Nguyễn Huy Cường (Tamnhin.net) - Nghề báo là nghề “nói giùm người khác” nhưng đôi khi chính vì chưa thấu được những điều “người khác” là… nhân dân muốn nói nên chưa có những câu hỏi thỏa đáng, chưa có những bài viết thấu đáo và chưa giải quyết tốt vấn đề cuộc sống đặt ra, ví như câu chuyện về chiếc mũ bảo hiểm.
Khi nhà báo bị “văng ra”
Ở ta có một tham số rất đáng kinh ngạc nhưng là một thực tế: Từ ngày việc áp dụng quy định đội mũ bảo hiểm trên tất cả tuyến đường giao thông được thực thi, số vụ tai nạn giao thông không hề suy giảm mà có thời điểm còn tăng thêm lên.
Ở ta có một tham số rất đáng kinh ngạc nhưng là một thực tế: Từ ngày việc áp dụng quy định đội mũ bảo hiểm trên tất cả tuyến đường giao thông được thực thi, số vụ tai nạn giao thông không hề suy giảm mà có thời điểm còn tăng thêm lên.
Như vậy, nó chứng tỏ hai lẽ: một là yếu tố bảo đảm giảm thiểu tai nạn giao thông nằm ở hướng khác. Hai là việc áp dụng này ít tác dụng.
Nhớ lại thời điểm chuẩn bị áp dụng quy định này, nhiều tờ báo nhất loạt phản đối việc buộc người đi trong nội đô cũng phải đội mũ bảo hiểm.
Nhiều báo còn chỉ ra những hạn chế của việc đội mũ bảo hiểm trong nội ô những đô thị lớn rất phiền lụy và vô tác dụng.
Đáng kể nhất, hồi đó một tờ báo lớn phỏng vấn một chức sắc quan trọng của ngành quản lý giao thông, có câu hỏi rằng: “Vậy, một số người dùng cái mũ bảo hiểm nhựa cứng dành cho dân xây dựng đi công trường thay cho mũ bảo hiểm có được không?”. Viên chức cao cấp kia trả lời dứt khoát không được vì cái mũ này chỉ nhằm bảo vệ những thứ rơi từ trên xuống, còn khi ngã có thể nó bị văng ra, nguy hiểm.
Vậy là, chiếc mũ được cả thế giới công nhận là bảo hiểm bị bắn ra khỏi danh mục mũ bảo hiểm.
Một cuộc “ăn cướp” khái niệm thành công.
Vấn đề ở đây là, đó chưa phải cuộc phỏng vấn về biên giới, lãnh thổ hay vũ khí nguyên tử, nơi có những “ngưỡng” nhạy cảm mà nhà báo phải né tránh hay kiêng cữ, nhưng anh ta đã thúc thủ, đã bị “văng ra” khỏi vấn đề.
Tuy sau đó, ở tòa soạn, nhiệm vụ của anh ta coi như đã hoàn thành, bài báo lên khuôn và mọi việc rơi vào tĩnh lặng.
Có điều, ở ngoài kia, cuộc sống oằn mình chịu bao nhiêu rắc rối.
Hàng triệu người di chuyển trong nội ô những con đường đông đúc, tốc độ chỉ dưới 20 km/h nóng nực và ồn ã mà vẫn phải đội mũ.
Bao nhiêu công nhân xây dựng mỗi sáng đi làm lại lích kích đem theo hai cái mũ, một cái để đội khi đi đường, một cái để đội khi đến công trường. Ngay cảnh sát giao thông (CSGT) cũng phải từ bỏ chiếc mũ uy nghi, quyền thế để đội cái mũ tròn lủng, không che được ánh nắng gay gắt khi phơi mặt ngoài đường.
Đâu là công việc của nhà báo?
Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi đường có ý nghĩa đại thể là tốt, là nhân bản.
Nhưng, phạm vi áp dụng nó như thế nào, có phát sinh vấn đề gì hay không, là cả một vấn đề.
Nếu đứng từ góc độ người phụ trách tờ báo, phải nhận ra hàng loạt vấn đề:
1. Chủ trương buộc phải đội mũ trên tất cả các tuyến đường là chủ trương được biết trước. Do đó, báo chí cũng có thể “biết trước” nhiều vấn đề xung quanh như việc sản xuất, kinh doanh mũ.
