Những thương hiệu nổi danh của Mỹ như GM, Dell hay Boeing lại chính là kẻ thất bại nhiều nhất trước các đối thủ ngoại.
Dưới đây là danh sách những công ty của Mỹ bị thất thế mạnh nhất so với những đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài theo tổng hợp của 24/7Wallst.
1. GM và Toyota
Năm 1991, GM chiếm 35% thị phần sản xuất ôtô của Mỹ. Nhưng đến nay, con số này đã giảm đi 20% do sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng xe đến từ Nhật Bản mà điển hình là Toyota. Vào thời điểm trước khi xảy ra vụ việc triệu hồi hàng loạt xe, Toyota đã chiếm tới 17% thị trường sản xuất ôtô ở Mỹ. Con số này vào khoảng mười năm trước đây chỉ là khoảng 8%. Một số hãng khác như Honda và Nissan cũng chiếm một tỷ lệ tương đối.
Có rất nhiều lý do giải thích cho sự suy giảm của GM, nổi cộm là những vấn đề như chi phí quá cao, thậm chí cao nhất trong số những nhà sản xuất. Trong khi đó, chi phí lao động của Toyota lại tương đối thấp, nhất là đối với những nhà máy tại Nhật Bản.
Ngoài ra, chất lượng của những chiếc xe mà GM sản xuất ra được cho là ngày càng kém, còn của Toyota lại được cho là tốt hơn. Cũng do chất lượng kém khiến GM xếp thứ hạng thấp trong cuộc khảo sát người tiêu dùng do tạp chí Power and Consumer Reports thực hiện. Hiện nay, thị trường Mỹ nói chung và thị trường ôtô nói riêng thì không hề phẳng lặng. Những hãng xe Hàn Quốc như KIA hay Hyundai, sản xuất với chi phí thấp, chất lượng lại tốt cũng đã dần thâm nhập thị trường này, chiếm khoảng 7% thị phần. Các chuyên gia cũng dự báo rằng, thị trương sẽ còn tiếp tục bị "chia sẻ".
2. Dell và Acer
Trong một thập kỷ trở lại đây, công ty sản xuất máy tính Dell từng thống trị thị trường Mỹ và chiếm phần lớn thị phần trên toàn thế giới. Hewlett-Packard thì ngược lại, chiếm thị phần nhỏ hơn. Công ty sản xuất máy tính HP được thành lập khi Hewlett-Packard mua hãng Compaq trong năm 2002 với 25 tỷ USD. Thế mạnh thị trường của các công ty Mỹ giảm xuống khi Lenovo mua lại công ty sản xuất máy tính IBM vào năm 2004 để Lenovo có thể tham gia thị trường Mỹ và châu Âu.
Dell lại tiếp tục gặp vận rủi khi netbook những năm gần đây trở nên phổ biến. Ngày càng nhiều người đến mua những sản phẩm của Acer và Asus. Vào năm 2007, Acer mua lại công ty Gateway và trở thành công ty sản xuất máy tính lớn thứ 3 trên thế giới. Thị phần của Dell giảm xuống nhanh chóng từ 16,4% vào năm 2005 xuống còn 12,9% vào năm 2010 (nguồn thông tin từ Gartner). Cũng trong thời ký đó, thị phần trên toàn thế giới của Acer tăng từ 5,5% lên 12,7%.
3. Intel và ARM
Intel chiếm 3 phần 4 thị trường thế giới về chip máy tính và máy chủ. Rắc rối của Intel đến từ sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực bán dẫn cho các thiết bị cầm tay như điện thoại và máy tính bảng.
Nhà cung cấp hàng đầu của thị trường này là Qualcomm, Texas Instrument và Samsung. Những sản phẩm đó được dựa trên thiết kế của ARM. ARM đã sử dụng lợi thế về những mối quen biết của họ với những nhà sản xuất thiết bị cầm tay để cạnh tranh với Intel trong thị trường máy tính.
Theo dự đoán của IDC, thị phần của ARM sẽ tăng lên 13% vào năm 2015. Có nhiều tin đồn rApple đã hoàn thành dự án của mình về việc sử dụng chip của ARM cho máy tính bảng của họ. Và chưa hết, ARM đang đi đầu trong việc phát triển những thiết bị cầm tay không dây và điều này sẽ giúp ARM chiếm thêm được thị phần trong thị trường máy tính ở tương lai không xa.
