Tin cập nhật – Ngày 10 tháng 3 - 6 giờ sáng (giờ Lybia).
Chính quyền Gaddafi vừa ra giải thưởng 500,000$ cho ai bắt được lãnh đạo của lực lượng đối kháng Mustafa Abdel Jalil, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời, tin được loan đi trên đài truyền hình quốc gia.
Ba phái đoàn sứ giả của ông Gaddafi đã được gửi ra trong ngày hôm nay. Một chiếc bay đến Ai Cập như đã đề cập trong bản tin hôm qua. Hai chiếc còn lại, một chiếc bay đến một hòn đảo trong vùng Điạ Trung Hải để gặp giới chức ngoại giao của Malta, sau đó tiếp tục bay đến Bồ Đào Nha, một chiếc bay đến Bỉ nơi đang diễn các cuộc họp của Khối NATO, mở đầu cho cuộc chiến ngoại giao.
Trong khi đó, đã có dấu hiệu Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời đang được sự công nhận của các quốc gia khác. Tổng Thống Pháp sẽ họp với hai thành viên của Hội Đồng, Mahmood Jibril and Ali Issawi, chịu trách nhiệm về vấn đề ngoại giao ngày hôm nay tại Paris . Đại sứ Hoa Kỳ tại Libya, ông Gene A. Cretz, đã đến Rome và Cairo cuối tuần qua để gặp một thành viên khác của Hội Đồng, cũng là hoàng tộc của vua Libya, đã bị ông Gaddafi truất phế năm 1969.
Hoa Kỳ và các quốc gia trong Khối NATO đang do dự về việc áp dụng biện pháp “Khu vực cấm bay” trên Libya vì những chi tiết phức tạp và chỉ có thể đạt được nhưng “kết quả giới hạn”. Theo nhận định của một viên chức quân sự thì ảnh hưởng của những cuộc oanh kích của không quân Libya không mang tính quyết định. Vấn đề quyết định là các phương tiện di chuyển và vũ khí trang bị ngay trên mặt đất.
Lực lượng đối kháng đã giữ vững được vị trí tại thành phố dầu hỏa then chốt của Libya, Ras Lanuf, mặc dù bị tấn công khốc liệt bởi những cuộc không kích, pháo kích và các đơn vị xe tăng của lực lượng ông Gaddafi. Một số bồn chứa dầu và đường ống dẫn dầu bị máy bay bắn cháy. Nhà máy lọc dầu trong khu vực phải ngưng hoạt động. Nhưng hành động tấn công vào khu vực sản xuất và chứa dầu hoả sẽ gây thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế Libya trong tương lai.
Tại Berga, lực lượng đối kháng cũng đã đẩy lùi được các cuộc tấn công dù cũng bị oanh kích nặng nề.
Tại thủ đô Tripoli, một số nhân chứng cho biết, lực lượng an ninh của ông Gaddafi đang mở chiến dịch lùng bắt những người đã tham gia vào những cuộc biểu tình dựa trên những hình ảnh có được, và đưa đi mất tích. Theo những người này thì chiến dịch lùng bắt nhằm gây hoang mang, sợ hãi trong dân chúng để ngăn ngừa cuộc xuống đường có thể xảy ra vào ngày Thứ Sáu này.
Ông Gaddafi đang tuyển mộ rất nhiều lính đánh thuê từ vùng Nam Sahara. Một viên chức tại Mali cho biết ông Gaddafi tuyển mộ những thanh niên từ Mali và Nigeria, luôn cả những thành phần phiến loạn tại đó. Hãng thống tấn AFP, ghi lời phát biểu của một viên chức chính quyền địa phương là “thanh niên ra đi đông đảo”, họ đang cố gắng vận động những thanh niên này ở lại nhưng điều này không dễ vì “đô la và vũ khí” đang chờ. Có cả một mạng lưới có hệ thống tổ chức đưa người đến Libya. Mali là một quốc gia nghèo nhất thế giới, nơi mà gần hai phần ba dân số chỉ kiếm được một đô la một ngày.
