Nhóm dân oan gồm người Kinh và người Dân Tộc từ Dak Nông ra Hà Nội khiếu kiện lần thứ ba cho biết gia đình họ ở địa phương đã bị công an đến hạch hỏi.
Photo courtesy of Lê Dũng
Hai người trong đoàn dân oan Dak Nông khiếu kiện tại Hà Nội, ảnh chụp ngày 6 tháng 2 năm 2012.
Công an hạch hỏi
Vào hôm 13 vừa qua, sau khi lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do về trường hợp nhà đất bị đốt phá và người thân bị bắt giữ vô cớ, nhóm dân oan từ Dak Nông kéo ra Hà Nội để khiếu kiện lần thứ ba cho biết một người trong nhóm vừa trở về đã bị công an đến dò hỏi.
Song song với việc đó, nhóm dân oan này cũng được tin nhắn là hãy trở về địa phương để được giải quyết. Tuy nhiên cách giải quyết từ phía chiếm đất không được những người dân oan này đồng ý.
Nói chung còn đang trốn chứ có dám ra mặt đâu, những người nào đi về thường bị công an hỏi làm thành ra em dấu đâu có dám nói mình ở chỗ đó… chỗ đó.
Chị Ngọc Cẩm
“Chị Ngọc Cẩm, từ Đồng Nai lên Dak Nông làm rẫy mà nhà cửa, đất canh tác và cây trồng bị đốt sạch hồi tháng Tư năm 2011, có con trai bị bắt giữ từ đó đến giờ vì toan chụp hình cảnh cưỡng chế, cho biết chị đã về đến địa phương nhưng tạm lánh ở một nơi khác vì sợ bị bắt:
Nói chung còn đang trốn chứ có dám ra mặt đâu, những người nào đi về thường bị công an hỏi làm thành ra em dấu đâu có dám nói mình ở chỗ đó… chỗ đó. Họ điện về họ hỏi dò bây giờ chị đang ở đâu. Tại vì bữa hổm khi còn ở Hà Nội là nhờ báo chí rồi lên mạng lên đài Á Châu Tự Do. Đợt trước đi về cũng xém chút nữa em bị bắt.
Thì đúng là bây giờ kiểu họ sợ dân ra ngoài tố cáo họ đó, tại vì ở đây là họ ém họ không cho trung ương biết, bây giờ mình đưa ra ngoài kia trung ương biết rồi, bắt đầu là lên báo chí lên đài Á Châu Tự Do này kia kia nọ nên họ sợ. Họ hỏi dò đúng như vậy chắc về họ đuổi họ bắt thiệt.”
Ngày hôm qua bên giám đốc bên công ty cũng có hỏi thăm, biểu làm đơn kiến nghị để tái định cư. Nhưng bây giờ đất của mình họ lấy hết, tái định cư họ chỉ trả cho mình có một hectare thôi.
Trong khi đó chị Thao, từ Thanh Hoá vào Dak Nông, thì hiện vẫn còn ở Hà Nội. Nhà cửa và mấy mẫu cà phê, điều, cao su, mì của chị Thao ở xã Dak Ngo, huyện Dak Nông, cũng bị thiêu huỷ trong đợt cưỡng chế đột xuất tháng Tư năm ngoái. Em trai chị Thao bị bắt vì tội chống người thi hành công vụ, đến nay chưa được thả cũng không được đưa ra xét xử:
Dân oan Dak Nông khiếu kiện tại Hà Nội, ảnh chụp tháng 2 năm 2012. Hình do thính giả RFA gửi.
“Em thì nghe mấy người điện ra bảo rằng mình lên đài Á Châu Tự Do thì bây giờ họ đánh động họ dụ dân là tập trung ký giấy tái định cư đi rồi nó cho một hectare đất với lại một căn nhà. Mà bây giờ đồng bào ở đây họ nói là bây giờ muốn cho dân về thì phải trả lại đất cho dân làm. Với lại cuộc sống đang bị đe dọa, công an nói là nếu mà quân ấy không về là họ ra họ bắt nhốt nọ kia đấy. Nên là dân đang yêu cầu là nếu mà tỉnh có quyết định giải quyết cho dân thì phải có giấy tờ đàng hoàng có con dấu, bồi thường thiệt hại cho dân với lại thả những người đang nhốt trong tù thì dân mới về.