4. Boeing và Airbus
Boeing đã từng là công ty thống trị thị trường thế giới trong ngành sản xuất máy bay dân dụng trong 3 thập kỷ, bắt đầu từ thời điểm công ty mua lại đối thủ cạnh tranh của nó là McDonald Douglas với giá 13,3 tỷ USD vào năm 1996. Vào thời điểm đó hãng Airbus chưa phải là một đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại như hiện nay. Nhưng năm ngoái, Airbus đã nhận được 574 đơn hàng trong khi đó Boeing chỉ nhận được 530 đơn đặt hàng.
Có 2 nguyên nhân gây ra sự thay đổi: thứ nhất, Airbus đã nhận được sự trợ giúp về tài chính của chủ sở hữu công ty. Nguyên nhân thứ 2 chính là quản lý yếu kém của Boeing. Chiếc 787 Dreamliner đã bị lỗi hẹn ít nhất nửa tá lần và chính điều này đã làm những hãng hàng không đã phải xem xét đến Airbus.
5. Microsoft và Nintendo
Ngành kinh doanh game console đã có vào bước thay đổi về thị phần từ việc phát hành một sản phẩm thành công nhất trong lịch sử vào năm 2000 đó là chiếc máy Playstation 2 (đã bán được 150 triệu bản). Những thế hệ gần đây nhất của game console bao gồm Xbox 360, PS3 và Nintendo Wii. Sonny từng thống trị thị trường này bởi thế hệ máy PS2, Microsoft đang giữ giá cạnh tranh với thế hệ máy Xbox của mình.
Nintendo gia nhập thị trường với hệ máy Wii được thiết kế để chơi những game thông thường mà những máy như PS3 và 360 không có và chính điều nay đã làm nên tên tuổi của họ. Vào năm 2006, khi Wii chỉ chiếm 23% thị phần thế giới còn Microsoft chiếm 65% thì đến năm 2009, thị phần của Wii đã là 50% trong khi Microsoft chỉ có 23%.
6. Goodyear và Bridgestone
Goodyear trong nhiều thập kỷ từng là công ty lớn nhất ở Akron, Ohio - thủ đô cao su của thế giới. Goodyear cũng từng là nhà sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, họ cung cấp một lượng lớn lốp xe cho Big Three (công ty thao túng cả ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ những năm 1980). Công ty gặp phải một vấn đề đáng lo ngại chính là giá nhân công rất cao so với các đối thủ cạnh tranh của họ, và đặc biệt với Bridgestone.
Brigdestone đã mua Firestone vào năm 1988, năm sau đó, Michelin mua Dunlop. Bridgestone đã quyết định một thương vụ sát nhập để tăng thị phần của mình. Doanh thu của hãng tăng từ 13,5 tỷ USD lên 20,5 tỷ USD trong năm từ 1999 đến 2009, theo Bruce Davis của tờ Tire Business, Goodyear chỉ tăng doanh thu từ 11,5 tỷ USD đến 15,6 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian.
7. Charles Schwab và TD Ameritrade
Charles Schwab bắt đầu cung cấp dịch vụ môi giới chiết khấu vào năm 1975 và là công ty đầu tiên gia nhập ngành này. Merrill Lynch-một công ty môi giới trọn gói đã từng cho rằng Schwab sẽ không phát triển được, họ cho rằng khách hàng muốn một dịch vụ trọn gói và sẽ không đầu tư nếu thiếu những nghiên cứu mà những công ty này cung cấp.
Nhưng họ đã sai. Doanh thu của Schwab năm ngoái là 4,25 tỷ USD. Công ty TD Ameritrade-công ty của Canada bắt đầu tại Mỹ từ năm 1987, qua những lần sát nhập và hiện nay là Accutrade. Doanh thu của Ameritrade tăng từ 2,54 tỷ USD lên 2,56 tỷ USD trong năm từ 2008 đến 2010. Trong cùng thời gian đó, doanh thu của Schwab giảm xuống từ 5.15 tỷ USD xuống còn 4,25 tỷ USD.
8. Omnicom và WPP
WPP là tên viết tắt của Wire and Plastic Products, hoạt động của công ty được quản lý bởi Martin Sorrell vào năm 1985. Hiện nay WPP là công ty marketing lớn nhất thế giới với doanh thu 12,1 tỷ USD và hơn hẳn so với doanh thu 11,7 tỷ USD của công ty Omnicom trong năm 2009
0 comments:
Post a Comment