“CÁCH MẠNG HOA NHÀI” là gì ?
“CÁCH MẠNG HOA NHÀI” LÀ GÌ ?
Những ai quan tâm đến tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi đều hết sức quan ngại về cuộc khủng hoảng chính trị ở đây. Mở đầu là các cuộc biểu tình, bạo loạn ở Sidi Buouzid và trên nhiều tỉnh, thành phố khác của Tuy-ni-di ( Tunisia), vào giữa tháng 1-2011. Ngày 14-2-2011 tổng thống Ben Ali đã phải trốn chạy khỏi đất nước này. Ngay sau đó hiệu ứng Domino đã diễn ra ở Ai cập và nhiều nước lân cận như: Li-bi, Y-ê-men, Ba- ren, Xu-đăng, I-ran, Cô-oét, Ô-man, Gioóc-đa-ni, Gi-bu-ti…nghiêm trọng hơn cả là tình hình ở Ai cập, Li-bi. Các cuộc bạo loạn này có người đặt cho nó một cái tên thật thi vị, đó là “ cách mạng hoa nhài” . Nhưng nó chẳng có một tí hương thơm nào trái lại nó đã làm hàng ngàn người chết, hàng vạn người bị thương, gây ra đình đốn mọi mặt xã hội không chỉ ở các quốc gia xảy ra sự kiện mà còn gây ra những vấn đề phức tạp khác cho các quốc gia lân cận vì dòng người nhập cư ... Ngày 11-2-2011, tổng thống Ai cập-Hosmi Mubark đã chấp nhân từ chức và trao quyền lại cho lực lượng quân đội…Bốn ngày sau, ngày 15-2-2011, phát biểu tại trường đại học G. Oa-sinh-tơn, ngoại trưởng Mỹ, bà H. Clinton đã lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình ở Bắc Phi, Trung Đông, đồng thời chỉ trích các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cu ba, I-ran, My-an-ma, Sy-ri…rằng ở những quốc gia này “ Internet vẫn bị hạn chế bằng nhiều cách. Ở Trung Quốc chính phủ kiểm duyệt nội dung…Còn tại Việt Nam, những blogger nào chỉ trích chính phủ thì bị bắt bớ…”. Bà Ngoại trưởng còn thông baó Hoa kỳ sẽ tăng ngân sách cho đào tạo về công nghệ nhằm “phá vỡ các rào cản mà chính phủ các nước độc tài đã dựng lên trên Internet” . Đồng thời Chính phủ Hoa kỳ “ sẽ chi 25 triệu Đola năm nay để bảo vệ các blogger đang bị ngăn cấm hoạt động ở Trung –quốc, I-ran, Cu-ba, Syria, Viêt-Nam, Miến –điện và Ai cập.” …
Nếu sắp xếp trật tự sự kiện theo thời gian- chỉ tính từ tháng 1 năm 2011 cho đến khi bà H. Cliton phát biểu ở đại học G. Oa-sinh-ton thì người ta có thể thấy ngay đâu là lôgic khách quan , đâu là việc thực thi kịch bản cuả Phương Tây trong chiến lược can thiệp vào công việc của các quốc gia khác vì những lợi ích chính trị, kinh tế của họ. Nhiều chuyên gia cho rằng “cơn khát nhiên liệu, dầu mỏ” của nhiều quốc gia phát triển có liên quan đến các sự kiện chính trị đang diễn ra ở vùng có nhiều dầu mỏ nhất thế giớ này.
Điểm khác biệt giữa các cuộc “ cách mạng mầu “ diễn ra ở các nước Đông Âu trước kia với “cách mạng hoa nhài” là ở phương tiện tập hợp lực lượng của phe đối lập và vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong và ngoài nước ở đây. Như các phương tiện thông tin đã đưa, sở dĩ hiệu ứng của các cuộc bạo loạn nhanh chóng trong nước và lan rộng ra cả khu vực, đồng thời thu hút được một số lượng người tham gia đông đảo là vì ở đây các tổ chức đối lập đã dùng các phương tiện thông tin hiện đại- như Internet, điện thoại di động , phát thanh, truyền hình, đăch biệt là thông qua nhiều mạng, như Twitter, Facebook, Wkileaks, YouTube…Được biết ở đây cũng đã hình thành hàng trăm tổ chức phi chính phủ có sự tài trợ của Cơ quan hợp tác phát triển Hoa kỳ ( USAID), Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED),”Ngôi nhà tự do” (FH )
Năm 2005. Quốc hội Mỹ đã thông qua bộ luật ” Thúc đẩy dân chủ ở các nước A -Rập”, trong đó có điều khoản yêu cầu Bộ ngoại giao Mỹ thành lập các Website, mạng xã hội để liên kết, hỗ trợ “phong trào dân chủ”…Như vậy là không phải ngẫu nhiên nhiều quốc gia quan tâm đến các sự kiện này đều cho rằng, các sự kiện diễn ra ở đây là có bàn tay của Phương Tây. Diễn biến hòa bình không phải là ” con ngáo ộp” - như có người nói, đó cũng không phải là chuyện hư cấu, tưởng tượng của các nhà chính trị mà là một thực tế hiện hữu. Và như đã nói ở trên, vì sao người ta lại đòi các quốc gia không được hạn chế việc sử dụng Internet.
