Lãnh tụ Hồ Chí Minh của cộng sản Việt Nam có thể được xem làm một kẻ bịp bợm nhất trong số các lãnh tụ cộng sản trên toàn thế giới.
Trước hết, về tiểu sử của Hồ Chí Minh, đảng cộng sản viết rằng Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau được đổi lại thành Nguyễn Tất Thành, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước. Nhưng sự thật có phải như vậy không, hay đây chỉ là một trong những cách để xóa bỏ cái xuất thân từ gia đình quan lại Phong kiến vốn bị coi là kẻ thù của giai cấp? Bởi cha đẻ của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc tức Nguyễn Sinh Huy, một đứa con rơi của cử nhân Hồ Sỹ Tạo và là một quan lại nát rượu cuối Nguyễn Triều, bị bãi chức, lưu đày vào vùng đất mới khai mở ở Phương Nam, do can tội tra tấn chết một tù nhân trong một cơn say rượu khi Sắc đang làm tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định vào năm 1909.
Cổ nhân đã đúc kết được kinh nghiệm quý báu “Hổ phụ sinh hổ tử”, “Cẩu phụ sinh cẩu tử”: Được sinh ra bởi một người cha nát rượu, vốn là một hoang thai của một người đàn bà thất tiết, lại ít được học hành, làm sao Hồ Chí Minh lại trở thành một lãnh tụ vĩ đại, nói thông viết thạo hơn 30 ngoại ngữ như tuyên truyền của đảng cộng sản được?
Ông Nghè Trương Gia Mô người đã tiến cử Nguyễn Tất Thành
Theo William J. Duiker trong sách Hồ Chí Minh, bản dịch của Phòng
Phiên dịch Bộ Ngoại giao Hà Nội, trình bày rằng, “ngày 9-5-1908 thì tại
kinh đô Huế nổ ra cuộc biểu tình Chống thuế, sáng hôm sau cảnh sát đến
lớp nhận diện anh Thành và nói: “Tôi có lệnh yêu cầu người có hành vi
quấy rối này phải thôi học”; Đó là ngày cuối cùng của Nguyễn Tất Thành
đến trường… Sau khi bị đuổi học, Thành biệt vô âm tín trong một vài
tháng… Cuối cùng Thành quyết định rời bỏ Trung Kỳ đi về phía Nam, tới
Nam Kỳ. Tháng 7-1909, trên đường đi Thành đã dừng lại ở Bình Khê, nơi
cha Thành vừa mới bị bãi chức Tri huyện và lưu đày biệt xứ”. Việc một
học sinh bị đuổi khỏi học đường cũng chứng minh được hạnh kiểm của trò
Thành là quá kém, là một học sinh có cá biệt, mất dạy ít chịu học hành
mà chỉ chuyên quậy phá. Bị đuổi học vĩnh viễn khi mới bước qua tuổi 15
thì hiểu biết của Hồ Chí Minh ở mức độ nào chắc ai cũng hiểu được mà xin
được miễn bàn nơi đây.
Cũng theo Theo William J. Duiker trong sách Hồ Chí
Minh, bản dịch của Phòng Phiên dịch Bộ Ngoại giao Hà Nội, thì trên đường
vào Nam, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết và dạy học ở trường
Dục Thanh từ tháng 8 năm 1910 và rời Phan Thiết vào Sài Gòn tháng 2 năm
1911.Với hạnh kiểm của một học trò “đầu bò” như Nguyễn Tất Thành, liệu
ông ta có thể dạy được gì ở ngôi trường Dục Thanh này? Theo lời cụ Hồ Tá
Bang, một trong sáu sáng lập viên của Dục Thanh Học hiệu tức là Giáo Dục Thanh Thiếu Niên, thì,
“Khi thấy một thiếu niên gầy gò, rách rưới, sau nhiều tháng thiếu ăn,
thiếu mặc ghé vào trường xin làm bất cứ việc gì để có được cơm ăn hàng
ngày, thiếu niên này trình qua thư tiến cử của ông nghè Trương Gia Mô,
cụ Hồ Tá Bang thương tình, nhận thiếu niên này vào trường, cho đảm
nhiệm việc dạy môn thể dục và vệ sinh thường thức, tức là môn học không
cần đến sách giáo khoa, cũng khần cần soạn giáo án: Mỗi sáng sớm, cậu
thiếu niên Nguyễn Tất Thành đánh thức các cháu thiếu niên dậy hướng dẫn
cho các cháu cách làm vệ sinh cá nhân sau mỗi khi đi tiêu và cách làm vệ
sinh cá nhân sau mỗi khi đi tiểu, môn học chỉ có vậy thôi”. Như
vậy những văn thơ, những phát ngôn được đảng cộng sản nhét vào miệng của
Hồ Chí Minh có thực sự là do chính Hồ Chí Minh, một con người ít học,
sáng tác hay phát ngôn hay không? Hay Chính Hồ Chí Minh chỉ là một kẻ
đạo văn, đạo thơ không hơn không kém?
