Cứ ngồi yên, và bị cảm giác cũng như thói quen cũ chi phối, chúng ta sẽ cảm thấy không có đe dọa (hoặc đe dọa quá nhỏ) thì đến một lúc nào đó sẽ vô cùng thiệt thòi, trở tay không kịp.
Đất nước đang đứng trước những thử thách cam go: lạm phát, giá cả tăng cao, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm nghiêm trọng. Nổi cộm nhất hiện nay là mối quan hệ với nước Trung Quốc khổng lồ đã có rất nhiều điều phải nghĩ, phải nói, trong đó nổi cộm là vấn đề biển Đông.
Nhìn chung, nhân dân ta chưa được tiếp cận đầy đủ với các nguồn thông tin để đánh giá phân tích có được thái độ rõ ràng, do đó dư luận dường như tập trung vào tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong khi, mưu đồ và thủ đoạn, hành động nguy hiểm nhất, trái thực tế, lẽ phải và pháp lý nhất, xâm phạm đến lợi ích của nhiều quốc gia dân tộc nhất, đồng thời thiết cốt nhất đối với thủ phạm, và vì thế là chỗ yếu kém nhất của thủ phạm, chính là đường đứt khúc 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò bao trùm 3/4 diện tích Biển Đông mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.
Biển Đông đang "nổi sóng". |
Chính đường lưỡi bò của Trung Quốc, chứ không chỉ sự giành giật chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mới thực sự phi lý, thâm hiểm, mục đích chiếm toàn bộ biển Đông , nhốt nước ta và một số nước Đông Nam Á vào một cái rọ. Bởi thế, Việt Nam cần chủ động, khôn ngoan xây dựng chiến lược và sách lược phù hợp, phối hợp chặt chẽ với các nước Đông Nam Á có cùng chung trách nhiệm và quyền lợi đấu tranh một cách bài bản, hiệu quả với Trung Quốc cả trước mắt lẫn lâu dài.
Đến nay, chúng ta đã tìm thấy bằng chứng rằng cách đây 30 năm, Trung Quốc đã âm thầm và có âm mưu chiếm biển Đông, đưa ra cả yêu sách "Đường đứt đoạn 9 khúc" vào các bài báo khoa học, có nghĩa là họ đã đi trước nhiều bước hơn chúng ta tưởng.
Qua các bài báo xuất bản ra thế giới chúng ta thấy rằng các tác giả Trung Quốc đã sử dụng bản đồ nước họ với đường lưỡi bò vô lý, ngay cả khi tính minh họa cho nghiên cứu không liên quan, ví dụ như khu vực nghiên cứu chỉ là các thành phố lục địa. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã lập bản đồ quốc gia với "đường lưỡi bò" chiếm hầu hết biển Đông và công bố trên các tạp chí quốc tế từ cách đây 30 năm. Mặc dù trong các công bố khoa học này, họ chỉ đưa "hình lưỡi bò" một cách "lập lờ", không đưa bất cứ chú thích cụ thể nào về đường chữ U trong bản đồ là đường gì, nhưng ảnh hưởng của nó đến cộng đồng quốc tế vẫn rất lớn vì được đăng trên các các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Trong khi đó, các bài báo của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học trên thế giới đã vừa ít, thậm chí lại vừa sai.
Có ý kiến cho rằng nếu chúng ta cứ ngồi yên, và bị cảm giác cũng như thói quen cũ chi phối, chúng ta sẽ cảm thấy không có đe dọa (hoặc đe dọa quá nhỏ) thì đến một lúc nào đó sẽ vô cùng thiệt thòi, trở tay không kịp, sẽ lại phải chấp nhận những việc mà trước đó nhiều năm chúng ta không thể chấp nhận.
Nhiều người còn nhớ phương Tây có câu chuyện ngụ ngôn “con ếch chịu nóng”. Nếu thả con ếch vào chậu nước sôi thì nó nhảy ra ngay, còn nếu thả nó vào chậu nước lạnh rồi đun nóng từ từ thì nó sẽ không nhảy ra mà chịu nóng cho đến khi bị luộc chín. Điều đó có nghĩa là sự mất cảnh giác, ngộ nhận, tự ru ngủ, quen dần với mọi đe dọa thật là nguy hiểm, nó dẫn người ta tới chỗ bị bất ngờ và tất nhiên là thất bại.
Có người còn vạch rõ tư duy về biển Đông của Trung Quốc giống như hình ảnh của con cá mập khi đã xác định được con mồi của nó quyết đuổi đến cùng để thỏa mãn cơn đói.
Sau khi nhận được hàng chục phản ứng của các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước về việc các bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc có cả hình “lưỡi bò” phi lý, không theo luật quốc tế, ban biên tập tạp chí khoa học quản lý chất thải ở Ý hứa sẽ cho chỉnh sửa lại trong số xuất bản sắp đến.
Tuy nhiên, có tạp chí khoa học quốc tế như “Biến đổi khí hậu” cho biết GS Xuemei Shao Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc là tác giả bài báo có hình lưỡi bò phản hồi là sẽ không chỉnh sửa vì đó là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc!? Qua đó, càng thấy rõ chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà khoa học Trung Quốc sửa bản đồ, và chèn đường lưỡi bò vào trong bản đồ, bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận thế giới để thực hiện âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông.