2. Có bao nhiêu nhà sản xuất Việt Nam có thể vào cuộc?
3. Còn một thị phần cỡ nào dành cho nhà sản xuất Trung Quốc, số tiền “đội mũ bảo hiểm” ra đi không quay lại này là mấy trăm tỷ đồng?
4. Thời điểm áp dụng thích đáng hay không?
5. Thực tế hiển nhiên cho thấy ở các đô thị lớn, tốc độ của xe gắn máy không thể nhanh được, do đó việc buộc đội mũ bảo hiểm có thừa không?
6. Những ảnh hưởng khác đến tầm nhìn, thính lực, tâm lý, thẩm mỹ khi mang mũ có góp phần gây thêm tai nạn giao thông hay không?
7. Những loại mũ nào có thể thay thế mũ bảo hiểm (trên thực tế, cái mũ “cối” của bộ đội và mũ nhựa cứng của thợ xây bền, thoáng và an toàn hơn mũ bảo hiểm)?
8. Việc cố tình “loại” các loại mũ kia ra khỏi khái niệm “bảo hiểm” là do thiếu sâu sát, trí tuệ hạn chế hay do một động cơ nào khác (chẳng hạn muốn kích cầu cho nhà sản xuất loại mũ bảo hiểm nào đó đem lại lợi ích cục bộ cho họ).
Nhớ lại thời điểm chuẩn bị áp dụng quy định này, nhiều tờ báo nhất loạt phản đối việc buộc người đi trong nội đô cũng phải đội mũ bảo hiểm.
Nhiều báo còn chỉ ra những hạn chế của việc đội mũ bảo hiểm trong nội ô những đô thị lớn rất phiền lụy và vô tác dụng.
Đáng kể nhất, hồi đó một tờ báo lớn phỏng vấn một chức sắc quan trọng của ngành quản lý giao thông, có câu hỏi rằng: “Vậy, một số người dùng cái mũ bảo hiểm nhựa cứng dành cho dân xây dựng đi công trường thay cho mũ bảo hiểm có được không?”. Viên chức cao cấp kia trả lời dứt khoát không được vì cái mũ này chỉ nhằm bảo vệ những thứ rơi từ trên xuống, còn khi ngã có thể nó bị văng ra, nguy hiểm.
Vậy là, chiếc mũ được cả thế giới công nhận là bảo hiểm bị bắn ra khỏi danh mục mũ bảo hiểm.
Một cuộc “ăn cướp” khái niệm thành công.
Vấn đề ở đây là, đó chưa phải cuộc phỏng vấn về biên giới, lãnh thổ hay vũ khí nguyên tử, nơi có những “ngưỡng” nhạy cảm mà nhà báo phải né tránh hay kiêng cữ, nhưng anh ta đã thúc thủ, đã bị “văng ra” khỏi vấn đề.
Tuy sau đó, ở tòa soạn, nhiệm vụ của anh ta coi như đã hoàn thành, bài báo lên khuôn và mọi việc rơi vào tĩnh lặng.
Có điều, ở ngoài kia, cuộc sống oằn mình chịu bao nhiêu rắc rối.
Hàng triệu người di chuyển trong nội ô những con đường đông đúc, tốc độ chỉ dưới 20 km/h nóng nực và ồn ã mà vẫn phải đội mũ.
Bao nhiêu công nhân xây dựng mỗi sáng đi làm lại lích kích đem theo hai cái mũ, một cái để đội khi đi đường, một cái để đội khi đến công trường. Ngay cảnh sát giao thông (CSGT) cũng phải từ bỏ chiếc mũ uy nghi, quyền thế để đội cái mũ tròn lủng, không che được ánh nắng gay gắt khi phơi mặt ngoài đường.
Đâu là công việc của nhà báo?
Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi đường có ý nghĩa đại thể là tốt, là nhân bản.
Nhưng, phạm vi áp dụng nó như thế nào, có phát sinh vấn đề gì hay không, là cả một vấn đề.
Nếu đứng từ góc độ người phụ trách tờ báo, phải nhận ra hàng loạt vấn đề:
1. Chủ trương buộc phải đội mũ trên tất cả các tuyến đường là chủ trương được biết trước. Do đó, báo chí cũng có thể “biết trước” nhiều vấn đề xung quanh như việc sản xuất, kinh doanh mũ.
