Saturday, October 1, 2011

Hoàn Cầu thời báo: “Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông một bài học”

Tác giả: Long Tao (Hoàn Cầu thời báo và Global Times)
29-09-2011
Biển Đông và yêu sách lưỡi bò của TQ
Vấn đề biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) không hề tồn tại trước thập niên 1970. Vấn đề này chỉ xảy ra sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam thống nhất năm 1976 (đúng ra là 1975: ND) và quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn: Tây Sa) và Trường Sa (nguyên văn Nam Sa) của Trung Quốc từ đó đã trở thành mục tiêu của quốc gia mới này (ý nói Việt Nam).

Thật không may, mặc dù bị Trung Quốc đánh trong trận chiến ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và sau đó là chiến tranh Trung – Việt vào năm 1979, những lời sỉ nhục của Việt Nam ở biển Đông hiện vẫn không bị trừng phạt. Nó khuyến khích các nước gần đó ráng chìa bàn tay vào khu vực “tranh chấp” và thu hút sự chú ý của Mỹ, rằng một xung đột trong khu vực dần dần biến thành xung đột quốc tế.

Trung Quốc tập trung phát triển trong nước và [giữ] sự hài hòa, đã nhân từ quá mức trong việc ngăn ngừa vấn đề như thế biến thành vấn đề toàn cầu để có thể bảo đảm hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

Nhưng nó có lẽ đã đến lúc chúng ta tranh luận, suy nghĩ trước và tấn công đầu tiên trước khi mọi chuyện từ từ vuột khỏi tầm tay.

Có vẻ như tất cả các nước xung quanh khu vực đang chuẩn bị cho một cuộc chạy đua vũ trang. Singapore mang về nước máy bay tàng hình hiện đại, trong khi Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dự trữ vũ khí cho một cuộc chiến có khả năng thành “đẳng cấp thế giới”. Chính Mỹ kích động xung đột trong khu vực, đã không ngần ngại đáp ứng nhu cầu của tất cả các nước nói trên.

Thật là buồn cười khi xem một số nước quyết đe dọa hoặc thậm chí đối đầu với Trung Quốc bằng vũ lực chỉ vì Mỹ tuyên bố rằng họ “trở lại châu Á”.

Sự căng thẳng chiến tranh đang leo thang từng giây nhưng sự khởi xướng ​​này không phải là do chúng ta. Trung Quốc nên tham gia vào việc khai thác dầu khí ở biển Đông.

Đối với những kẻ xâm phạm chủ quyền của chúng ta để ăn cắp dầu, chúng ta cần cảnh cáo họ một cách lịch sự và sau đó cần có hành động, nếu họ không đáp ứng.

Chúng ta không nên lãng phí cơ hội để khởi động một số trận chiến quy mô nhỏ, có thể ngăn chặn những kẻ khiêu khích tiến xa hơn.

Tôi nghĩ rằng, nhân cơ hội này, cần tìm ra kẻ nào thực sự sợ tham gia vào các hoạt động quân sự. Có hơn 1.000 giếng dầu khí, cộng với bốn sân bay và nhiều phương tiện khác trong khu vực nhưng không có cái nào do Trung Quốc xây dựng.

Tất cả mọi thứ sẽ bị đốt cháy khi một cuộc xung đột quân sự nổ ra. Ai sẽ phải gánh chịu nhiều nhất khi những công ty dầu hỏa khổng lồ dầu phương Tây rút chạy?

Nhưng ngoài đó chỉ có thể là một nơi lý tưởng để trừng phạt họ. Sự trừng phạt này chỉ nên giới hạn ở hai nước là Philippines và Việt Nam, những nước đã và đang hành động cực kỳ mạnh mẽ trong những ngày qua.

Cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq đã là những ví dụ không hay cho chúng ta về các trận chiến quy mô và tiềm tàng, nhưng những con cá nhỏ này sẽ nhận được sự kiểm tra thực tế bằng nghệ thuật di chuyển của chúng ta.

Nhiều học giả tin rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực làm cho chúng ta bất lực trong việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, không nên quá coi trọng áp lực của Mỹ trên biển Đông, ít nhất là cho đến giờ, cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông và những nơi khác vẫn còn gây rắc rối cho họ.

Philippines giả vờ yếu đuối và ngây thơ, tuyên bố rằng, con muỗi không cần để ý đến sức mạnh của con voi Trung Quốc. Con voi nên kềm chế nếu con muỗi biết cách cư xử tốt. Nhưng có vẻ như hiện chúng ta có một câu chuyện hoàn toàn khác, những con muỗi này thậm chí còn mời một con đại bàng đến dự buổi tiệc đầy tham vọng của họ. Tôi tin rằng việc tập trận quân sự liên tục và xâm phạm đã cho Trung Quốc một lý do tốt để tấn công lại.

Tuy nhiên, [hành xử] hợp lý và kềm chế luôn là hướng đi của chúng ta về vấn đề này. Chúng ta nên chuẩn bị tốt một cuộc chiến quy mô nhỏ, trong khi cho phía bên kia cơ hội lựa chọn chiến tranh hay hòa bình.

Một bước quyết định về các vấn đề biển Caspian năm 2008 đã chứng minh rằng, hành động từ các nước lớn hơn có thể gây ra một làn sóng va chạm trong một thời gian ngắn nhưng sẽ cung cấp cho khu vực hòa bình lâu dài.

Tác giả là các nhà phân tích chiến lược thuộc Ủy ban Năng lượng Trung Quốc (China Energy Fund Committee). opinion@globaltimes.com.cn

Ngọc Thu dịch từ Global Times

© Ngọc Thu

0 comments:

Powered By Blogger