Qua các bài báo xuất bản ra thế giới chúng ta thấy rằng các tác giả Trung Quốc đã sử dụng bản đồ nước họ với đường lưỡi bò vô lý, ngay cả khi tính minh họa cho nghiên cứu không liên quan, ví dụ như khu vực nghiên cứu chỉ là các thành phố lục địa. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã lập bản đồ quốc gia với "đường lưỡi bò" chiếm hầu hết biển Đông và công bố trên các tạp chí quốc tế từ cách đây 30 năm. Mặc dù trong các công bố khoa học này, họ chỉ đưa "hình lưỡi bò" một cách "lập lờ", không đưa bất cứ chú thích cụ thể nào về đường chữ U trong bản đồ là đường gì, nhưng ảnh hưởng của nó đến cộng đồng quốc tế vẫn rất lớn vì được đăng trên các các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Trong khi đó, các bài báo của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học trên thế giới đã vừa ít, thậm chí lại vừa sai.
Có ý kiến cho rằng nếu chúng ta cứ ngồi yên, và bị cảm giác cũng như thói quen cũ chi phối, chúng ta sẽ cảm thấy không có đe dọa (hoặc đe dọa quá nhỏ) thì đến một lúc nào đó sẽ vô cùng thiệt thòi, trở tay không kịp, sẽ lại phải chấp nhận những việc mà trước đó nhiều năm chúng ta không thể chấp nhận.
Nhiều người còn nhớ phương Tây có câu chuyện ngụ ngôn “con ếch chịu nóng”. Nếu thả con ếch vào chậu nước sôi thì nó nhảy ra ngay, còn nếu thả nó vào chậu nước lạnh rồi đun nóng từ từ thì nó sẽ không nhảy ra mà chịu nóng cho đến khi bị luộc chín. Điều đó có nghĩa là sự mất cảnh giác, ngộ nhận, tự ru ngủ, quen dần với mọi đe dọa thật là nguy hiểm, nó dẫn người ta tới chỗ bị bất ngờ và tất nhiên là thất bại.
Có người còn vạch rõ tư duy về biển Đông của Trung Quốc giống như hình ảnh của con cá mập khi đã xác định được con mồi của nó quyết đuổi đến cùng để thỏa mãn cơn đói.
Sau khi nhận được hàng chục phản ứng của các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước về việc các bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc có cả hình “lưỡi bò” phi lý, không theo luật quốc tế, ban biên tập tạp chí khoa học quản lý chất thải ở Ý hứa sẽ cho chỉnh sửa lại trong số xuất bản sắp đến.
Tuy nhiên, có tạp chí khoa học quốc tế như “Biến đổi khí hậu” cho biết GS Xuemei Shao Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc là tác giả bài báo có hình lưỡi bò phản hồi là sẽ không chỉnh sửa vì đó là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc!? Qua đó, càng thấy rõ chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà khoa học Trung Quốc sửa bản đồ, và chèn đường lưỡi bò vào trong bản đồ, bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận thế giới để thực hiện âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông.
Trong cuộc đấu tranh này, giới trí thức Việt Nam càng cần nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình trước đất nước và dân tộc, đóng vai trò như những nhà ngoại giao kênh hai, "ngoại giao nhân dân" kịp thời thông tin chính xác ra thế giới, để bạn bè, quốc tế hiểu rõ thiện chí của Việt Nam, mưu đồ, thủ đoạn của Trung Quốc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế sâu rộng đối với dân tộc ta.
Chúng ta cần thông tin đầy đủ và rộng rãi hơn tới cộng đồng khoa học Việt Nam cả trong và ngoài nứớc và bạn bè ở các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á về việc nhiều Tạp chí khoa học quốc tế đã vô tình đăng bài của các tác giả Trung Quốc có hình vẽ đường lưỡi bò ở biển Đông. Động viên cộng đồng khoa học Việt Nam gửi ý kiến tới Ban biên tập các Tạp chi khoa học có sai sót yêu cầu sửa chữa, hiệu đính, như đã làm có kết quả với Tạp chí của Hội địa lý Hoa Kỳ và Tạp chí khoa học Quản lý chất thải rắn của Ý.
Đối với Trung Quốc, đừng gộp người dân Trung Quốc và nhà cầm quyền Trung Quốc làm một. Nên nói về lợi ích chung chính đáng (hòa bình, ổn định, hữu nghị, thịnh vượng) của dân Việt Nam và dân Trung Quốc.
Cuộc sống thay đổi từng ngày, thế giới phẳng thay đổi từng giờ, trí thức là những người được học nhiều, biết rộng, biết vượt lên chính mình để không bị rơi vào trường hợp mà Shakespeare đã từng trách khéo: “càng thông minh hiểu biết nhiều càng hèn nhát”!
Thời gian vừa qua, cộng đồng trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước đã rất tích cực bám sát, phát hiện, phản ứng nhanh, hiệu quả trước việc một số Tạp chí khoa học quốc tế đưa thông tin sai lệch về vấn đề chủ quyền ở biển Đông. Giới trí thức Việt Nam chắc chắn cũng thấy rõ hơn bao giờ hết sứ mạng xã hội của mình, để tiếp nối ý nguyện của nhà thơ - nhà báo liệt sỹ Lê Anh Xuân là góp phần tạo nên một "Dáng đứng Việt Nam" trường tồn vững chắc bên biển Đông đầy sóng gió.
Thời gian vừa qua, cộng đồng trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước đã rất tích cực bám sát, phát hiện, phản ứng nhanh, hiệu quả trước việc một số Tạp chí khoa học quốc tế đưa thông tin sai lệch về vấn đề chủ quyền ở biển Đông. Giới trí thức Việt Nam chắc chắn cũng thấy rõ hơn bao giờ hết sứ mạng xã hội của mình, để tiếp nối ý nguyện của nhà thơ - nhà báo liệt sỹ Lê Anh Xuân là góp phần tạo nên một "Dáng đứng Việt Nam" trường tồn vững chắc bên biển Đông đầy sóng gió.
0 comments:
Post a Comment