2. Có bao nhiêu nhà sản xuất Việt Nam có thể vào cuộc?
3. Còn một thị phần cỡ nào dành cho nhà sản xuất Trung Quốc, số tiền “đội mũ bảo hiểm” ra đi không quay lại này là mấy trăm tỷ đồng?
4. Thời điểm áp dụng thích đáng hay không?
5. Thực tế hiển nhiên cho thấy ở các đô thị lớn, tốc độ của xe gắn máy không thể nhanh được, do đó việc buộc đội mũ bảo hiểm có thừa không?
6. Những ảnh hưởng khác đến tầm nhìn, thính lực, tâm lý, thẩm mỹ khi mang mũ có góp phần gây thêm tai nạn giao thông hay không?
7. Những loại mũ nào có thể thay thế mũ bảo hiểm (trên thực tế, cái mũ “cối” của bộ đội và mũ nhựa cứng của thợ xây bền, thoáng và an toàn hơn mũ bảo hiểm)?
8. Việc cố tình “loại” các loại mũ kia ra khỏi khái niệm “bảo hiểm” là do thiếu sâu sát, trí tuệ hạn chế hay do một động cơ nào khác (chẳng hạn muốn kích cầu cho nhà sản xuất loại mũ bảo hiểm nào đó đem lại lợi ích cục bộ cho họ).
Trở lại cuộc phỏng vấn trên, sau khi “quý cấp” nọ khẳng định rất ẩu rằng cái mũ bảo hiểm của thợ xây không thể thay thế thứ mũ bảo hiểm “hầm bà lằng” ngoài thị trường, thì anh nhà báo nhanh nhẹn, lịch lãm “xin cảm ơn ông” rồi đóng máy, ra về.
Ngày hôm sau, bài phỏng vấn lên báo và nó cũng đồng nghĩa với thông điệp khai tử bao nhiêu loại mũ khác, có loại tốt hơn cả mũ bảo hiểm cho xe gắn máy.
Trước khi viết tiếp, xin các nhà báo coi một sự thể trong tấm ảnh trên đầu bài.
Đó là ảnh chụp một tổ CSGT đang làm việc tại đường Phạm Hùng, Hà Nội cuối tháng 5/2011, 4 năm sau ngày quy định nói trên có hiệu lực.
Điều này hiển nhiên chứng minh: chiếc mũ cối, mũ bảo hiểm của thợ xây dựng có tác dụng. Vì vậy, Bộ Công an mới cho chiến sĩ dùng khi tham gia giao thông.
Điều đó cũng làm bộc lộ quan điểm phiến diện, phát ngôn thiếu cân nhắc của vị chức sắc nêu trên.
Từ đây, nó bộc lộ luôn phẩm chất yếu kém, lười cọ xát, ít trăn trở và không chịu tìm tòi của “ông” nhà báo kia.
Ai cũng biết, cái mũ phải có quai, nếu cái quai được cài tử tế thì có vấn đề gì đâu?
Do đó, nếu được chuẩn bị kỹ cộng với tư thế “nói giùm người khác”, anh ta phải hoàn thành nhiệm vụ bằng cách dồn “quý ông” kia vào chân tường, làm bật sự thật ra.
Nếu không, có thể phỏng vấn nhân vật khác quanh vấn đề này để tìm những quan điểm khoa học, những minh chứng về mọi thiệt hại tài chính mà hàng triệu người đang dùng những loại mũ kia phải từ bỏ, để nhất nhất dùng mũ bảo hiểm.
Nhưng, nhà báo đã "thúc thủ"
Và, 4 năm nay, hàng chục tỉ đồng đã phải chi ra để mua những chiếc mũ mà trong đó có cả loại không thể nào bảo đảm bằng cái mũ cối bộ đội và cái mũ cối anh CSGT đội trong tấm ảnh trên, cùng hàng triệu thợ xây dựng khác.
Ở khía cạnh xã hội, 4 năm qua hàng chục ngàn người đã phải chịu phạt khi đội những cái mũ hữu dụng, thực tế là tốt như của viên CSGT trên!
Nhân Ngày nhà báo Việt Nam, chỉ xin trích dẫn một cái gạch đầu dòng “nhỏ như con muỗi” nhưng có giá hàng chục tỉ đồng (mất đi) để nói lên một điều: tính ỳ của một số nhà báo quá lớn.