Ai cũng biết Inernet là thành quả quan trọng hàng đầu của cuộc cách mạng khoa học , công nghệ hiện đại. Có thể nói đây là cơ hội quý báu cho các quốc gia nhất là các quốc gia chậm phát triển. Inernet là phương tiện kỹ thuật, cũng như vũ khí, bản thân nó không có bè bạn, không có kẻ thù, người ta sử dụng nó như thế nào như vũ khí hướng vào đâu- được quy định bở lợi ích của người sử dụng nó. Hoa kỳ cũng như vậy- họ không vô tư và không phải bao giờ cũng ủng hộ việc sử dụng Internet. Hãy lấy một ví dụ gần đây thì rõ- Sau khi mạng Wikileaks đăng tải hàng vạn trang tài liệu mật về cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc Ông Julian Assange, quốc tịch Austrailia- người sáng lập trang mạng này đã bị truy lùng và lên án ở nhiều nước . Ở Thụy Điển Ông bị quy cho tội liên quan đến tình dục bất hợp pháp (do không sử dụng bao cao su! ). Còn ở Mỹ - nếu ông bị dẫn độ, truy tố ở quốc gia này thì có thể đối diện với án tử hình về tội gián điệp. Còn nhiều người nhìn nhận đến vụ việc này từ khía cạnh chính trị thì cho rằng sở dĩ Ông bị truy lùng là vì Ôngta đã công khai nhiều bí mật liên quan đến tội ác của binh lính mỹ đối với dân thường trong chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan và I- Rắc.
Ở Việt Nam, ngay sau khi sảy ra sự kiện bạo loạn, khủng hoảng chính trị ở Bắc phi, Trung Đông, các phần tử “ bất đồng chính kiến, dân chủ” như vớ được vàng, họ xem đây là cơ hội để kịch động các lực lượng chống đối đẩy mạnh hoạt động chống phá Nhà nước theo kịch bản mà người ta đã thực hiện thành công ở Ai cập, Tuy-ni-di. Chúng tung lên mạng nhiều bài phân tích, bình luận, gợi ý vận dụng những kinh nghiệm thắng lợi ở Bắc phi, Trung Đông vào Việt Nam. Người ta cho rằng “ tình hình Việt Nam và Ai cập khác nhau- sự độc tài ở Việt Nam là “ đảng phiệt”, do đó chống độc tài ở đây phải là chống độc tài” Đảng trị”; hoặc Cộng sản sẽ không bao giờ nhượng bộ, “ra đi” như ở Ai-cập, Tuy-ni- di, cho nên phải dùng sức mạnh áp đảo của đông đảo nhân dân; Tranh thủ sự ủng hộ của quân đội là việc người ta gợi ý cho các “ lượng dân chủ”, hộ nói: “nếu quân đội chọn thái độ đứng về phía nhân dân và bảo vệ đất nước, đồng bào, thay vì bảo vệ đảng Cộng sản thì tình hình chính trị sẽ có cơ hội ổn định sớm hơn”…Thiết tưởng đọc những bình luận, phân tích trên, người ở nước ngoài sẽ tưởng rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam chỉ có thể tồn tại được tính từng ngày! Còn những người đang sống ở trong nước thì ngỡ rằng những kẻ viết những bình luận phân tích trên đang nằm mơ hoặc mắc chứng hoang tưởng.