Có lẽ quý độc giả vẫn còn nhớ Quản Trọng (管仲) một
nhà quân sự, một nhà tư tưởng thời Xuân Thu, và là một tể tướng của Tề
Hoàn Công vào khoảng năm 685 Trước Công Nguyên, đã được Tề Hoàn Công hết
mực kính trọng bởi tài thao lược, mưu trí và sự thẳng thắn. Chuyện kể
rằng có lần Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng rằng: “Trẫm có tật hơi thích nữ
sắc, điều này có tai hại gì đối với quốc gia không?” Quản Trọng trả lời:
“Không, ham mê nữ sắc không gây tai hại gì cho quốc gia. Không nghe lời
khuyên của những bậc thánh hiền mới có hại cho quốc gia và thiên hạ.”.
Nhưng có lẽ thiên hạ nhớ đến Quản Trọng nhiều hơn cả chính là bởi kế
kinh bang tế thế mà Quản Trọng đã hiến lên Tề Hoàn Công rằng:“Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã”
Xin tạm dịch là:
“Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người”
Ấy vậy mà ở trong tất cả các học viện, các trường đại học, trung học, tiểu học và các cơ sở giáo dục của nước Việt Nam Cộng Sản đều kẻ vẽ câu khẩu hiệu thật hoành tráng rằng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và ghi rỏ tác giả là HỒ CHÍ MINH, đây quả thực là một hành vi trấn cướp, cưỡng đoạt tri thức một cách trắng trợn, một lối bịp bợm hết sức Hồ Chí Minh.
Cũng là hành vi trấn cướp tri thức đó, một tập thơ của một tù nhân người Hán là NGỤC TRUNG NHẬT KÝ, sáng tác từ 29.8.1932 đến 10.9.1933 tại một nhà tù ở Quảng Tây, Trung Quốc. Tù nhân này đã chết vì bệnh lao trong tù sau khi viết xong 134 bài thơ và bỏ lại tập thơ trong nhà lao đó, nơi mà 10 năm sau Hồ Chí Minh mới bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào ngục này (1942-1943) và chắc chắn là Hồ đã nhặt được cuốn Nhật Ký này cũng chính tại nhà lao đó.
Nhật Ký Trong Tù hay “Gian Trá Ký Trong Tù”
Toàn dân Việt Nam nghĩ gì, tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam nghĩ
gì, các văn nô bồi bút của cộng sản Việt Nam nghĩ gì về câu chuyện Ông
Trần Đắc Thọ kể lại sau đây, Ông Trần Đắc Thọ đã trực tiếp hỏi chuyện
cụ Hồ Đức Thành (năm đó 85 tuổi) nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, nguyên
Chủ nhiệm Biện sự xứ Việt Nam tại Trung Quốc,.. nguyên Đại biểu Quốc hội
khóa I (1946 – 1960) là người sớm tiếp xúc với tập Nhật Ký Trong Tù từ
trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Đọc hết tập Ngục trung nhật ký, cụ
Thành có hỏi Bác Hồ vì sao ở bìa tập Nhật ký lại ghi: 29.8.1932 đến
10.9.1933. Bác đáp: ‘Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì
hiểu’.” Với 02 con số ngày tháng năm trên bìa bản gốc quyển Nhật Ký
Trong Tù là 29.8.1932 và 10.9.1933, thời gian này không phải là thời
gian “Bác” Hồ Chí Minh ở tù tại Quảng Tây, Trung Quốc do quân Tưởng Giới
Thạch bắt giam đã làm nhiều người nghi ngờ, chất vấn “Bác”. Tuy nhiên,
“Bác ” luôn trả lời không có sức thuyết phục, luôn bao biện với ngụy ngữ
của một con người sinh ra trong gia đình vô gia giáo, lớn lên từ một
học trò mất dạy, “đầu bò”. Đó là điều dễ hiểu thôi, bởi vì “Bác” không
phải là tác giả thật, chỉ có chính tác giả thật mới trả lời được câu hỏi
này có sức thuyết phục nhất mà thôi!Ấy vậy mà đã có không ít người phải lụy chốn lao tù vì tập Nhật Ký Trong Tù, và cũng có rất nhiều người đã được vinh thân phì gia bởi đã uốn lưỡi để ca ngợi, để tán dương những bài thơ nặng mùi uế khí trong đó.
