Thursday, March 31, 2011

Nếu chánh quyền Mỹ năm 1989 là chánh quyền hiện nay thì cuộc tranh dấu ở Thiên An môn thành công và diệt được cái hoạ cộng sản cho nhân loại

Tháng 4 năm 1989, chủ tịch Trung hoa cộng sản, Hồ Diệu Bang qua đời. Hồ Diệu Bang là lãnh tụ có ý định cải cách, đổi mới. Lợi dụng đưa đám tang sinh viên xuống đường hô hào chống tham nhũng yêu cầu tự do báo chí.

Từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6, sinh viên, trí thức , hoạt động công nhân hàng triệu người toàn quốc xuống đường từ chỗ tranh đấu đòi diệt tham nhũng đến tự do báo chí. Một cuộc xuống đường lớn nhất trong lịch sử Trung quốc.

Trước tình thế sôi động của dân chúng mà lớp thanh niên sinh viên là lực lượng chủ động, bộ chánh trị đảng cộng sản Trung hoa chia ra hai phe. Một phe ôn hòa có khuynh hướng cải cách theo lời yêu cầu của sinh viên xuống đường, phe này có tổng bí thư Triệu tử Dương. Phe bảo thủ cứng rắn không chịu nhượng bộ, phe này có thủ tướng Lý Bằng và các lãnh tụ già nua như Đặng tiểu Bình đang là quân ủy quân đội hồng quân Trung hoa.

Sinh viên tố đích danh những tên tham nhũng trong danh sách có tên cha con Đặng tiểu Bình. Lúc bấy giờ sinh viên bảo con của Mao thì ra trận và tử trận, con Đặng tiểu Bình trốn lính và độc quyền buôn bán TV và trở thành những tên tư bản đỏ.

Đặng tiểu Bình không còn con đường nào để chọn, hoặc bản thân ông , gia đình ông nhất là đám con của ông, các đồng chí già có tên trong danh sách tham nhũng, phải chết hoặc là ông chịu tiếng tên sát nhân ngang hàng Staline, Mao trạch Đông. Và ông quyết định thẳng tay đàn áp .

Sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989, Đặng tiểu Bình ra lệnh cho xe tăng tràn vào quảng trường Thiên an môn tàn sát sinh viên. Trên 8000 sinh viên chết tại chỗ. Thiên an môn máu chảy thành suối. Hàng mấy trăm nghìn người bị thương. Phe ôn hòa trong đảng bị thanh trừng, tổng bí thư Triệu tử Dương bị quản thúc tại gia cho đến chết.

Nhân loại lúc bấy giờ đang hi vọng nước Trung hoa sẽ là một nưóc dân chủ, hàng tỉ người Trung hoa được tự do được nhân quyền, bỗng thất vọng và kinh tởm cho sự tàn ác của đảng cộng sản Trung hoa.

Người ta ngạc nhiên nhất là chánh quyền Mỹ lúc bấy giờ giữ thái độ im lặng. Tổng thống Bush ( Bush cha ) và gia đình ngồi xem TV cảnh tàn sát sinh viên ở Thiên an môn. Sinh viên xuống đường không phải một ngày hai ngày nên tổng thống và bộ cố vấn của ông không kịp suy nghĩ, mà đến gần hai tháng. Báo chí Mỹ lên tiếng và phê phán chánh phủ nhưng tổng thống không quan tâm đến biến cố này.

Lúc bấy giờ chỉ cần lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ ủng hộ cuộc xuống đường của sinh viên thì chắc chắn phe bảo thủ trong đảng cộng sản Tàu sẽ bị thua và cứu được trên dưới mười nghìn nhân mạng lớp thanh niên và cứu hàng triệu người sau đó phải bị tù đày phải bị chết trong bí mật. Nếu lúc đó hàng không mẫu hạm của hạm đội Thái bình dương tiến gần vào bờ biển Trung hoa thì số người xuống đường không phải một hai triệu mà hàng ba bốn trăm triệu và đảng cộng sản Trung hoa chấm dứt ngay trong những ngày đó. Và nhân loại hết cái hoạ cộng sản.