Vì vậy, thay vì can dự vào những vấn đề quốc kế, dân sinh, nói giùm nhân dân những điều cần nói thì chỉ “thi hành công vụ” như cung cách trên và “tìm điểm dừng” như vậy, khi nào rảnh rỗi, khó tiếp cận với những đề tài khác, lại ra góc phố, chụp vài kiểu hình có mấy em không đội mũ bảo hiểm, kiếm chút nhuận bút chơi! Thật khó nói.
Báo chí, trong một khái niệm chính danh là “quyền lực thứ tư”, giữa thực tế xã hội Việt Nam thời đổi mới, nhiều khi là người đi tiên phong trong việc tìm những giá trị đích thực phục vụ nhân dân, nên việc phấn đấu, trui rèn để có được những thông điệp tốt, là điều nên làm.
Nguyễn Huy Cường
Ngày hôm sau, bài phỏng vấn lên báo và nó cũng đồng nghĩa với thông điệp khai tử bao nhiêu loại mũ khác, có loại tốt hơn cả mũ bảo hiểm cho xe gắn máy.
Trước khi viết tiếp, xin các nhà báo coi một sự thể trong tấm ảnh trên đầu bài.
Đó là ảnh chụp một tổ CSGT đang làm việc tại đường Phạm Hùng, Hà Nội cuối tháng 5/2011, 4 năm sau ngày quy định nói trên có hiệu lực.
Điều này hiển nhiên chứng minh: chiếc mũ cối, mũ bảo hiểm của thợ xây dựng có tác dụng. Vì vậy, Bộ Công an mới cho chiến sĩ dùng khi tham gia giao thông.
Điều đó cũng làm bộc lộ quan điểm phiến diện, phát ngôn thiếu cân nhắc của vị chức sắc nêu trên.
Từ đây, nó bộc lộ luôn phẩm chất yếu kém, lười cọ xát, ít trăn trở và không chịu tìm tòi của “ông” nhà báo kia.
Ai cũng biết, cái mũ phải có quai, nếu cái quai được cài tử tế thì có vấn đề gì đâu?
Do đó, nếu được chuẩn bị kỹ cộng với tư thế “nói giùm người khác”, anh ta phải hoàn thành nhiệm vụ bằng cách dồn “quý ông” kia vào chân tường, làm bật sự thật ra.
Nếu không, có thể phỏng vấn nhân vật khác quanh vấn đề này để tìm những quan điểm khoa học, những minh chứng về mọi thiệt hại tài chính mà hàng triệu người đang dùng những loại mũ kia phải từ bỏ, để nhất nhất dùng mũ bảo hiểm.
Nhưng, nhà báo đã "thúc thủ"
Và, 4 năm nay, hàng chục tỉ đồng đã phải chi ra để mua những chiếc mũ mà trong đó có cả loại không thể nào bảo đảm bằng cái mũ cối bộ đội và cái mũ cối anh CSGT đội trong tấm ảnh trên, cùng hàng triệu thợ xây dựng khác.
Ở khía cạnh xã hội, 4 năm qua hàng chục ngàn người đã phải chịu phạt khi đội những cái mũ hữu dụng, thực tế là tốt như của viên CSGT trên!
Nhân Ngày nhà báo Việt Nam, chỉ xin trích dẫn một cái gạch đầu dòng “nhỏ như con muỗi” nhưng có giá hàng chục tỉ đồng (mất đi) để nói lên một điều: tính ỳ của một số nhà báo quá lớn.
Vì vậy, thay vì can dự vào những vấn đề quốc kế, dân sinh, nói giùm nhân dân những điều cần nói thì chỉ “thi hành công vụ” như cung cách trên và “tìm điểm dừng” như vậy, khi nào rảnh rỗi, khó tiếp cận với những đề tài khác, lại ra góc phố, chụp vài kiểu hình có mấy em không đội mũ bảo hiểm, kiếm chút nhuận bút chơi! Thật khó nói.
Báo chí, trong một khái niệm chính danh là “quyền lực thứ tư”, giữa thực tế xã hội Việt Nam thời đổi mới, nhiều khi là người đi tiên phong trong việc tìm những giá trị đích thực phục vụ nhân dân, nên việc phấn đấu, trui rèn để có được những thông điệp tốt, là điều nên làm.
Nguyễn Huy Cường
0 comments:
Post a Comment