Chính quyền Gaddafi vừa ra giải thưởng 500,000$ cho ai bắt được lãnh đạo của lực lượng đối kháng Mustafa Abdel Jalil, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời, tin được loan đi trên đài truyền hình quốc gia.
(Tổng hợp theo Los Angles Times, VOANews, Al Jazeera, AP, CNN)
Tin nóng: 3 phi cơ riêng thuộc phi đội đặc biệt dành cho gia đình Tổng Thống Gaddafi đã bay khỏi Tripoli sáng nay từ một căn cứ quân sự gần thủ đô. 3 chiếc máy bay này bay về 3 hướng riêng, và theo nhân viên kiểm không trong vùng cho biết, máy bay đã đổi hướng bay nhiều lần trên không.
Theo dự đoán, 3 điạ điểm có thể là nơi đáp: Vienna của Áo, Athens của Hy Lạp và Cairo của Ai Cập. Một trong 3 chiếc vừa đáp xuống phi trường Cairo, , hãng thống tấn AP cho biết trên phi cơ này là Giám đốc Cơ Quan Kế Hoạch và Cung Cấp (logistics and supply authority) của chính quyền Gaddafi. Tin mới nhất từ Al Jazeera cho hay Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng chính quyền Gaddafi, ông Abdelrahman al-Zawi, cũng có mặt trên chiếc phi cơ này, ông cho biết có mang theo thông điệp của ông Gaddafi. Nhật báo Ả rập Al-Ahram dự đoán ông ta sẽ gặp Hội Đồng Quân Đội Quốc Gia Ai Cập và ông Amr Moussa, chủ tịch Khối Ả Rập.
Hiện chưa rõ những ai có mặt và điểm đến của 2 chiếc phi cơ còn lại.
Tin cập nhật – Ngày 9 tháng 3 - 4 giờ sáng (giờ Lybia).
Đến buổi trưa, ông Abdel Hafiz Ghoga, Phát Ngôn Nhân của Hội Đồng đã nhanh chóng cải chính là đã không có cuộc thảo luận nào giữa lực lượng đối kháng và ông Gaddafi. “Đòi hỏi của chúng tôi rất rõ ràng như là cuộc cách mạng này. Chúng tôi không thảo luận gì (với ông Gaddafi)”. Theo nhận định của phóng viên đài Al Jazeera, đa số nhân dân Libya không muốn có một giải pháp nào cho ông Gaddafi. Họ muốn ông ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi giết người không những chỉ sau ngày 17 tháng 2, mà còn cho tất cả tội ác đã gây ra trong suốt 40 năm cai trị.
Sáng qua tin tức từ hãng thông tấn Al Jazeera cho biết Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời Libya đã được liên lạc để thảo luận một giải pháp cho Tổng Thống Gaddafi bước xuống.
Trả lời phỏng vấn Al Jazeera, Ông Abdel Jalil Mustapha, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời tuyên bố: “Dựa trên tình yêu đất nước chúng tôi đã đưa ra đề nghị một cách gián tiếp để có thể đạt được một giải pháp”. “Nếu ông ta rời khỏi Libya ngay lập tức, trong vòng 72 tiếng, và ngưng các cuộc không kích, chúng tôi nhân dân Libya sẽ không truy tố ông ta về những tội ác đã xảy ra”. Cũng theo nguồn tin này, ông Gaddafi, được cho biết, còn đòi hỏi sự bảo đảm của Liên Hiệp Quốc là ông ta được giữ tài sản.
Hoa Kỳ phản ứng bác bỏ đề nghị miễn truy tố ông Gaddafi theo như giải pháp trên. Ông PJ Crowley, Phát Ngôn Nhân toà Nhà Trắng, nói: “Bất cứ hành động rời khỏi Libya nào đều không miễn trừ ông Gaddafi và gia đình của ông ta, khỏi trách nhiệm về những gì đã và đang xảy ra”.
