“Sự kiện Trung Cộng thảm sát ngư dân Việt Nam, cộng
thêm thái độ nhu nhược của lãnh đạo Hà Nội trước việc xâm phạm chủ
quyền là mối nhục cho dân tộc. Quân đội cộng sản thường tự hào đã từng
đánh bại hai đế quốc đầu xỏ Pháp và Mỹ, mà giờ đây đối với đế quốc Trung
Cộng thì làm con rùa rút đầu. Lịch sử Việt có lúc thịnh lúc suy, nhưng
dân tộc Việt chưa bao giờ bị ngoại bang khinh bỉ như vậy. Nếu cha ông
chúng ta hèn kém như những nhà lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay, Viêt Nam
đã trở thành một tỉnh của Trung Cộng từ lâu rồi. Đây là bản dịch trên
tờ New York Times, do James Broke viết khi Trung – Nhật tranh chấp lãnh
hài năm 2005. Nhân biến cố Điếu Ngư/Senkaku đang hâm nóng đối đầu Trung – Nhật, xin gửi đề tham khảo, để cảnh báo hiểm hoạ bành trướng từ Trung Cộng. Thấy người lại ngẫm đến ta.”
Đối với Shinatoro Ishihara và những người Nhật khác, nước Nhật thường
bi con gấu khổng lồ Hoa Kỳ chơi gác vì yếu kém và nhẩn nhục. Ishihara
là tác giả cuốn sách “Một nước Nhật không thần phục” đã từng
gây ra nhiều tranh luận và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ lên chính sách ngoại
giao cứng rắn của Nhật những năm 1990. Điều này từng thể hiện qua thái
độ của Nhật là quyết giữ mối liên hệ ngoại giao thân thiện với Trung
Công, bất kể sự khó chịu từ phía Hoa Kỳ.Bây giờ thì Ishihara và những người mang tinh thần quốc gia cực đoan Nhật đang quay trở lại với tình thế giống như hồi 1990, chỉ khác lai là đổi ngược 360 độ. Giờ đây, đối với chàng khổng lồ Trung Cộng thì nước Nhật cần phải tỏ ra cứng rắn, ngược lại, về phía Hoa Kỳ thì Nhật giữ quan hệ ngoại giao thân thiết theo thế liên minh.
Sự việc xảy ra làm tràn giọt nước là vụ tranh giành quyền kiểm soát kinh tế khu vực thuộc Thái Bình Dương bao trùm cả vùng chưa có cư dân Nhật sinh sống, nằm trong phạm vi gần 1800 kilometers, chừng 1100 dặm hướng tây nam của Thủ đô Đông Kinh. Ông Ishihara, hiện đang giữ chức thống đốc Đông Kinh, tuần rồi đã báo cáo với thủ tướng Nhật, ông Junichiro Koizumi về kế hoạch khẳng định chủ quyển vùng biển nước Nhật, bằng cách xây dựng một nhà máy điện gần hòn đảo Okinotori và khuyến khích các hoạt động kinh doanh hải sản.
“Chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động nhằm khai thác kinh tế” Ông Ishihara phát biểu “mặc kệ nước Trung Công nói gì thì nói” Những tuyên bố kiểu trên cùng với quan niệm về nước Nhật hiện đại đã tạo ra chấn động lên các hoạt động kinh tế giữa Trung Cộng và Nhật. Từng là quốc gia có giao dịch thương mại và đầu tư dẫn đầu nhiều năm với Trung Cộng, Nhật là một trong số nước đứng hang thứ hai sau Hoa Kỳ về mậu dịch với Trung Cộng. Tuy nhiên, sự trổi dậy một cách “ôn hoà” của Trung Cộng thời gian gần đây làm Nhật cảm thấy lo ngại. Đó là lý do tại sao Nhật đã xích gần với Hoa Kỳ hơn. Một chỉ dấu đáng kể là sự kiện Nhật đã gửi quân tham gia liên minh ở Iraq, bất chấp ám ảnh sâu đậm về việc phải gửi quân đội ra khỏi nước Nhật
“Chính phủ Nhật cảm thấy hài lòng về những thành quả gặt hái đựợc qua liên minh với Hoa Kỳ trong những năm gần đây”. Takashi Inoguchi, giáo sư Đại Học Đông Kinh chuyên về khoa chính trị quốc tế cho biết như vậy.
