Saturday, March 26, 2011

Sàn chứng khoán nước ngoài không tin tưởng vào những “làm thì láo, báo cáo thì hay” của doanh nghiệp VN

Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán nước ngoài mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là khâu huy động vốn.


Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam công bố niêm yết cổ phiếu trên sàn ngoại, nhưng sau một thời gian, thậm chí một vài năm, kế hoạch vẫn im hơi lặng tiếng. Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng, việc niêm yết cổ phiếu ở nhiều nước rất đơn giản, dù lỗ hay lãi, chỉ cần doanh nghiệp có bản cáo bạch trung thực (1 đòi hỏi bất khả thi vì tuyệt đại đa số những thành tựu đạt được của doanh nghiệp VN hoàn toàn dựa trên mối quan hệ sâu sắc với chính quyền (giúp ĐCSVN rửa tiền ăn cắp của dân để được độc quyền kinh doanh), chứ không phải do tài năng kinh doanh trong 1 thị trường kinh doanh mở với sự cạnh tranh mãnh liệt và lành mạnh).

Cách đây tròn hai năm rưỡi, thị trường chứng khoán trong nước xôn xao trước thông tin Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) được Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore chấp thuận niêm yết từ tháng 10/2008. Đây đúng là tin vui thu hút mạnh giới đầu tư, vì trước giờ chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào lên sàn ngoại.

Thế nhưng, sau đó nhiều tháng vẫn không thấy cổ phiếu của VNM niêm yết trên sàn Singapore. Giải thích khúc mắc này, doanh nghiệp đưa ra lý do là thời điểm chưa thích hợp. Đến giữa năm 2009, VNM công bố khởi động lại kế hoạch, song đến nay “tắc vẫn hoàn tắc”. Sau hơn hai năm từ khi lên kế hoạch niêm yết ở nước ngoài, doanh nghiệp này giờ lại có ý định hủy kế hoạch. Dự kiến, VNM sẽ xin ý kiến cổ đông về việc xóa bỏ kế hoạch niêm yết sàn ngoại tại Đại hội cổ đông vào hôm nay (25/3).

Tương tự VNM, nhiều doanh nghiệp như Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVF), Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Tập đoàn Tân Tạo (ITA)… cũng từng tuyên bố sẽ niếm yết cổ phiếu ở nước ngoài, song đến nay vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Với trường hợp của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) thì có sáng sủa hơn, vừa mới đây, tập đoàn này đã trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam niêm yết chứng chỉ lưu ký toàn cầu trên sàn chứng khoán London, phiên hôm qua.

Tuy nhiên, cũng phải mất nửa năm, HAGL mới thực hiện được việc này. Kế hoạch niêm yết được tập đoàn công bố tháng 10/2010 và tháng 11/2010, một số tờ báo lớn trên thế giới như Financial Time đưa tin, HAGL đã chọn Elara Capital, một ngân hàng đầu tư nhỏ của Ấn Độ, giúp thực hiện việc bán chứng chỉ lưu ký toàn cầu. Thế nhưng gần cuối tháng 11/2010, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định, vẫn chưa nhận được hồ sơ về việc bán chứng chỉ lưu ký toàn cầu của HAGL.

Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc với việc niêm yết cổ phiếu trên sàn ngoại khiến hoạt động này gần như dừng vô thời hạn thì theo nhiều chuyên gia, việc niêm yết cổ phiếu ở sở giao dịch chứng khoán nhiều nước như Mỹ, Anh… rất đơn giản.

Tiến sĩ Alan Phan, hiện là chủ tịch quỹ đầu tư Viasa (Mỹ), doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty của mình lên sàn chứng khoán Mỹ năm 1987, cho rằng, việc niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Mỹ còn đơn giản hơn niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Họ chỉ cần một tiêu chí là minh bạch, trung thực 100% trong các báo cáo tài chính, bản cáo bạch, còn công ty có thể làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, bản cáo bạch này muốn được chứng minh là trung thực thì cần phải qua kiểm toán bởi một đơn vị kiểm toán do sở giao dịch chứng khoán của nước đó chỉ định. Trên website của sở giao dịch chứng khoán các nước thường có ghi danh sách các công ty kiểm toán được phép kiểm toán doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chọn một trong các công ty này và mời họ kiểm toán. Sau đó, bản cáo bạch phải được một luật sư hoặc CEO đứng ra ký tên xác nhận đảm bảo minh bạch 100%. Tiếp đó, chỉ cần nộp hồ sơ cáo bạch lên là được sở giao dịch chứng khoán Mỹ chấp nhận.

“Ở Mỹ, tiêu chí trung thực, minh bạch rất quan trọng. Nếu làm 9, nói 10 cũng là không trung thực. Trên thị trường chứng khoán, mức phạt dành cho những hành vi không trung thực khá cao nên không thể đùa được”, Tiến sĩ Alan Phan nói.

Một chuyên gia khác cho rằng, việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán nước ngoài mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là khâu huy động vốn trong thời điểm chứng khoán trong nước kén nguồn tiền. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp nội không dám “ra biển lớn”, bởi một phần không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam thường ít nhiều liên quan tới việc trốn hoặc khai man thuế. Hoặc cũng có thể doanh nghiệp sợ phải trả nhiều khoản chi phí lớn có thể lên tới cả triệu USD khi thuê đơn vị tư vấn, kiểm toán và luật sư nước ngoài, nên phải cân nhắc lại thời điểm niêm yết.

Bên cạnh đó, khi niếm yết ở một số nước như Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, các sở giao dịch này có yêu cầu khá cao về vốn và lợi nhuận. Chẳng hạn, muốn niêm yết ở Singapore, doanh nghiệp phải có lợi nhuận trước thuế tích lũy ít nhất 7,5 triệu SGD trong 3 năm tài chính gần nhất. Còn tại thị trường Hàn Quốc, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ trên 10 triệu USD đối với thị trường thứ cấp và trên 3 triệu USD đối với thị trường sơ cấp, doanh thu năm gần nhất đạt trên 30 triệu USD và bình quân 3 năm liên tiếp đạt hơn 20 triệu USD.

Một điểm đáng chú ý nữa, theo Tiến sĩ Alan Phan, sự khác biệt về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp muốn lên sàn ngoại. Chuẩn mực kế toán quốc tế ghi nhận giá trị tài sản theo giá trị thị trường, còn trong nước lại ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.

0 comments:

Powered By Blogger