Đến buổi trưa, ông Abdel Hafiz Ghoga, Phát Ngôn Nhân của Hội Đồng đã nhanh chóng cải chính là đã không có cuộc thảo luận nào giữa lực lượng đối kháng và ông Gaddafi. “Đòi hỏi của chúng tôi rất rõ ràng như là cuộc cách mạng này. Chúng tôi không thảo luận gì cả (với ông Gaddafi)”. Theo nhận định của phóng viên đài Al Jazeera, đa số nhân dân Libya không muốn có một giải pháp nào cho ông Gaddafi cả. Họ muốn ông phải chịu trách nhiệm về những hành vi giết người không những chỉ sau ngày 17 tháng 2, mà còn cho tất cả tội ác đã gây ra trong suốt 40 năm cai trị.
Đài Truyền Hình của ông Gaddafi cũng lên tiếng bác bỏ nguồn tin trên.
Ông Abdel Hafiz Ghoga cũng cho biết thêm là lực lượng đối kháng đang yêu cầu Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết “khu vực cấm bay” (No-Fly Zone) để ngăn chận những cuộc không kích đang diễn ra.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, bà Clinton tuyên bố, bất cứ quyết định nào về việc áp dụng “khu vực cấm bay” trên đất Libya đều phải từ Liên Hiệp Quốc, không phải quyết định của Hoa Kỳ. “Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là việc này không phải do Hoa Kỳ dẫn đầu vì yêu cầu này đến từ chính nhân dân Libya”.
Theo tin từ CNN, Thứ Trưởng Ngoại Giao Libya cho biết việc áp dụng “khu vực cấm bay” là hành động tuyên chiến với Libya.
Cuộc chiến vẫn diễn ra ác liệt tại một số thành phố gần Tripoli. Lực lượng ủng hộ ông Gaddafi tận dụng sức mạnh của không quân oanh kích các thành phố, những khu vực chiếm đóng của lực lượng đối kháng. Theo tin từ đài tuyền hình của ông Gaddafi, thành phố Bin Jawad đã bị lực lượng ủng hộ ông Gaddafi chiếm.
Tại thành phố Ras Lanuf, thành phố trọng điểm xuất cảng dầu của Libya, hai bên đang đụng độ mạnh. Các chuyên gia về dầu hoả và quân sự đang lo ngại các bồn chứa dầu và khí độc tại các nhà máy lọc dầu có thể bị nổ do bất cẩn hay cố ý của cả hai bên. Nếu việc này xảy ra thì thiệt hại nhân mạng sẽ rất cao.
(Tổng hợp theo Al Jazeera, AP, CNN)
Tin cập nhật – Ngày 8 tháng 3 – 5 giờ sáng (giờ Lybia).
Dân Làm Báo – Tin nóng: Ông Gaddafi đang cố gắng thương lượng với lực lượng đối kháng là ông sẽ buớc xuống nếu ông và gia đình được bảo đảm an toàn rời khỏi Libya, tài sản không bị phong tỏa và không bị truy tố.
Ông Abdel Jalil Mustapha, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời tuyên bố: “Nếu ông ta rời khỏi Libya ngay lập tức, trong vòng 72 tiếng, và ngưng các cuộc không kích, chúng tôi nhân dân Libya sẽ không truy tố ông ta về những tội ác đã xảy ra”.
Tin cập nhật – Ngày 8 tháng 3 - 4 giờ sáng (giờ Lybia).
Dân Làm Báo – Chính quyền Gaddafi đã sử dụng phi cơ chiến đấu liên tiếp tấn công vào lực lượng đối kháng khi họ đang trên đường tiến về thủ đô Tripoli, cùng lúc mở ra các cuộc không kích phối hợp với bộ binh tấn công liên tục để chiếm lại các thành phố đã lọt vào tay của lực lượng đối kháng. Các nơi bị tấn công là : Bin Jawad, Ras Lanuf, Misurata, Zawiya, Berga và cả Tobruk.
Trước hỏa lực khốc liệt, lực lượng đối kháng đã phải rút lui ra khỏi Bin Jawad. Lực lượng của ông Gaddafi đã có đà tiến chiếm thêm thành phố Ras Lanouf, nhưng không thành công, dù thành phố này đã bị phi cơ bỏ bom suốt ngày qua.
Theo nhận định của một phóng viên, lực lượng đối kháng tuy đẩy lùi được phần lớn các cuộc tấn công vừa qua nhưng hiện rất cần sự tiếp viện. Mặt khác, vì là lực lượng ô hợp thiếu tổ chức, lại phải chiến đấu với một lực lượng thiện chiến hơn trong nhiều ngày nên chưa rõ trong những ngày sắp tới kết quả sẽ ra sao.
