NHỚ hay QUÊN
NHỚ hay QUÊN
Mũ xanh Delta81BCND.
Nhớ hay quên kỷ niệm một thời là lính (*) đó là quyền tự do của mỗi người. Nhưng cái hay của con người là có thể làm được những điều lợi ích mới thực là tốt đẹp và có ý nghĩa. Còn sống cho cá nhân thì không có gì để nói? Có nhiều người muốn cố quên quá khứ để vui sống với hiện tại, có nhiều người tưởng tượng cho mình một quá khứ khác để mong có một tương lai khác… Trên quả đất này có những con người luôn lý tưởng hóa cuộc đời qua nhiều màu sắc để đánh lừa thiên hạ rồi cuối cùng tự chôn mình vào thế giới thầm lặng để rồi chết dần mòn theo năm tháng của thời gian. Mặc dù thời gian trôi qua con người đã ngụy biện nhiều cách và những ngụy biện này chính là sức ép đẩy họ vào thầm lặng của số phận một kiếp người không đáng sống.
Là một người lính VNCH, tôi xin xếp lại mọi quan điểm chính trị, mọi đúng sai. Tôi chỉ muốn nói lên sự đổ nát của chiến tranh và nỗi khổ đau của giống dòng dân Việt, tôi chỉ xin là chúng ta hãy quay về với cuộc chiến Việt Nam trước kia để nhìn lại quá khứ, để tự hỏi chính mình và tìm lại những gì quí giá nhất của một thời, một đời …đã sống với gió bụi, phong ba, với nhọc nhằn, gian nan và nguy hiểm, với bao nhiêu mồ hôi và máu lệ đã đổ xuống trên những cánh đồng khô nắng cháy, có đi vào chiến tranh, có chia xẻ tận tình với nhau những lần sống chết mới thấm thía được như thế nào, có thế chúng ta mới cảm nhận được cái giá trị và cuộc sống hào hùng của người lính VNCH, có thế trái tim mới biết thao thức, trăn trở đến Tổ Quốc quê hương và cũng có thế mới ngõ hầu cho những ai không có sống trong đời lính cũng thông cảm được những cay đắng, trớ trêu trong số phận rủi may của người lính năm nào, mà giờ đây đã phải ly hương dung trú tan tác ở mọi nơi.
Là một Người Lính của QLVNCH, từ một người dân được sinh và lớn lên trong giai đoạn đầy nhiễu nhương của đất nước, nhân chứng sống thực qua nhiều thảm cảnh của chiến tranh, ngay từ khởi đầu đến khi tàn cuộc. Cũng nhờ Người Lính, mà khắp miền Nam VN mới có được tự do hạnh phúc gần một phần tư thế kỷ. Hành động cao thượng nhất này, chỉ có người Lính VNCH mới làm được. Có làm lính mới biết cảm thông, có làm dân trong thời ly loạn, mới biết được thế nào là mạng sống của con người và có là người thương phế binh, sau khi xuất viện, bỏ lại một phần cơ thể, rồi cũng không còn đại bàng, đồng đội và hậu phương. Giai đoạn này mới thấy bốn chử bạc phước vô phần. Hỡi ôi ! những mảnh đời cùng khốn ấy rồi sẽ đi về đâu trong cảnh mưa gió phũ phàng của cuộc đời trước sự xa hoa thừa mứa của VC, Việt Gian và Việt kiều muôn phương, vinh quy bái tổ, áo gấm về làng, mà trong dòng người đổi đời này, không làm sao mà đếm hết.
