văn Nam là con thứ
3 trong một gia đình có 8 anh em: Anh trưởng là Đinh văn Kinh, Đinh văn Quang, Đinh
văn Nam (tức Hòa Thượng Thích Minh Châu), Đinh văn Linh, Đinh văn Phong, Đinh
thị Kim Hoài, Đinh Thị Kim Thai, và Đinh Thị Khang.
Học sinh trường Khải Định,
Huế, tức trường Quốc Học sau nầy. Năm 1940 Đinh văn Nam đậu tú tài toàn phần.
Cũng năm đó Đinh văn Nam lập gia đình với cô Lê Thị Bé, con cụ Lê Văn Miến cùng
làng.
Vợ chồng Đinh văn Nam
sinh hạ được 2 con, người con trai đầu lòng tên là Đinh Văn Sương, và người con
gái là Đinh Thị Phương.
Năm 1943 Đinh văn Nam
trở lại Huế và làm thư ký (thừa phái) cho tòa Khâm Sứ của Pháp ở Huế.
Theo hồ sơ văn khố của
Pháp để lại tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế thì Hòa Thượng
Thích Trí Độ, Giám Đốc Trường An Nam Phật Học tại Huế, gia nhập đảng Cộng Sản
vào năm 1941. Đinh văn Nam và Võ Đình Cường gia nhập vào đảng Cộng sản vào năm
1943. Như vậy cho thấy Đinh văn Nam gia nhập đảng Cộng sản tại Huế chứ không phải
thời gian ở với vợ tại Nghệ An.
Vào tháng 8/1945, Việt
Minh cướp chính quyền, ông Đinh văn Chất thân phụ của Đinh văn Nam được Việt
Minh mời giữ chức vụ Chủ Tịch Liên Việt Tỉnh Nghệ An. Như chúng ta đã biết cơ sở
đầu tiên của Cộng Sản Đông Dương được thiết lập là tại hai huyện Nam Đàn và
Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, giới sĩ phu theo đảng Cộng sản rất đông trong đó có Đinh
văn Nam.
Ngoài ra em ruột của
Đinh văn Nam tức Thích Minh Châu là Đinh văn Linh là Đại Tá trong Bộ đội Cộng sản
Bắc Việt. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đinh văn Linh là một trong những người được
Cộng sản gởi vào tiếp thu Sàigon.
Tóm lại, Thích Minh
Châu tức Đinh văn Nam đã gia nhập Mặt Trận Việt Minh từ đầu thập niên 1940 và
trở thành đảng viên Cộng sản vào năm 1943.
Như chúng ta đã biết,
vào khoảng gần cuối thập niên 1930, giới sĩ phu tại Bắc, Nam, Trung kỳ gia nhập
Việt Nam Quang Phục Hội của Hoàng Thân Kỳ Ngoại Hầu Cường Để nổi lên chống đối
thực dân Pháp khắp nơi đã đẩy chính quyền bảo hộ Pháp vào tình trạng hết sức
khó khăn và nguy hiểm chọ bọn thực dân Pháp trong việc đô hộ ba nước Việt,
Miên, Lào. Toàn Quyền Pháp bấy giờ là Pasquier đã đưa ra một chính sách “Phong
Trào Chấn Hưng Phật Giáo” và dùng phong trào nầy để để vô hiệu hóa các cuộc nổi
dậy chống Pháp của giới Sĩ phu đương thời, đồng thời dùng họ để chống lại quân
đội Nhật. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi các nhân vật trụ cột, đảng viên
của đảng Cộng sản Đông Dương không bị chính quyền bảo hộ Pháp bắt bớ, thanh
toán, mà ngược lại còn được Toàn Quyền Pháp Pasquier nâng đỡ, khuyến khích nhóm
“Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo” của Bác Sĩ Lê Đình Thám, Thích Trí Độ, Đinh
Văn Nam tức Thích Minh Châu, Võ Đình Cường, Lê Dư, Trần Nguyên Chấn v.v… Nắm được
yếu điểm nầy của Toàn Quyền Pháp Pasquier, và qua các nhân vật đảng viên Cộng sản
Đông Dương kể trên, đảng Cộng sản Đông Dương đã dùng Phật Giáo để phát triển và
xây dựng cơ sở đảng.