Ho dụ dân về ký giấy tái định cư để tìm đường thoát cho chúng nó bởi vì chúng nó làm sai đường lối của đảng . Ăn cướp không ăn cướp trắng của dân bây giờ nói là mình ký giấy thì bồi thường cho mỗi người được năm sào. Còn công ty Hoàng Thiên thì dụ dỗ chị Cẩm vừa rồi là bây giờ một hectare đất và một căn nhà, mà trong khi đó nhà chỉ là hơn mười mẫu của người ta, như thế thì làm sao mà sống.”
Đùn đẩy trách nhiệm?
Chi Thao cho hay trong số mấy chục gia đình vừa Kinh vừa Dân Tộc ở Dak Nông bị trưng thu đất thì khoảng mười bốn đến mười sáu người đã bị bắt giữ trong đó cả người em trai của chị.
Cảnh tôi thì bây giờ cũng nhà tranh vách nát, tôi cũng che cái chum như cô Kiều vậy. Tôi là diện chính sách mà họ ngược đãi tôi.
Bà Luận
Được hỏi rõ hơn về công ty tư nhân Hoàng Thiên, mà từ khi xuất hiện thì lại cùng với lâm trường nảy sinh ra chuyện tranh cãi đất đai với dân ở Dak Nông, chị Thao giải thích tiếp:
“Trước đây là lâm trường không đứng ra, nhưng công ty Hoàng Thiên làm sai thì bây giờ cấu kết nhờ lâm trường để đứng ra, giả mạo để che dấu cho chúng nó. Lâm trường bây giờ cũng chỉ là doanh nghiệp tư nhân thôi chứ lâm trường đã giải tán lâu rồi. “
Trong nhóm có ba người dân tộc M’nông. Ông Điểu Khôn, một trong ba người M;nông đó, noí rằng họ không dám trở về vì sợ bị bắt:
“Ở đây cứ đi lang thang, cứ ngủ tầm bậy tầm bạ thôi, đúng là khó khăn cơm nước, tiền bạc này. Trong Dak Nông đêm hôm qua cũng bị khó khăn, nếu mà về sẽ bị bắt, bọn cháu không về dưới đâu, khi nào nhà nước giải quyết mới về. Không giải quyết trả đất thì không về được, về sợ bị bắt.”
Nhờ hỏi thăm các dân oan ở huyện Dak Ngo mà chúng tôi biết thêm là ngay huyện Dak Song bên cạnh cũng có cảnh dân oan ra Hà Nội khiếu kiện. Chị Kiều, đang trên đường trở về xã Dak Song, nói là chị rất lo lắng:
“Đoàn của cháu đi thì mới có một người về là bà Phụng. Bà ấy về xong công an cứ lên tra hỏi là đi đâu, làm những gì và nói những gì. Bà ấy báo là công an gọi bà đi làm việc liên tục, người ta đe về là gặp trắc trở rắc rối. Tình hình thế này về cũng lo, hôm nay cháu với bà Luận về nhưng mà cháu lo và bà Luận cũng lo.
Nhưng mà nếu chúng cháu không về mà ở ngoài này thì hết tiền, bị móc tuí mất hết cả tiền mất hết cả điện thoại.Ở nhà thì con cháu đang đau, đằng nào cũng phải về thôi chứ ngoài này không có tiền cháu sống bằng gì được nữa. Về nhà thì cháu sợ gặp nguy.”