Ai chẳng một lần về với đất ? khác chăng là sớm hay muộn, vinh với nhục và sống chết sao cho ý nghĩa của một kiếp làm người mà thôi. Chỉ tiếc thương là những người lính chưa chết nhưng coi như đã chết vì thương tật và những vết thương lòng. Người lính VNCH đã hy sinh tột cùng, cố gắng trong tuyệt vọng, để mong mỏi đạt cho được ‘Tự Do, Độc Lập‘ thật sự cho đất nước. Cuối cùng là một trong hàng chục triệu kẻ bại vong. Ðó là định mệnh hay thân phận của người lính chiến của chúng ta, sống và chết không có biên giới, nên không mấy ai dám nghỉ tới chuyện trở về ? Đã khiến cho người lính già như chúng ta bồi hồi nhớ lại, một thời chinh chiến cũ, những căn hầm tránh pháo ngập nước sau những cơn mưa, những nấm đất đào đắp vội vàng để vùi xác bạn vừa ngã gục cạnh bên giữa tiếng pháo của đạn bom. Tất cả và tất cả đã trở thành cổ tích.. Giờ chỉ còn biết ngồi đây mà nhớ lại những ngày xưa tháng củ. Thời gian có thay đổi, lịch sử có sang trang, nhưng thân phận của người lính và những thương phế binh VNCH chẳng có gì là mới lạ ngoài nghiệt ngã, đoạn trường. VN giờ đây ngoài bộ mặt son phết đổi mới, chỉ còn là những trang sử đẩm đầy huyết lệ, tàn nhẫn, hửng hờ, những lố bịch quá quắt qua bao nhiêu cuộc đổi chủ, đổi đời... cuối cùng khắp quê hương cũng vẫn là những chuổi ngày dài đầy đau thương khổ nhục của Dân Tộc VN nhược tiểu.
Hôm nay thì từ quan tới lính (*). Ai cũng tìm cách ra đi, tránh xa khỏi chốn thiên đàng xã hội chủ nghĩa VN, bỏ lại những bóng ma của quá khứ, của đồng đội đã gục ngã năm nào, cùng với các thương phế binh còn sống sót trong tủi hờn uất hận, đang lê lết phận bọt bèo khắp đầu đường cuối hẻm, xó chợ, gầm cầu . Thân phận và hiện hữu là hai mộng ước mà người lính trận nào cũng canh cánh bên lòng, Có yêu nước thương dân nên người lính mới hy sinh đời mình để chấp nhận tử sinh thua thiệt. Những người tuổi trẻ như chúng ta trong thời chinh chiến đã lần lượt rũ nhau đi trong lửa khói, đạn, bom. Cũng vì ai mà thịt xương ngất núi, máu lệ thành sông. Mọi người, đang sống trên cõi đời này, lòng còn đầy những vướng mắc, bận phải bởi những sân si, hỉ nộ, ái ố... Có bao giờ chính mình tự hỏi, mình đã làm gì từ khi đặt chân lên mảnh đất tự do, Lý tưởng có còn không, mục đích để làm gì sau khi ổn định phận lưu vong hay đang dửng dưng xem triệu xác người Việt Nam như phân bón cỏ lót đường. Với thân phận những người lính già hôm nay, Chúng ta hãy mau quay về với cuộc chiến trước kia để thấy, nào là đồng minh, nào là chiến lược (Domino) da beo, nào là thành trì chống cộng v...v..., nhưng bây giờ thì sao! Đồng đội của chúng ta đả hy sinh hôm qua, các thương phế binh của chúng ta vẫn còn đó, họ đang lê kiếp sống đọa đày và nhọc nhằn trôi theo dòng thời gian… Không lẻ, không một ai mảy may thương xót. Vậy thì chúng ta đã làm gì cho họ từ khi đặt chân lên mảnh đất tự do này để đáp lại nghĩa ân tình “Chiến Hữu” trong những lúc tử sinh ngoài chiến trường của 36 năm về trước.