Xuất phát từ mục đích nhằm tâng bốc lãnh tụ, nhằm dùng “thần tượng Hồ Chí Minh” làm cái phao cuối cùng để cứu đảng khỏi chết đuối, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục dí những vần thơ ô uế đó vào miệng Hồ Chí Minh, tiếp tục thừa nhận tập thơ nhặt được đó là của Hồ, và đưa vào sách giáo khoa chính thức của hệ thống giáo dục từ trung học đến đại học, để tiếp giáo dục cho học sinh các thế hệ, sự bịp bợm, dối lừa, vay mượn, trộm cắp tri thức bằng những vần thơ tục tằn và ô uế đó.
Nhiều trí thức của Việt Nam, cũng vì cái ăn, cái mặc, mà quên luôn cả liêm sỷ, quên luôn cả nhân cách, để uốn lưỡi cú diều mà tâng bốc, mà tán dương Hồ và tập “Gian Trá Ký Trong Tù” như lời bộc bạch của một trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa, giáo sư Lê Phong: “Đọc văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tôi luôn luôn đặt cho mình các câu hỏi về những bí ẩn chưa biết hết được. Nghiên cứu về Bác và văn thơ Bác, đối với tôi, là đứng trước những bí ẩn ấy”. Thật là một kẻ sỹ vô liêm sỷ đến mực không thể nào vô liêm sỷ hơn được nữa!
Tất nhiên không chỉ riêng giáo sư Lê Phong, mà cả Bộ Chính Trị, cả 3 triệu đảng viên và cả những người đang được “bác và đảng” ban ơn bố đức, cho cơm ăn, áo mặc đều phải sống thiếu liêm sỷ như vậy, đều phải luôn luôn uốn lưỡi cú diều mà phát ngôn một cách vô liêm sỷ, thiếu nhân cách như vậy về Hồ Chí Minh và những sản phẩm của Hồ. Cả việc xây dựng hình tượng Hồ Chí Minh như một người “nhà trời” nhập thế để cứu nước cứu dân, rằng Hồ Chí Minh sống thanh đạm một đời “tiên phong đạo cốt” không vợ, không con, để cống hiến cả cuộc đời cho dân cho nước, cũng là một điều dối trá đến vô liêm sỷ, bởi ngoài những người vợ Nga, vợ tàu, thì Hồ Chí Minh có cả hàng đàn vợ Việt và hàng đống con rơi, mà trong số đó hai đứa con rơi của Hồ Chí Minh vẫn an nhiên tự tại đó là Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tất Trung, và tất nhiên mẹ của những đứa con rơi của Hồ Chí Minh, tức là những người tình một đêm của vị “Lãnh Tụ Vĩ Đại” này đã phải chết một cách bí ẩn để bảo toàn huyền thoại cho “Người Nhà trời” này. Tất nhiên đối với cuộc đời và nhân thân của con người Hồ Chí Minh vì vẫn còn muôn vàn bí ẩn khác, bởi y là một lãnh tụ cộng sản, thân thế và sự nghiệp của lãnh tụ phải được tô vẽ, phải được nhào nặn, đó là quy luật chung của cộng sản, chỉ tiếc rằng đồi với Hồ Chí Minh sự thật chỉ có một phần trăm, còn chín mươi chín phần trăm còn lại là hư cấu, là tô vẽ là thêu dệt để con người đó trở thành huyền thoại. Một huyền thoại về Hồ Chí Minh được Lê Duẩn, trường Chinh, Phạm Văn Đồng và bộ chính trị thêu dệt và lan truyền khắp Hà Nội và Bắc Kỳ xứ, suốt thập niên 60s và 70s của thế kỷ trước trong một nổ lực khác để thần thánh hóa Hồ Chí Minh, ấy là “Bác Hồ đi ỉa thì phân của bác vuông như cái thước thợ nề, và thơm như hoa lài hoa lý”. Thật là dối trá bịp bợm đến ô nhục! Nhưng cũng không có gì quá lạ lẫm, bởi như đã nói ở trên, đối với Hồ Chí Minh thì chỉ có 1 phần là sự thật, còn lại 99 phần là dối trá, dối trá đến cả họ, cả tên cả ngày sinh ngày mất, có nghĩa dối trá lường láo suốt cả đời người rồi. Vậy thì chúng ta, những người dân Việt còn lý do gì nữa để tin vào Hồ Chí Minh, tin vào đường lối mà ông ta đã chọn, chúng ta còn lý do nào nữa không để tiếp tục tin vào đảng cộng sản? Còn lý do gì nữa để chúng ta chần chờ, không rủ bỏ chế độ cộng sản và xây dựng một chế độ chính trị thực sự do dân, vì dân?
Ngày 30 tháng 9 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm
0 comments:
Post a Comment