Friday, April 1, 2011

Ngồi chồm hổm

Tưởng Năng Tiến Người Việt, chắc chắn, không phải dân tộc duy nhất hay ngồi chồm hổm. Tôi tin rằng đây là thế ngồi chung của toàn thể nhân loại trong khi chờ đợi … cái ghế được phát minh. Do đó, vấn đề thẩm mỹ lẽ ra không nên được đặt ra với thế ngồi này. Nó chỉ nhìn rất phản cảm khi có kẻ ngồi chồm hổm, giữa nghị trường…

Ngồi chồm hổm còn có vài hỗn danh khác như ngồi nước lụt, ngồi hết tiền, ngồi nuôi cá. Nó trông không được đẹp, nhất là nơi công cộng.

Nếu hình dung hệ tuần hoàn như một chiếc ống nước thì ngồi chồm hổm (với hai chỗ gập gối và hông) giống như ta bẻ gập ống hai lần chẹn đường máu đến lẫn đi. Ứ đọng máu lâu ngày nhiều nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân (phù, đau, mạch máu nở lớn ngoằn ngoèo như giun). Sớm hơn khi đứng dậy, dòng chảy đột ngột khai thông, máu từ thượng lưu chảy tuột xuống hạ lưu gây xây xẩm, lảo đảo, tụt huyết áp, nặng có khi ngất xỉu.

Đó là chưa kể cột sống bị bẻ cong. Bụng dưới, cơ quan thường trú của bàng quang, âm hộ, âm đạo, tử cung bị đè ép lâu ngày, không tốt cho phụ nữ, cụ thể như những ngày mưa hằng tháng (“ Ngồi Số 4” Tuổi Trẻ Online 21/03/2008).

Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, tác giả bài báo thượng dẫn, chắc chắn, chưa bao giờ có mặt ở đường mòn Trường Sơn. Trong lúc chiến tranh, trên con đường này, hàng triệu con người đã sinh hoạt với một thế ngồi duy nhất: ngồi chồm hổm. Không nghe ai nói gì tới những triệu chứng “xây xẩm, lảo đảo, tụt huyết áp” gì hết trơn hết trọi.

Cũng trên con đường mòn Hồ Chí Minh này, nơi mà lực lượng Thanh Niên Xung Phong được vinh dự lãnh nhiệm vụ (Bác trao) là “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” – trong suốt hai thập niên 60 và 70 – đã có ước chừng non nửa triệu thanh thiếu niên Việt Nam sinh sống với một thế ngồi duy nhất: ngồi chồm hổm.

Nhiều nguồn tài liệu cho biết “khó khăn nhất là các đội viên nữ. Những ngày đến tháng vẫn phải mặc quần áo ướt suốt ngày để đi làm. Đến một vuông vải xô để thay cũng thiếu.” Không nghe ai than phiền hay thắc mắc (gì ráo) về chuyện “âm hộ, âm đạo, tử cung bị đè ép lâu ngày.”

Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, e rằng, cũng chưa bao giờ bước chân ra đến phố Giảng Võ, ở Hà Nội. Nơi mà lúc nào cũng có cả một đạo quân cửu vạn, đông hơn quân Nguyên, đang ngồi chồm hổm. Chưa có ai bị “ngất xỉu” vì kiểu ngồi này cả. Thỉnh thoảng, mới có đôi người bị xây xẩm, lảo đảo vì quá đói hay đói quá thôi..

Cửu vạn Hà Nội. Nguồn: Bauxite Việt Nam

Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, có lẽ, cũng chưa có dịp nhìn thấy hình ảnh những nhóm người rơm Việt Nam đang sổng lẩn lút ở xứ người. Họ cũng thường ngồi xổm, trên hai chân của chính mình, chớ còn biết ngồi vào đâu nữa – giữa những cánh rừng hoang, nơi đất lạ.

Người Việt giữa rừng nước Pháp. Nguồn: Tuổi Trẻ Online.

Nói tóm lại: người ta ngồi chổm hổm khi không còn cách lựa chọn một thế ngồi nào khác – nhất là khi đang ở giữa đồng không mông quạnh, hay mình ên trên cầu cá.

Nguồn: Diễn Đàn Tin Học

Vẫn theo lời bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: ”Nó trông không đẹp mắt, nhất là nơi công cộng.” Đây lại là một ý kiến chủ quan khác nữa của cái ông thầy thuốc (chắc) trẻ người non dạ này. Tôi chưa thấy ai phê bình cách ngồi (“không được đẹp”) của những bà mẹ Việt Nam nơi những cái chợ chồm hổm ở quê nhà.