Các nhà ngoại giao Anh và Pháp đang phối hợp dự thảo một bản quyết nghị cho Liên Hiệp Quốc để thiết lập khu vực cấm bay “No-fly Zone” trên toàn quốc Libya. Đây là một biện pháp mà lực lượng đối kháng đang khẩn thiết yêu cầu cộng đồng thế giới hỗ trợ. Lực lượng đối kháng cho biết họ có đủ khả năng để đối đầu với lực lượng ủng hộ ông Gaddafi kể cả các đơn vị chiến xa mà không cần sự can thiệp nào từ bên ngoài nhưng không đủ sức để đối phó với những cuộc không kích.
Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ và Khối NATO đang nghiên cứu một giải pháp quân sự để đáp ứng tình hình biến động tại Libya.
Ông bác bỏ việc Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự một cách trực tiếp, nhưng cho rằng hành động sử dụng quân đội để tấn công vào những người dân biểu tình nổi dậy chống lại sự cai trị độc tài của ông Gaddafi là “không thể chấp nhận được” và Hoa Kỳ sẽ đứng về phía nhân dân Libya. Gaddafi và những người ủng hộ ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng bạo loạn đang diễn ra tại đây.
Thư Ký Khối NATO, Tướng Anders Fogh Rasmussen, lên tiếng tại Bỉ, Khối NATO chưa có biện pháp can thiệp quân sự nào vào Libya, nhưng “tôi không nghĩ rằng Liên Hiệp Quốc và cộng đồng thế giới sẽ đứng yên” nếu lực lượng quân sự của ông Gaddafi tiếp tục tấn công vào những thường dân. Ông nói thêm “Chúng ta có thể thấy một luồng gió thay đổi mạnh mẽ đang đang thổi qua toàn khu vực – và theo hướng Tự Do và Dân Chủ”.
Chính phủ Hoa Kỳ cho biết cũng không loại bỏ giải pháp hỗ trợ quân sự cho lực lượng đối kháng bằng cách cung cấp vũ khí cho họ, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để đề cập đến việc này.
Bộ trưởng Ngoại Giao Libya, ông Musa Kasa, đã phản ứng trước những lời tuyên bố của các lãnh đạo Tây phương, cho rằng “đó chỉ là âm mưu để chia cắt nước Libya”. “Những người Anh đang luyến tiếc dĩ vãng thực dân của họ” trong khi Obama thì “phản ứng như một đứa con nít”. “Toàn vẹn lãnh thổ là điều bất khả xâm phạm và chúng tôi sẽ hy sinh để bảo vệ”.
Tuy nhiên, nghị quyết hỗ trợ quân sự cho Libya sẽ phải được biểu quyết đồng thuận của 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và có thể sẽ gặp phải sự chỉ trích và phản đối từ Nga và Trung Quốc, hai quốc gia ít khi chấp thuận những biện pháp can thiệp như vậy. Trong tuần qua, Nga cho biết đã mất 4 tỉ Mỹ Kim tiền bán vũ khí cho Libya vì quyết định cấm vận của Liên Hiệp Quốc. Về phía Trung Quốc, theo tin từ hãng thông tấn Al Jazeera, dù đã biểu quyết cấm vận nhưng Trung Quốc vẫn trả tiền mua dầu cho chính quyền Gaddafi trong thời gian gần đây.
Khối NATO đã bắt đầu thực hiện những chuyến bay trinh sát liên tục 24 tiếng mỗi ngày trong khi tiến hành thảo luận về các biện pháp can thiệp vào tình hình Libya.
Khối Liên Hiệp Âu Châu vừa tuyên bố sẽ mở rộng phạm vi phong toả bao gồm luôn những tài sản của Cơ Quan Đầu Tư Libya với tổng số tài khoản lên tới 70 tỉ Mỹ Kim.
(Tổng hợp theo Al Jazeera, AP, CNN)
Xem tiếp bản tin những ngày trước tại đây:
0 comments:
Post a Comment