Hai mươi hai năm sau vụ thảm sát Thiên an môn, thanh niên các nước Bắc Phi vùng lên đòi quyền sống đòi dân chủ lật đổ các nhà cai trị độc tài. Lập tức chánh quyền Mỹ lên tiếng ủng hộ phe nổi dậy. Những lời tuyên bố thẳng thắn rõ ràng của tổng thống Barack Obama, của ngoại trưởng Hillary Clinton làm cho tinh thần những người xuống đường phấn khởi tin tưởng. Sự thành công của phe nổi dậy ở Tunisia ở Ai cập làm hứng khởi cho thế giới tự do, cho những dân tộc đang bị áp bức. Phong trào đến Lybia gặp khó khăn vì gặp vị lãnh tụ vừa tàn bạo vừa độc tài vừa bịnh tâm thần, đại tá Gaddafi. Sự việc đến đây mới thấy thiên tài của vị tổng thống trẻ tuổi Barack Obama, và nhà ngoại giao nữ xuất sắc Hillary Clinton.

Tổng thống Barack Obama không ngồi xem TV các biến cố ở Bắc Phi như tổng thống Bush im lặng xem Tàu cộng tàn sát hàng mấy nghìn sinh viên ở Thiên an môn, cũng không vội vã bất kể dư luận các nước Âu châu xua quân đánh chiếm Iraq, Afganistan như tổng thống Bush ( Bush con ). Cả hai vị tổng thống Bush tiền nhiệm, một vị để mất cơ hội giải phóng một tỉ người khỏi ách cộng sản, cứu được hàng mười nghìn sinh mạng sinh viên, đập tan chỗ nương tựa của những nước cộng sản cuối mùa như Việt cộng Bắc Hàn Cuba và những chánh quyền độc tài độc đoán ngu si khác như Lào, Campuchia, Miến điện v..v…. , một vị bất kể Liên hiệp quốc bất kể ý kiến các cường quốc Âu châu xua quân đánh Afganistan và Iraq vin cớ giả tạo rằng nước này có vũ khí nguyên tử. Kết quả trên 5 nghìn binh sĩ Mỹ tử trận trên hàng trăm nghìn binh sĩ bị thương và tốn trên 1000 tỷ đô la Mỹ, làm kinh tế Mỹ điêu đứng, làm cho chính sách đối ngoại của Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại.

Tổng thống Barack Obama liền vận động Liên hiệp quốc lên tiếng bảo vệ tánh mạng người dân Lybia nhất là phe chống đối. Đưa vào cái thế cường quốc Nga và Tàu không phủ quyết quyết định của Liên hiệp quốc. Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên năm 1950 đến nay mới có được sự đồng nhất cho phép Liên hiệp quốc can thiệp vào chiến tranh một nước. Mỹ trao quyền chỉ huy quân sự cho khối NATO. Hành động cực kỳ khôn ngoan khéo léo của tổng thống Barack Obama làm cho nước Mỹ vẫn là nước lãnh đạo về tự do về nhân quyền về dân chủ trên thế giới. Làm cho nước Mỹ vẫn là ngọn đuốc soi sáng cho các dân tộc chưa được tự do dân chủ. Làm cho dân chúng Mỹ yên tâm vì con cái của họ không phải tham chiến các mặt trận cực kỳ nguy hiểm ở nước ngoài và làm tổn hao quá lớn ngân sách quốc gia. Làm cho phe đối lập trong nước không có lý do chính đáng để phê phán tổng thống. Nếu không phải là một tổng thống thiên tài không thể hành sử được toàn vẹn như thế.

Đối với các nước dân chúng theo Hồi giáo vùng lên lật đổ chánh quyền độc tài tàn ác, Hoa Kỳ còn dè dặt ủng hộ phe vùng lên vì còn sợ nhóm Hồi giáo quá khích như Al qeada, nhóm Hrzbollah, Damas…. lên nắm chánh quyền . Nhưng với những nước như Việt Nam Trung quốc Bắc Hàn Cuba khi dân chúng vùng lên lật đổ chánh quyền, tức khắc Hoa Kỳ yểm trợ không e ngại vì phe vùng lên là phe dân chủ nhân quyền là phe văn minh yêu nước yêu dân tộc là phe cùng một lý tưởng với Mỹ.

Nguyễn Liệu

0 comments:

Powered By Blogger