Hồ sơ của sở Liên Phóng
Pháp cho thấy Bác sĩ Lê Đình Thám là đảng viên cao cấp của Cộng sản Đông Dương
nhưng đồng thời cũng là tình báo viên của sở Liên Phóng Pháp, và được Sở Liên Phóng
Pháp giao nhiệm vụ nằm vùng trong Phật Giáo tại Trung Kỳ. Cũng theo tài liệu của
Sở Liên Phóng Pháp, Bác Sĩ Lê Đình Thám sinh ngày 1 tháng 1 năm 1897 tại Tỉnh
Quảng Nam, tốt nghiệp trường Cao đẵng Y Khoa Đông Dương tại Hà Nội. Ông thành lập
hội An Nam Phật Học tại Huế, văn phòng đặt tại chùa Trúc Lâm. An Nam Phật Học Hội
bề nổi truyền bá Phật Giáo, bề chìm là hoạt động cho đảng Cộng sản Đông Dương.
Cũng cần nói thêm chùa
Trúc Lâm nằm về phía tây thành phố Huế. Từ dưới phố Huế đi lên chúng ta phải
qua khỏi Chùa Từ Đàm, qua khỏi Đàn Nam Giao (nơi các vị vua nhà Nguyễn làm lễ tế
trời), đi qua khỏi cầu Lim chừng 200met, thì rẽ tay trái cuối con đường nầy là
Chùa Trúc Lâm. Mặt tiền của Chùa Trúc Lâm nhìn sang là mộ của ông Hồ Đắc Trung
và dòng tu Công giáo Thiên An. Chùa Trúc Lâm sau nầy là căn cứ vùng ráp ranh của
cơ quan Thành ủy Việt Cộng Huế, đây cũng là trạm giao liên và nơi hội họp của
đám cơ sở nội tuyến hoạt động tại thành phố Huế mà lực lượng tình báo, an ninh
của Bộ chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Thừa Thiên Huế đã phá vở và bắt giữ một số cán
bộ quan trọng của Thành ủy Huế như tên Trung tá điệp viên Cộng sản Hoàng Kim
Loan, Đoàn Công Lập (Cựu trưởng ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế), bác sĩ
Hoàng Bá, Thích Thiện Siêu trụ trì chùa Từ Đàm v.v…
Cũng xin nói rõ, Võ
Đình Cường và Đinh văn Nam tức Thích Minh Châu là hai đệ tử ruột, là cánh tay mặt,
tay trái của Bác sĩ Lê Đình Thám. Trong thời gian nầy Đinh văn Nam đảm nhận chức
vụ Chánh Thư Ký của Hội An Nam Phật Học. Vào năm 1940, Bác sĩ Lê Đình Thám cho
thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học, giao cho Phạm Hữu Bình làm đoàn trưởng, và
Đinh văn Nam tức Thích Minh Châu làm đoàn phó. Cuối năm 1947 Hội An Nam Phật Học
hoạt động trở lại sau một thời gian vì chiến cuộc và đặt trụ sở tại 1B, đường
Nguyễn Hoàng, Huế. Ngày 18/1/1948 theo chỉ thị của đảng Cộng sản, Võ Đình Cường
ra mắt tổ chức mới gọi là “Gia Đình Phật Hóa Phổ” tại chùa Từ Đàm, có sự hiện
diện của Đinh văn Nam, Tống Hồ Cầm, Hoàng Thị Cúc, Cao Chánh Hựu, và Văn Đình
Hy.
Năm 1948, theo sự phân
chia công tác hoạt động đảng của Bác sĩ Lê Đình Thám, Võ Đình Cường hoạt động
trong giới Phật Tử, còn Đinh văn Nam hoạt động trong giới tăng sĩ, năm dó Đinh
văn Nam đã 30 tuổi.
