“TÂN XUÂN GIAP DẦN -- HOÀNG SA CHIẾN
NAM NGƯ HẢI NGOẠI – HUYẾT LƯU HỒNG ”
Thắp nén hương lòng,nghiên mình tưởng nhớ về các anh :
HQ/Trung tá: Ngụy Văn Thà -- Hạm Trưởng Chiến Hạm HQ10.
HQ/Thiếu tá: Nguyễn thành Trí – Hạm Phó Chiến Hạm HQ10 .
Và 60 sĩ quan , hạ sĩ quan Hải Quân/QLVNCH đã Hiên Ngang bảo vệ bờ cõi,
Anh Dũng Hy Sinh đền nợ nước ngày 19-1-1974 tại Hoàng Sa -- Biển Đông Việt Nam.
37 Năm kể từ các anh hòa máu xương vào lòng Biển Mẹ . Hôm nay những người Cộng Sản Việt Nam lần đầu tiên nhắc đến các anh ở “Đấu Trường” quốc tế – Nhưng không là nhắc để “ Tôn Vinh” mà nhắc đến: Để lấy trận hải chiến Hoàng Sa hào hùng của các anh năm 1974 gở lại Danh Dự cho đảng Cộng Sản Việt Nam .
Gặp nhân chứng trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974
http://vuhuyduc.blogspot.com/2011/06/gap-nhan-chung-tran-hai-chien-hoang-sa.html
Mới đây 21/6/2011– Trong cuộc hội nghị Quốc Tế quy tụ nhiều nhà nghiên cứu tầm cở và viên chức cao cấp diễn ra tại trụ sở Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) với chủ đề “An Ninh Hàng Hải Biển Đông” , Tiến Sĩ Đặng Đình Quý,Gám Đốc Học Viện Ngoại Giao chế độ CS/HàNội đại diện VN đăng đàn phản bác lại lập luận của Giáo Sư : Su Hao đại diện Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã từng thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc nhưng nay thay đổi quan điểm ( Công Hàm T/T phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 và sự im lặng không phản đối trong trận chiến Hoàng Sa giữa Trung Quốc với Hải Quân QLVNCH năm 1974 ) -- Tiến sĩ Đặng Đình Quý phát biểu ( Nguyên Văn ) :
“ Một điều quan trọng cần phải đưa vào biên bản ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao cho là Việt Nam đã từng thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng tôi còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc Việt Nam đang bị chia đôi. Chính trận Hải Chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam (hay chỉ có Miền Nam?)-- chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào biên bản cuộc họp ( put in the record. ” ( hết trích )
Tiến sĩ Đặng Đình Quý thừa nhận đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền HàNội đề cập đến sự kiện lịch sử này’.
Hỡi Hồn Thiêng Sông núi , hỡi tám mươi triệu trái tim Việt , hỡi Vong Linh 62 người con yêu của tổ quốc, về đây chứng giám cho sự “tráo trở” của những người Cộng Sản Việt Nam . Bộ chính Trị CS & Ông Phạm Văn Đồng nhắm mắt ký vào công hàm năm 1958 -- CSVN ngoảnh mặt im lặng làm ngơ , khi máu xương anh em mình thắm đỏ Hoàng Sa 1974 vì Trung Quốc xâm lược, để đổi lấy súng đạn bắn phá Miền Nam , giờ đây trước tình thế ngặt nghèo “mở miệng mắt quai” những người CSVN lại quơ quào máu xương của Anh Hùng tử sỉ QLVNCH để chống đở lại những lỗi lầm mà do : “ Mao” đưa lối “Lênin” chỉ đường,Ông “Hồ” cứ thế Đoạn Trường bò theo . 37 năm chưa một lần họ nhắc đến Trận Chiến bảo vệ bờ cõi và những Anh Hùng QLVNCH này , họ cứ độc tôn cho rằng Anh Hùng chống xâm lược là danh nghĩa cao quí chỉ dành cho người CS, không thể chia sẻ cho ai ? và Liệt Sĩ Nguyễn Thái Học – Phạm Hồng Thái chống thực dân Pháp còn có thể khép nép cho dân nhắc đến chứ bất cứ ai chống Trung Quốc xâm lược là không thể tôn vinh ?? bỡi với họ Đồng Chí lớn hơn Đồng Bào – Đồng XHCN lớn hơn đồng chủng tộc và hơn hết là Đồng chia sẻ quyền lực trong bộ chính trị chứ không đồng chia sẻ cho nhân dân hay Quốc Hội .
Kết thúc hội nghị , mọi người thay mặt quốc gia mình tham dự với nhận thức rất rõ ràng rằng tranh chấp Biển Ðông là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự hòa hoãn và ứng xử hợp tình hợp lý của mọi bên, và ý chí chính trị mới mong có thể giải quyết một cách thỏa đáng.
Theo quan điểm của đa số, thì Trung Quốc phải bỏ thay đổi chính sách hiếu chiến của mình.Cụ thể, cũng theo đề nghị của đa số, thì Hoa Kỳ cần phải phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mới có “moral ground” ( quan niệm đạo đức ) để lên tiếng.
Còn về phía Việt Nam, sự kiện Hà Nội lần đầu tiên nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Quốc năm 1974 phải được đánh giá như thế nào ?
Câu hỏi còn bỏ ngỏ cho nhân dân VN và Bình luận của cộng đồng thế giới .
Hoàng Thanh Trúc
0 comments:
Post a Comment