Trong những bình luận, phân tích nói trên có một nội dung có thể xem là có lý. Đó là việc người ta dự đoán về thái độ, cũng có thể nói là bản chất của Hoa Kỳ. Họ viết: “ Sự kiện đổi thay ở Ai cập đáng để chúng ta học hỏi và hy vọng. Chỉ ba tuần lễ trướcđây, chế độ của ông Hosni Mubarak là một trong số các nước độc tài đồng minh của Hoa Kỳ, tương tự như trường hợp cộng sản Việt Nam. Do đó, sự kiện Hoa Kỳ ký kết các hiệp ước quân sự, kinh tế, ngoại giao với cộng sản Việt Nam chỉ là công việc cần thiết để bảo đảm quyền lợi của Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay. Những ký kết này kia không khẳng định Hoa Ký sẽ ra tay bảo vệ Cộng sản Việt Nam…, ngược lại, chắc chắn là khi tình hình chính trị Việt Nam có dấu hiệu thay đổi rõ nét, thái độ của Hoa Ký sẽ có sự thay đổi thích ứng kịp thời.”
Trở lại câu truyện ở Việt Nam, phụ họa cho ý kiến của Ngoại trưởng Mỹ, người ta đã post lên mạng nhiều bài chỉ trích Việt Nam bắt bớ, cầm tù một số Blogger như trường hợp cogaidolong – Lê Nguyễn Hương Trà hoặc “ Điếu cày”- Nguyễn Văn Hải và cả Cù Huy Hà Vũ đã tung lên mạng những bài viết và trả lời phỏng vấn… rằng họ là những người yêu nước, họ có quyền tự do ngôn luận, báo chí theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết… Ai cũng biết vấn đề ở đây không phải là sử dụng Internet mà là ở nội dung thông tin đó ra sao. Việc những Blogger nói trên bị bắt là do họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Có nhiều nội dung, trong đó cả việc xâm phạm bí mật riềng tư của cá nhân, nhất là việc tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bằng những hình thức khác nhau.
Lại nói về khái niệm “ Tự do Internet”- Chưa có cá nhân, tổ chức nào định nghĩa về khái niệm này. Song nếu đọc qua những bài nói về chủ đề này của các nhà dân chủ, nhân quyền Phương Tây thì người ta thấy ngay đây là một thủ thuật chơi chữ của các chính trị gia. Khía cạnh mập mờ ở đây chính là ở chỗ Internet là một thành quả của nền văn minh nhân loại, khi một quốc nào bị vu cho tội vi phạm “tự do Internet” thì có nghĩa chính phủ đó đang đi ngược lại nền văn minh nhân loại, là chế độ độc tài, là lạc hậu, bảo thủ, quân phiệt…, làm như vậy người ta dễ tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân, nhất là giới trẻ. Thực tế cho thấy Internet cũng có mặt trái của nó nếu không có sự quản lý thích hợp. Ở các nước cũng như ở Việt Nam người ta đã lên án hành vi tung lên mạng những thông tin liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em, và qua Games online tuyên truyền cho bạo lực , và đòi hỏi nhà nước phải mạnh tay trong việc quản lý các cơ sở sử dụng Inernet. Còn về mặt chính trị, không ít trường hợp những kẻ xấu đã lợi dụng phương tiện này để vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến lợi ích cá nhân, cơ quan nhà nước và cả lợi ích quốc gia. Trường hợp có kẻ mạo danh trung tướng Đồng Sỹ Nuyên viết thư gửi Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội XI, xúc phạm Chủ tịch Quốc hội và một số cán bộ khác và gần đây là trường hợp mạo danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chỉ trích việc cơ quan công an bắt Cù Huy Hà Vũ và một số người khác, rằng họ là những người yêu nước đầy tâm huyết, là một bằng chứng.
Những ai quan tâm đến tình phát triển Inernet ở Việt Nam thì đều nhận thấy rằng, Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu trong trong khu vực trên lĩnh vực này. Hiện nay có tới gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân số. Một chuyên gia nước ngoài nhận định rằng Internet không chỉ phát triển rộng rãi ở Việt Nam mà “công nghệ 3G đang phổ cập tại đây, loại công nghệ mà không phải nước nào cũng có”.
Quản lý Internet là một phần trong quản lý báo chí nói chung. Công việc này không có bất cứ một quốc gai nào không thực hiện. Việc Nam cũng vậy. Sẽ không bao giờ có chuyện “tự do Inernet” ở Việt Nam như các nhà dân chủ nhân quyền phương Tây nói. Những kẻ nghĩ rằng với sự hỗ trợ của các đại gia dân chủ, nhân quyền Phương Tây họ sẽ được “cởi trói”, sử dụng Internet để tuyên truyền chống nhà nước nhất định sẽ thất vọng.
Truong Ton
0 comments:
Post a Comment