Đã thế, chợ chồm hổm còn được người Việt tị nạn mang theo đến những phương trời xa lạ: Louisana, Texas, California … – như mang theo những kỷ niệm thân thương, trên những bước đường lưu lạc, theo như nhận xét của ký giả Lê Bình:

Cái chợ chồm hổm trên đất Mỹ nó mang theo hình ảnh gốc đa làng, cái đình trong xóm rẫy, cái quán cóc ven sông…hoặc cái bến đậu của khách thương hồ trên đường xuôi ngược. Đôi khi cái chợ chồm hổm còn có thể giải được nỗi buồn của ông già xa xứ, của bà vợ bị stress nó hành, là cái ống thở cho một số người, là bình dưỡng khí cho ai đó đang mang nặng nỗi sầu ly hương …”

Hơn nữa, người Việt, chắc chắn, không phải dân tộc duy nhất hay ngồi chồm hổm. Tôi tin rằng đây là thế ngồi chung của toàn thể nhân loại trong khi chờ đợi … cái ghế được phát minh. Do đó, vấn đề thẩm mỹ lẽ ra không nên được đặt ra với thế ngồi này. Nó chỉ nhìn rất phản cảm khi có kẻ ngồi chồm hổm, giữa nghị trường – theo như bản tin của VIETNAMNET:

Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 sáng nay (21/3), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin. Riêng với cán bộ, lãnh đạo ở Vinashin, Bộ Công an đang xem xét củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh.

Trong đánh giá về tình hình kinh tế xã hội đọc trước Quốc hội sáng nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã dành ít phút thông tin về vấn đề này.”

Trước sự kiện này, blogger Phạm Viết Đào có đôi lời bình (lựng) như sau:

Thông tin mà ông Nguyễn Sinh Hùng nêu là vấn đề hoàn toàn thuộc về công tác quản lý cán bộ của Đảng, trong khi đó diễn đàn Quốc hội lại là nơi tổ chức các hoạt động được quy định theo Luật Tổ chức Quốc hội và Nội quy Kỳ họp Quốc hội (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2002/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai)…

Nghiên cứu các Điều 71 tới Điều 90 trong Chương V, chương Kỳ họp Quốc hội, (Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001); Đây là chương quy định cụ thể các nội dung được đưa ra trình, thảo luận, biểu quyết, ra nghị quyết tại các kỳ họp Quốc hội; Trong 18 điều người viết đã không phát hiện thấy có điều nào quy định: cho phép mời Bộ Chính trị đến truyền đạt ý kiến hay chỉ thị về xử lý kỷ luật đảng viên, cho dù đảng viên đó nằm trong bộ máy Quốc hội, Chính phủ?

Nghiên cứu các điều từ Điều 37 đến Điều 47 của Nội quy kỳ họp Quốc hội, người viết bài này không thấy có dòng nào ghi: lúc cần Quốc hội sẽ mời lãnh đạo Đảng đến báo cáo hay truyền đạt điều gì, chỉ thị điều gì?

Như vậy việc truyền đạt chỉ thị của Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 21/3 tại diễn đàn Quốc hội vừa vi phạm Điều lệ Đảng, vừa vi phạm Luật Tổ chức Quốc hội và Nội quy Kỳ họp Quốc hội?!

Theo người viết bài này, nếu các cơ quan Đảng muốn truyền đạt một thông tin nào đó, một chủ trương nào đó đến với các đảng viên của mình trong Quốc hội thì: phải thông qua một cuộc họp riêng, ngoài giờ, không nằm trong chương trình nghị sự của Quốc hội; làm như ông Nguyễn Sinh Hùng vừa qua là bao biện, lấn sân, ké vào vô nguyên tắc?!

Tôi không có sự hiểu biết thấu đáo về pháp luật như nhà văn Phạm Viết Đào. Tôi cũng không đủ chữ nghĩa để diễn đạt vấn đề một cách khúc triết và hoa mỹ như ông. Bằng vào nhận xét, và ngôn ngữ của một thường dân – theo tôi: ông Nguyễn Sinh Hùng đã ngồi chổm hổm giữa nghị trường của quốc hội Việt Nam (cứ y như là ngồi giữa đồng hoang hay trên cầu cá) và đã để lại một bãi xú uế trước mặt tất cả qúi vị đại biểu của dân.