Cần biết chị Kiều hoặc bà Luận đều là hai người nằm trong diện chính sách, tức diện được ưu đãi vì có chồng hoặc con đi bộ đội, thế nhưng cả hai gia đình này đều không tránh khỏi bị trưng thu ruộng đất:
“Đất của cháu chủ tịch xã ra lệnh cưỡng chế bắt cháu phải gỡ rồi. Xã với huyện cho con một căn nhà tình nghĩa là ba mươi lăm triệu nhưng vì không có đất ổn định không có bìa đỏ không có thổ cư nên họ không cho nhà nữa. Bây giờ con nghèo thật sự, nghèo nhất luôn trong những người nghèo. Tất cả là do bà Thái Thị Tú Anh, trước là giám đốc công ty nông nghiệp Dak Song, chính bà cướp đất của cháu rồi giao cho ông Bình em trai bà ấy. Bây giờ bà lên làm phó chủ tịch huyện Dak Song, bà có quyền hành. Chúng cháu ra bà bảo chỉ giải quyết đến đó, muốn đi đâu thì đi.
Cả một tập thể như thế mà bây giờ dưới huyện dưới tỉnh làm láo hết. Người ta bảo bà Luận là cứ theo ông Đoàn Văn Vươn. Còn chỗ con không dám đe như thế, mấy ông mấy bà ngoài này bảo thẩm quyền của họ chỉ giải quyết đến đấy thôi.”
Còn bà Luận, nằm trong diện chính sách nhưng đất bị cưỡng chế từ năm 2001, đi khiếu kiện mười một năm nay,bị bắt giam bốn lần vì tội chống người thi hành công vụ:
“Cảnh tôi thì bây giờ cũng nhà tranh vách nát, tôi cũng che cái chum như cô Kiều vậy. Tôi là diện chính sách mà họ ngược đãi tôi. Đất của tôi canh tác từ năm 92 đến giờ, được ba cấp công nhận, cấp xã cấp huyện cấp tỉnh, coi như tượng trưng cho cái bìa đỏ đó.
Hàng trăm người luôn, ra thì văn phòng chính phủ trả lời “về đi, về tỉnh giải quyết” Coi như là tôi đi từ năm 2001 đến giờ chín mười cái công văn.
Bà Luận
Năm 2001 huyện ra quyết định thu hồi. Coi như là tôi khóc kể la làng vậy thôi nhưng họ lạm dụng quyền hạn họ nói mình chống người thi hành công vụ. Ngày 2 tháng Mười năm 2001 họ bắt họ còng tôi như con chó con heo vậy. Họ lôi lên công an huyện, còng tôi vô gầm giường. Ba giờ chiều họ thả họ còng tôi vô gầm ghế. Rồi họ bưng cơm cho tôi ăn, tôi nói tôi là diện chính sách mà sao nhà nước ngược đãi còng tay còng chân làm sao tôi bưng cơm tôi ăn được. Họ nói bà không bưng lên ăn được thì bà day lại liếm đi.”
Từ năm 2001 đến giờ bà Luận bị bắt tất thảy bốn lần, lúc bị giữ ba ngày, lúc một tuần lúc hai tuần. Năm 2008, công an bắt bà Luận lần thứ tư và giam giữ bà hẳn sáu tháng. Bất kể bị hăm dọa, bị bắt giữ, bị răn đe, bà Luận tiếp tục làm dân oan để khiếu kiện cho bản thân và cho hàng xóm đồng cảnh ngộ:
“Nhiều người lắm, cả trăm người, hàng trăm người luôn. Ra thì văn phòng chính phủ trả lời “về đi, về tỉnh giải quyết” Coi như là tôi đi từ năm 2001 đến giờ chín mười cái công văn. Riết rồi không giải quyết, cứ đùn đẩy như quả bóng chuyền lên chuyền xuống bây giờ tôi nhừ tử rồi. Tôi trả lời bây giờ tôi có về tôi cũng đi theo coi như tư cách của ông Đoàn Văn Vươn, văn phòng chánh phủ trả lời tôi là bà cứ vậy mà làm!”
Vừa rồi là tin cập nhật về nhóm dân oan xã Dak Ngo, thêm một xã bên cạnh là Dak Song, cả hai đều thuộc tỉnh Dak Nông vùng Tây Nguyên.
Không rõ có một tia hy vọng nào cho những người cơ cực này không, chỉ biết trong khi đối chất với văn phòng chính phủ ở Hà Nội đôi ba lần người dân mất đất đã gợi đến trường hợp ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng như một cứu cánh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để nhanh chóng thông tin đến quí vị.
0 comments:
Post a Comment