Đinh văn Nam xin nhận
Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, trụ trì Chùa Tường Vân, làm sư phụ. Năm 1949 Hòa Thượng
Thích Tịnh Khiết cho Đinh văn Nam thọ giới tại giới đàn Hộ Quốc tại chùa Bảo Quốc
với Pháp tự là Minh Châu.
Năm 1952, Thích Minh
Châu được cho đi Sri-Lanka rồi qua Ấn Độ học tại Đại Học Bihar. Ông đậu Tiến sĩ
Phật Học vào năm 1961.
Thời chính Phủ Nguyễn
Khánh, Viện Hóa Đạo của Ấn Quang bằng một văn thư chính thức yêu cầu chính phủ
Nguyễn Khánh cho ông Thích Minh Châu về Sàigon để giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại
Học Vạn Hạnh sắp được thành lập. Văn thư chính thức nầy Viện Hóa Đạo Phật Giáo Ấn
Quang gởi cho Tướng Khánh vào năm 1964.
Tướng Khánh cho lệnh cơ
quan an ninh điều tra lý lịch Đinh văn Nam tức Hòa Thượng Thích Minh Châu và
sau đó cơ quan an ninh đã phúc trình với Tướng Khánh như sau:
Đinh văn Nam tức Thích
Minh Châu đã vào đảng Cộng sản từ năm 1943. Đinh văn Nam có vợ và hai con đang ở
miền Bắc, đồng thời tòa Đại Sứ của VNCH ở Ấn Độ đã phúc trình rằng: Thời gian ở
Ấn Độ Thích Minh Châu đã và đang hoạt động cho Cộng sản Hà Nội, họ đưa ra hai bằng
chứng:
Năm 1952, Trung Cộng mở hội nghị quốc tế gọi là Hội Nghị Hòa Bình Châu Á và Thái Bình Dương ở Bắc Kinh, đảng Cộng sản Hà Nội gởi một phái đoàn sang tham dự, trưởng phái đoàn là Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường. Thích Minh Châu từ Ấn Độ qua Bắc Kinh tham gia với phái đoàn.
Ngày 10 tháng 2 năm 1958 Hồ Chí Minh qua Ấn Độ vận động tổng tuyển cử và thống nhất Việt Nam, Thích Minh Châu là trưởng ban tiếp đón Hồ Chí Minh và là thông dịch viên chính của Hồ Chí Minh.
Năm 1952, Trung Cộng mở hội nghị quốc tế gọi là Hội Nghị Hòa Bình Châu Á và Thái Bình Dương ở Bắc Kinh, đảng Cộng sản Hà Nội gởi một phái đoàn sang tham dự, trưởng phái đoàn là Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường. Thích Minh Châu từ Ấn Độ qua Bắc Kinh tham gia với phái đoàn.
Ngày 10 tháng 2 năm 1958 Hồ Chí Minh qua Ấn Độ vận động tổng tuyển cử và thống nhất Việt Nam, Thích Minh Châu là trưởng ban tiếp đón Hồ Chí Minh và là thông dịch viên chính của Hồ Chí Minh.
Tướng Khánh đã thông
báo mọi sự kiện nầy cho Viện Hóa Đạo PGVNTN biết, và kết luận rằng:
“Rất tiếc chính phủ
không để cho Thích Minh Châu về nước được vì ông ta đang làm việc cho chính phủ
Cộng Sản Hà Nội”.
Ảnh 2011
www.baomoi.com
Thế nhưng Viện Hóa Đạo
và Thích Trí Quang không chịu và đe dọa nếu Thích Minh Châu không được chấp thuận
về nước để giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh thì Phật Giáo sẽ “Hành động”.
Tướng Nguyễn Khánh và
chính phủ của ông ta buộc lòng phải chấp thuận rước Việt Cộng vào ngay trung
tâm đầu não của chính phủ VNCH và thảm họa tất nhiên là ngày 30/4/1975.
Liên Thành
Ngày 19 tháng 9 năm 2012
http://ubtttadcsvn.blogspot.com/2012/09/thich-minh-chau-la-ai.html
0 comments:
Post a Comment