Thế quốc hội (ta) phản ứng ra sao? Cũng chả ra làm sao, không có gì là rầm rĩ lắm, theo như nghi nhận tổng hợp của Dân Làm Báo:

- “Chính phủ đánh giá sự lãng phí, quan liêu, tham nhũng khá mờ nhạt. Tôi thấy có những vụ chỉ bắt trộm hai con vịt thôi đã bị phạt tù trong khi có những đơn vị thua lỗ, nợ đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng lại không ai bị kỷ luật cả. Như thế dân không hài lòng đâu!”. – Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (BR-VT).

- Đây là một nhiệm kỳ mà thành tích cũng có, yếu kém cũng có nhưng thành tích nhiều quá. Khen thưởng, danh hiệu quá nhiều so với các nhiệm kỳ trước trong khi kỷ luật thì lại không có gì. Có đồng chí lãnh đạo bảo: “kỷ luật nhiều quá thì người đâu mà làm?”. Điều này để lại dư âm nặng nề trong cử tri. Vụ Vinashin chẳng hạn – không kỷ luật ai cả. Không phải chúng ta muốn kỷ luật nhưng cũng phải có người chịu trách nhiệm với những tồn tại đó chứ!” – Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội

- Xin lỗi anh (Nguyễn Sinh) Hùng, nhưng tôi phải nói là tôi chưa yên tâm về phần báo cáo của Chính phủ liên quan đến Vinashin” – Đại biểu Nguyễn Phụ Đông (Bắc Ninh)

- Cử tri Đà Nẵng rất quan tâm đến việc xử lý trách nhiệm liên quan đến sai phạm của Vinashin, nhưng “báo cáo về Vinashin như thế, cử tri chưa hài lòng” – Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng)

- Riêng vụ Vinashin “cái chủ quan là chậm, là không phát hiện được” – Đại biểu Nguyễn Viết Thịnh (Hà Nội)

Đến khi phát hiện được rồi thì Đảng thay mặt Nhà Nước xử… huề, và cách ứng xử này chỉ bị vài vị đại biểu quốc hội lí nhí phản đối rằng là làm như thế (sợ) cử tri chưa hài lòng, hoặc … rất buồn –theo như nguyên văn lời của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.

Ý Trời, bộ người dân chỉ buồn (suông) vậy thôi sao – mấy cha? Tôi e là qúi vị đại biểu quốc hội hơi quá chủ quan, hay không được thành thật lắm, khi đề cập đến sự kiện vừa nêu. Xin hãy nghe ông Lưu Mạnh An, không biết cử tri thuộc đơn vị nào, bầy tỏ nỗi “bức xúc” nóng bỏng của mình:

“Quốc hội phải thông báo cho toàn dân biết rằng: những phát biểu của Nguyễn Sinh Hùng không có giá trị pháp lý và chỉ là chuyện nội bộ của ĐCSVN.

Phát biểu của Nguyễn Sinh Hùng không có chút ảnh hưởng nào đến quá trình điều tra, khởi tố, truy tố bất kỳ ai có liên quan đến đại trọng án Vinashin.

Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích Quốc gia, lợi ích Dân tộc đều bị nghiêm trị.

Quốc hội khóa XII phải làm ngay các yêu cầu trên.

Dù chỉ còn một ngày đương nhiệm cũng phải làm.

Người dân chúng tôi yêu cầu làm ngay.

Làm ngay lập tức!

Trước ông, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ngồi chồm hổm trước mặt bàn dân thiên hạ và làm một bãi (lớn) rồi :“Khai thác bô-xít Tây nguyên là chủ chương lớn của đảng và nhà nước.”

Sau ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ngày 29 tháng 3 năm 2011, ông phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lại leo lên ngồi chồm hổm trên nghị trường quốc hội và làm thêm bãi nữa:”

Không thành lập ủy ban lâm thời điều tra Vinashin… yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.”

Nếu không b nm đu h kéo đu xung (“ngay lập tức”, theo như yêu cu ca tri Lưu Mnh An) thì chc chn qúi v trong BCT sẽ còn nhiu dp để ln lưt, thay phiên nhau, tiếp tục ngi chm hm (và sẽ x ra nhiu bãi khác nữa) giữa ngh trưng quc hi, trong tương lai gn.

Tưởng Năng Tiến
Sổ Tay Thường Dân

0 comments:

Powered By Blogger