Hiện nay đang có những bất hòa giữa hai cường quốc kinh tế ở Á Châu. Nhật đã tìm cách gây ảnh hưởng lên khối Âu Châu và Nga để thuyết phục các quốc gia này không bán vũ khí quốc phòng hiện đại cho Trung Cộng. Ngược lại thì Trung Cộng tìm cách ngăn cản khi Nhật ráo riết vận động để dành cho được một ghế trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiêp Quốc. Trong khi Trung Cộng bực bội thấy Nhật thân thiết với Đài Loan, thì Nhật cũng tự hỏi tại sao họ lại phải viện trợ cho Trung Cộng, khi nước này đang nổ lực qua kế hoạch gửi người lên thám hiểm mặt trăng.
Nhiều năm qua, Nhật đã tìm cách tránh đụng chạm với Trung Cộng. Nhưng bây giờ thì tình thế đã khác. Hồi tháng 11 vừa rồ (2005)i, tàu chiến Nhật đã ráo riết truy nã tàu ngầm Trung Cộng dưới vùng biển nằm về phía cực nam của quần đảo thuộc chủ quyền Nhật. Tháng 12 mới đây, Nhật chính thức xác nhận Trung Cộng là mối hiểm hoạ về chiến tranh. Bất chấp Trung Cộng phản đối, Nhật đã đón tiếp ông Lee Teng-hui, cựu Tổng thống Đài Loan hồi tháng 1, và đang chuẩn bị đón Đức Lạt Ma đến thăm Nhật vào tháng Tư sắp tới.
Trong vòng 30 năm qua, Nhật đã cho Trung Cộng vay mượn 30 tỷ đollars để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế, món nợ này chưa bao giờ thấy báo chí Trung Cộng nhắc đến. Suốt 4 năm cầm quyền, Thủ tướng Nhật, ông Koizumi đã cắt giảm tiền viện trợ Trung Cộng xuống một nửa, và ông còn dự định dẹp bỏ chương trình này. Ông cho biết “đã đến lúc phải chấm dứt rồi”.
Đằng sau những quyết định cứng rắn của Nhật với Trung Cộng, thấp thoáng ảnh hưởng của thế hệ chính giới “hậu chiến Nhật” đang được hướng dẫn bởi Koizumi và Shinzo Abe, người có triển vọng thừa kế đương kim thủ tướng Nhật. Đây là những chính tri gia quan niệm rằng thế chiến thứ II không thể ám ảnh mãi mối quan hệ ngoại giao của Nhật với các nước láng giềng, đặc biệt là đối với Trung Cộng, khi mà dấu hiệu chưa thể gạt bỏ quá khứ càng lúc càng rõ rệt.
Vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn hồi 1989 đã làm cho nhiều người Nhật tin tưởng rằng những nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Cộng quyết tâm bám giữ quyền lực để tìm cách chuyển hóa cộng sản sang chủ nghĩa quốc gia bài Nhật cực đoan. Các thăm dò trong giới trẻ Trung Cộng cho thấy họ mang tinh thần bài Nhật còn nhiều hơn cha ông của họ nữa. Những quan niệm này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ lên tương lai Trung Cộng đến năm 2020, khi Trung Cộng sản sinh ra thêm 40 triệu thanh niên, số thanh niên nhiều hơn thanh nữ giống như hỗn hợp chất nổ chờ ngày xì hơi. Dấu hiệu nguy hiểm này đã thể hiện hồi tháng 8 vừa rồi khi đội túc cầu hai nước cùng tranh tài ở Bắc Kinh. Các cổ động trẻ tuổi Trung Cộng đã gào thét “thằng Nhật lùn, Nhật lùn” trước các ống kính truyền hình, đập phá điên loạn sau trận đấu, đốt cờ Nhật và thậm chí nhổ nước miếng vào cổ động viên Nhật. Người Nhật tin tưởng rằng có bàn tay đạo diển của chính phủ Trung Cộng để xả bớp xú bắp căng thẳng trong xã hội cộng sản khép kín về chính trị. Bình bút uy tín của một tờ báo chuyên về đối ngoại, ông Yoichi Funabashi viết “đám đông cảm thấy an toàn, không bị trừng phạt nếu họ chỉa mũi dùi vào người Nhật”. Giáo sư Ma Licheng, viết trên tạp chí tiếng vọng Nhật như sau “Trung Cộng chẳng sợ hãi gì Nhật hết, sự thực là chính Nhật đang lo ngại trước Trung Cộng” Cái gọi là “mối đe doạ từ Trung Cộng đang dần dần ám ảnh người Nhật”
Giới lãnh đạo Nhật đang tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ. “tương lai của Á Châu sẽ định đoạt bởi thế quân bình giữa Trung Cộng và liên minh Hoa Kỳ – Nhật Bản, không thể nào có chuyện định đoạt bởi ba nước riêng rẻ hết”. Hisahiko Okazai, cựu viên chức ngoại giao Nhật cho biết trong cuộc phỏng vấn “chính sách ngoại giao tương lai Trung – Nhật là củng cố quan hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản. Cư xử với Bắc Hàn thế nào, cũng xoay chung quanh việc quan hệ giữa liên minh Hoa Kỳ và Nhật”
Những chuyển dịch đối với Trung Cộng thường được đánh giá như “chính trị thì lạnh tanh, kinh tế thì nóng như nước sôi”. Có hơn 18000 công ty Nhật đang kinh doanh ở Trung Cộng, gia tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Công ty mẹ của Panasonic là Matsushita Electric Industrial cho biết sẽ tuyển dụng nhiều sinh viên tốt nghiệp Trung Cộng hơn cả sinh viên Nhật trong năm 2005. Nhưng giới đầu tư cũng tỏ ý lo ngại trước mối liên hệ băng giá về chính trị và tinh thần bài Nhật trên đường phố Trung Cộng có thể làm ảnh hưởng không tốt quan hệ kinh tế giữa hai nước. Bên cạnh nguy cơ thỉnh thoảng bị tảy chay hàng hóa Nhật, họ còn lo sợ có thể bi mất các mối làm ăn lớn. Mùa thu vừa rồi, dự định đặt hàng cho xe lửa hỏa tốc đã bị cắt giảm một nữa, mất gần 1 tỷ đollars vì chiến dịch “chống sự can thiệp vào kỷ nghệ xe lửa” được khởi xướng trên mạng toàn cầu. Lo sợ không kiểm soát nổi chiến dịch bài Nhật, giới cầm quyền Bắc Kinh đã ra lệnh đóng cửa trang nhà này.
Về lâu dài, dự đoán liên hệ kinh tế giữa hai nước rất rõ ràng. Nếu không có những đột biến “Trung Cộng là số một đối với nền kinh tế Á Châu, Nhật chỉ giữ vị trí số hai thôi” Ông Toyoo Gyohten, doanh gia uy tín Nhật cảnh báo như vậy. Ông cũng tự hỏi Nhật có nên khiêu khích Trung Cộng về di hại của chiến tranh thế giới II Nhật – Trung không? “nhiều người Nhật nghĩ rằng họ đã xin lổi về cuộc chiến vừa qua rồi, tuy nhiên đối với tôi thì chưa đủ đâu”.
Riêng thủ tướng Nhật Koizumi, thống đốc Đông Kinh Ishihara và thế hệ trẻ sau này thì biết lỗi như vậy là vừa đủ. Theo Jeffrey Kingston, giám đốc chuyên khoa về Phương Đông thuộc đại học Nhật cho biết “thời kỳ nước Nhật co rúm lại đã đi vào dĩ vãng rồi”
© Đỗ Thành Công
0 comments:
Post a Comment