Sunday, October 2, 2011

Vui đầu tuần : Lời khuyên Miến Điện của Thủ Tướng 3 Dũng

Ngày 9 tháng 4 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có dịp gặp gỡ và làm việc thân mật cùng đại biểu các nước ASEAN tại hội nghị cấp cao ASEAN do Việt Nam chủ trì tổ chức. Nhiều đồng chí yêu Đảng nhưng thiếu tư tưởng cách mạng vững vàng và bọn phản động trá hình đã y meo chất vấn anh về đọan phát biểu sau của thủ tướng:

Chuyến thăm vừa qua của tôi tới Myanmar, ngoài việc trao đổi về hợp tác song phương, tôi với cương vị là chủ tịch ASEAN đã chuyển tới Chính phủ và nhân dân Myanmar thông điệp của ASEAN là mong muốn Myanmar triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước Myanmar.

Tại sao một người yêu sự thật ghét sự giả dối như thế lại nói một đàng làm một nẻo như vậy? Tại sao lại khuyên Miến Điện “tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả đảng phái” trong khi Đảng ta vẫn ung dung độc quyền lãnh đạo Việt Nam? Làm sao dân chủ đa đảng lại dẫn đến “ổn định để phát triển đất nước” được? Phải chăng Đảng vẫn luôn dạy rằng dân chủ đa đảng sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, bạo lọan, nội chiến? Tại sao thủ tướng lại xúi dại Miến Điện như vậy? Và vô vàn câu hỏi tu từ khác do bọn phản động, xét lại nêu ra.

Sau vài ngày bận bịu với luận điệu của đồng chí Gấu, giờ đây anh mới có thời gian xem xét kỹ vấn đề trên. Đầu tiên, cần khẳng định lại rằng Đảng ta luôn luôn rạng ngời chính nghĩa và mọi hành động của chính phủ ta đặc biệt ở cấp lãnh đạo luôn luôn đúng đắn, hòan hảo. Một khi đã có tư tưởng cách mạng vững vàng đó thì mọi chính sách và hành động dù khó hiểu và vô lý đến đâu cũng dễ dàng suy diễn để có lời giải đáp hợp lý.

Thứ hai, như chúng ta đều biết dân trí Miến Điện cao hơn Việt Nam gấp nhiều lần. Nền kinh tế Myanmar phát triển thành công hơn Việt Nam, và hệ thống quân sự, an ninh của họ bền vững hơn ta. Trên hết, Miến Điện không phải gánh chịu hệ quả tàn khốc do chiến tranh, bạo động, biểu tình, tham nhũng để lại nên họ được ổn định phát triển trong hòa bình mấy thập niên qua.

Thứ ba, Miến Điện được hưởng điều kiện địa lý, lịch sử, và văn hóa lý tưởng hơn Việt Nam. Miến Điện, như cái tên Myanmar thể hiện, hòan tòan không có văn hóa Á Châu. Họ không có biên giới giáp ranh cường quốc phía Bắc nào nên không sợ nguy cơ bị nước lạ chèn ép, tấn công. Về sắc tộc và tôn giáo, họ hòan tòan đồng nhất, không có nhiều dân tộc thiểu số và tín ngưỡng như Phật, Hồi, Công, Ấn giáo nên không sợ nguy cơ chia rẻ, nội lọan.

Cuối cùng, họ không có diễm phúc được chịu sự quản lý năng động sáng tạo của Đảng ta. Như anh đã từng nói những bài trước, chỉ có Đảng Cộng Sản mới có khả năng quản lý độc quyền độc đảng và được sự tín nhiệm của tòan thể 100% người dân. Dân chủ đa đảng là điều vô bổ không cần thiết khi chúng ta đã có Đảng lãnh đạo với chính nghĩa cách mạng rạng ngời và tinh thần tiến lên XHCN kiên định.

Qua những điểm trên, ta có thể kết luận rằng lời khuyên của thủ tướng Dũng dành cho Miến Điện là hòan tòan có cơ sở. Việc Miến Điện chuyển từ thể chế độc tài quân phiệt sang dân chủ đa đảng là hòan tòan hợp lý. Đối với Việt Nam, dân chủ đa đảng không có ứng dụng vì Đảng là tất cả, Đảng cho ta mùa xuân, Đảng ban cho ta cơ hội học tập, làm việc, và tiến lên XHCN. Ơn Đảng cao như hơn ơn cha mẹ, những cá nhân nào đòi hỏi đa đảng là đứa con bất hiếu, làm phụ lòng Đảng.

Sưu Tầm

0 comments:

Powered By Blogger