Nhà nước Trung Quốc vẫn luôn luôn hung hiểm trong nỗ lực bành trướng, và bất chấp mọi phương tiện vận động, kể cả bạo lực. Và như thế, Trung Quốc đã xuất hiện trước thế giới như một kẻ côn đồ, và là kẻ kích động hành vi côn đồ.
Trước giờ chúng ta đã từng thấy công an TQ sắp xếp để côn đồ gây sự với các nhà hoạt động dân chủ. Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy truyền thông TQ vận dụng, lôi kéo cả những người ái quốc cực đoan và những kẻ côn đồ vào chiến dịch biểu tình chống Nhật Bản vì tranh chấp đảo.
Nếu nói về biểu tình, dân Nhật trước giờ vẫn thường biểu tình trong nhiều trường hợp.Dân Nhật đã từng biểu tình hàng chục ngàn người khi đòi xóa bỏ điện nguyên tử, không lẽ chuyện biểu tình vì tranh chấp đảo lại bỏ qua sao đặng. Nhưng không, trong khi biểu tình ở Trung Quốc chống Nhật lan rộng ở nhiều thành phố với hàng chục ngàn người, thì tại Nhật Bản hôm Thứ Ba 18-9-2012 chỉ có cuộc biểu tình nhỏ với khoảng 50 người để phản đối TQ.
Khoảng 50 người đã biểu tình tại khu phố Shibuya ở thủ đô Tokyo, hầu hết cầm cờ Nhật để phản đối TQ đang hung hăng tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku (tên Nhật), còn gọi là Diaoyu (tên Tàu) – và Việt Nam gọi là đảo Điếu Ngư.
Có phải vì dân Nhật không muốn biểu tình? Không phảỉ, họ đã từng biểu tình vì rất nhiều lý do. Có phảỉ dân TQ ưa biểu tình? Hẳn là thế, sau nhiều thập niên nhường đường phố cho công an và côn đồ, người dân TQ bây giờ qua Internet đã ý thức rằng quyền biểu tình của họ đã bị Bắc Kinh thiên triều tước đoạt từ lâu.
Đơn giản rằng, người Nhật không muốn biểu tình ầm ĩ bởi vì nhà nước Nhật đang kiểm soát đảo Điếu Ngư và Hải Quân Nhật đang canh phòng vùng biển Điếu Ngư. Không tội gì làm ầm ĩ khi quân Nhật đang kiểm soát đảo này, làm ồn chỉ bất lợi, vì quân côn đồ TQ sẽ có nhiều cớ quậy phá kiểu Chí Phèo — một kiểu mà chính phủ Hà Nội sử dụng thiện nghệ và điêu luyện.
Có nhiều điển hình để nêu ra. Như trường hợp một du khách Nhật đang thăm TQ trong chuyến đi thiện nguyện giúp cứu trợ động đất ở TQ: chàng y tá Keiichiro Kawahara viết lên mạng hôm Thứ Bảy rằng ông đi xe đạp tới vùng động đất Guizhou và Yunnan để giúp thì bị côn đồ TQ lấy cớ biểu tình để tấn công. Nhưng nước nào cũng có người hiểu biết, trên mạng cũng có một số người được anh y tá này giúp đã lên blog này để cảm ơn.
Cũng nên thấy: chưa thấy người Nhật nào nổi giận tấn công một người Trung Quốc trên lãnh thổ Nhật. Tại sao? Đơn giản, người Nhật trong chế độ dân chủ tự do, hiểu được sự dị biệt giữa chế độ và người dân. Thêm nữa, có người Nhật nào lại làm trò Chí Phèo kiểu thiên đường xã hội chủ nghĩa bao giờ.
Một trường hợp nữa, cũng tệ hại nơi thiên đường XHCN: vào hôm Chủ Nhật 16-9-2012, mạng xã hội Sina Weibo có tin rằng một sinh viên TQ bị giẫm đap tới chết; anh sinh viên 21 tuổi này bị đám đông biểu tình chống Nhật ở thị trấn Tây An, tỉnh Sơn Tây, hôm 15-9-2012 đạp chết vì đám đông hỗn loạn.
Và tại cùng thị trấn Tây An đó, vào lúc 3:30 PM cùng ngày, một người đàn ông TQ đang lái chiếc xe Toyota (kiểu xe Nhật) bị chận lại, lôi ra khỏi xe, đánh anh này tới bất tỉnh. May chưa chết, nhưng bác sĩ nói rằng anh này sẽ bị tê liệt luôn nửa phần cơ thể tới suốt đời. Bị đánh suýt chết chỉ vì lái xe Toyota? Nghe y hệt như thời nào đấy.
Tranh chấp đảo giữa Tàu-Nhật dự báo là sẽ làm thiệt hại 345 tỷ đôla.
Nhiều công ty Nhật Bản như Panasonic, Honda, và Canon đã đóng các nhà máy của họ tại Hoa Lục, sau khi một số tiệm và cơ xưởng bị người biểu tình xông vào đốt phá. Hai tờ báo quốc doanh TQ kêu gọi trừng phạt kinh tế Nhật.Trong đó tờ báo chính thức China Daily nói rằng kinh tế Nhật sẽ thiệt haị nhiều hơn, trong khi kinh tế TQ thiệt hạị ít hơn. Thực tế, những con số trên báo này thì chẳng ai tin, vì cũng y hệt như tuyên bố của Hà Nội rằng VN không hề có tù chính trị bao giờ.
Hiện thời đã có một số dây chuyền sản xuất ngưng đọng, từ máy iPads cho tới phụ tùng xe hơi, và không chỉ liên hệ giữa Nhật-Hoa mà cả một khối nhiều nước bị văng miểng, bao gồm cả Mỹ, Nam Hàn, Đức, Mã Lai và Thái Lan vì nhiều sản phẩm là kết hợp từ phụ tùng đa quốc.
Đó là chưa nói tới du lịch, thiệt hại thấy trước tiên là nhiều tour bị hủy bỏ.
Nhưng để suy nghĩ hợp lý, chúng ta không bao giờ hiểu nổi tâm thức côn đồ của chính phủ TQ, khi công an đứng yên để mặc cho người biểu tình đốt nhà máy phụ tùng điện tử của hãng Panasonic ở Qingdao, tỉnh Sơn Đông… và cũng đốt rụi một trung tâm bán xe Toyota ở cùng thành phố này. Tại sao như thế?
Đâu có phải dân Nhật không biết biểu tình đâu? Nhưng họ chỉ biểu tình khi cần thiết và rất mực ôn hòa (tương tự như trí thức Hà Nội và Sài Gòn đã biểu tình chống Tàu).
Các bản tin hôm 18-9-2012 cũng cho thấy TQ sử dụng tới độc chiêu: đưa ra một loạt các tài tử điện ảnh nổi tiếng để đòi đảo Điếu Ngư về cho TQ. Khoảng 260 tài tử từ Hội Truyền Thanh & Truyền Hình TQ đưa ra bản văn đòi Điếu Ngư về cho TQ.
Một điều để thắc mắc: có thực là tất cả các tài tử như Châu Nhuận Phát, Lý Băng Băng đều được hội ý hay là Hội này ký giùm? Có ai dám đứng ngoài không?
Cũng cần cảnh giác, Bắc Kinh cũng sẽ làm tất cả các trò hung hăng tương tự với Việt Nam, có thể còn tệ hại hơn cả với Nhật Bản.
Trần Khải
0 comments:
Post a Comment