Sự kiên trì, hy sinh người Palestine họ thì cho là vì Tổ Quốc, người Taliban thì cho là vì niềm tin, vậy còn người Việt Nam của chúng ta thì sao ? Chiến đấu cho ai, với lý tưởng nào mà giờ đây phần đông quân số còn lại không dám tự khoác lên người màu áo trận trong những dịp có Lễ Nghi quân cách. Tính hiện thực và tính lịch sử của một thời áo trận, hôm nay gần như mờ nhạt, thành thử cái ý nghĩa truyền đạt những giá trị đích thực cho các thế hệ đến sau hầu như không có. Đó là điều rất đáng tiếc, vì nếu các chứng nhân như những người Lính già chúng ta không nói, không làm thì lịch sử cũng không thể cất lên tiếng nói chân thực của nó. cái khuyết tật này là nguyên do đổ vỡ của nhiều danh nhân dũng tướng vào những năm cuối đời.
Mặc dầu sau bao mùa tang thương dâu bể, sau bao nhiêu giông tố dập vùi, áo trận năm xưa lấm lem bùn đất, nhưng áo trận hôm nay có lúc cũng phải ướt đẩm mồ hôi. Màu áo của núi rừng, màu xanh của cây lá. Khoác lại bộ quân phục của người Lính VNCH không phải để tiếc nuối, mà là để vun bồi niềm tin ở một quân đội chưa bao giờ bại trận. Người Lính già chúng ta vẫn một lòng sắt son với hồn thiêng sông núi, vẫn chưa mất niềm tin vào vận mệnh của quê hương và vẫn còn nguyên vẹn trái tim của người lính trẻ nặng trĩu tình nhà. Nay vận nước gặp hồi trôi nổi, phân hóa, những người Lính già chúng ta đã không thực hiện mơ ước của mình, nhưng chúng ta cũng không hổ thẹn với trang vàng của quân sử. Những người lính oai hùng của VNCH một thời lửa đạn, người có tên, người còn mồ hay người đã biệt tích. Tất cả đều xứng đáng được hậu thế tôn vinh và sử xanh ghi công rạng rỡ, như câu nói bất hủ của một danh tướng Hoa Kỳ, Douglas MacArthur : "Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ nhạt mờ đi thôi" (Old soldiers never die, they just fade away").
Ðừng bao giờ đem thành bại luận anh hùng, sự thất bại trong quá khứ là tích lũy mọi thành công của tương lai. Cuộc chiến chống chủ nghĩa CSVN của chúng ta chưa chấm dứt bên cạnh những thống khổ của người dân, bên cạnh những hào khí kiêu hùng của tiền nhân để lại, vì thế những người Lính già chúng ta không được phép đứng bên ngoài cuộc đấu tranh vì Tự Do, Dân chủ cho dân tộc.
Mùa Quốc Hận 2011.
(*) = từ Tướng đến Binh nhì.
MÃI NHỚ MỘT ĐỜI
Mũ xanh Delta81BCND.
Tôi vẫn nhớ, cả đời tôi luôn nhớ
Thảm trạng buồn của ngày tháng xa xôi
Lệnh bàn giao ngang trái nghịch giòng đời
Lòng câm hận, bùi ngùi sầu bi thiết.
Tôi nhớ mãi tháng 4, chiều nắng biếc,
Bóng giặc thù lô nhố, Hạnh Thông Tây (*)
Tăng 54 tiến thẳng cuối đường này
Lần lượt cháy bởi qủa chài không giật. (*)
Biệt Cách Dù, trên 4 vùng chiến thuật,
Chưa một lần quy phục trước cộng nô
Chiến thuật, sở trường đánh ở thành đô
An Lộc Địa, sử ghi danh chiến tích.
Hỡi Thần linh ! Hỡi những đêm cô tịch,
Bóng quân kỳ phơ phất thuở xa xôi
Con đường xưa xao xác lá vàng rơi
Nghe tiếng gió đan cây hồn tử sĩ.
Việt Nam nay đi dần vào thế kỷ,
Sài Gòn xưa tang tóc mãi khôn nguôi
Cúi đầu xin khấn nguyện mấy đôi lời
Luôn tranh đấu báo đền hồn sông núi.
Pháp Quốc,
Mùa Quốc Hận 2011.
(*) Hạnh Thông Tây, Gò Vấp
(*)Cối 90 mm không giật
0 comments:
Post a Comment