Nguyên Thạch (Danlambao) - Con chim, con chó... nói chung là con thú trước khi chết cũng còn biết cất lên tiếng đau thương. Con người trước khi lìa đời cũng vậy, nghĩa là trước khi chết người ta thường nói thật qua lời trăn trối. Hồ Chí Minh cũng không thoát khỏi "Thiên luật" đó, ngoài ra phút cuối cùng của cuộc đời, ông ta không muốn và cũng không thể nói dối nữa vì nhận thấy rằng gian dối thêm ở những giây phút cho cho cương vị Chủ tịch thì cũng chẳng là bao và cho dẫu có là bao thì nó cũng chẳng còn quan trọng trước khi người ta biết chắc chắn rằng người chết sẽ vĩnh viễn không còn sở hữu đang có và cũng chẳng được mang theo, nên tốt nhất là hãy có được giây phút thanh thản là trở về nguồn cội nơi mà ông đã được sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm: "Bác muốn nghe một câu hát Trung Quốc".
*
Con người ta lúc mới sinh òa tiếng khóc chào đời, đó là dấu hiệu để thể hiện một trong những sự thật khi con người chuẩn bị bước vào bể khổ trầm luân nơi mà Thượng Đế đã dàn dựng ra nhằm cho con người phải trải qua cuộc thử thách trong những tháng ngày hiện hữu ngắn ngủi trong cõi vô thường trước khi phải sa vào địa ngục đời đời hay được vào nơi hạnh phúc vĩnh hằng.
Giống như bao người khác, Hồ Chí Minh cũng vậy, tiếng khóc khi bước vào đời của ông là sự thật. Thời thơ ấu của cậu bé họ Nguyễn cũng chẳng có gì đặc biệt đáng ghi khắc bởi Hồ Chí Minh bé không phải là một thần đồng hay xuất sắc chi cho lắm.
Hồ Chí Minh tạm xem là trưởng thành khi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành xin được một việc làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouche-Tréville của Pháp để rời bến Nhà Rồng và đó được xem là một con tàu vận mệnh cho cuộc đời của Hồ Chí Minh. Tôi mạn phép mở một dấu ngoặc là nếu không có con tàu ấy thì cậu Nguyễn chưa chắc đã được đi ra nước ngoài để rồi có một ngày Nguyễn Ái Quốc vớ được "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin và khóc rống "Nó đây rồi".
Nói về Hồ Chí Minh thì đã có rất nhiều vị đã nói, trong đó có cả ta lẫn Tây. Viết về Hồ Chí Minh thì cũng vậy, nghĩa là cũng có đủ cả Tây lẫn ta. Hàng bao tài liệu, hình ảnh, sách báo, nghiên cứu, biên khảo, nhận định, bình luận... đầy dẫy trên hệ thống thông tin đầy tiện ích của nền tin học hiện đại hôm nay qua các báo đài, loa phát thanh, TV, các trang mạng lề đảng, lề dân, lề đường... đủ cả. Nhiều phóng viên, nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà bình luận, biên khảo... tất cả đều "nhất trí mỗi người một ý" nói, viết, đạp, chửi, ca ngợi, bưng bô, phê phán... theo góc nhìn và quan điểm cũng như mục đích của mỗi người, mỗi phe nhóm. Những dẫu là dưới góc độ nào, mục đích gì thì SỰ THẬT VẪN LÀ SỰ THẬT.
Ngạn ngữ của người Nga có nói: "Một nửa ổ bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật không phải là sự thật". Vậy mục đích của người viết hôm nay là nêu ra sự thật trong chuỗi đời sống cùng lịch sử hư ảo của Hồ Chí Minh.
Như đã nêu trên, tài liệu về nhân vật Hồ Chí Minh thì nhiều lắm, bạn đọc hay bất cứ ai muốn tìm hiểu về nhân vật này thì chỉ nhờ con chuột đi tra hỏi ông Google thì sẽ được ông trả lời gần như là đến nơi đến chốn.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo vấn đề Hồ Chí Minh từ:
- Các tác giả người Việt mà tôi trình ra đại khái như là những thí dụ: Minh Võ, Huỳnh Tâm, Đặng Chí Hùng, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần, Trần Gia Phụng... Mà trong số tác giả người Việt quan trọng và độc đáo nhất là Trần Dân Tiên người "lãnh tụ" độc nhất trên thế giái tự mình viết sử cho chính mình.
- Các tác giả người nước ngoài: Hoàng Tranh (Trung Quốc), Furuta Motoo (Nhật Bản), W. J. Duiker, Daniel Hémery, Jean Lacouture, David Hamberstam, Sophie Quinn Judge, Trương Vĩnh Kính (TQ), Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan)
Người viết mạn phép trích ra đây một đoạn từ báo Quân Đội Nhân Dân (Cơ quan của Quân ủy trung ương và Bộ quốc phòng)
"- Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người..."
Con chim, con chó... nói chung là con thú trước khi chết cũng còn biết cất lên những tiếng đau thương. Con người trước khi lìa đời cũng vậy, nghĩa là trước khi chết người ta thường nói thật qua lời trăn trối. Hồ Chí Minh cũng không thoát khỏi "Thiên luật" đó, ngoài ra phút cuối cùng của cuộc đời, ông ta không muốn và cũng không thể nói dối nữa vì nhận thấy rằng gian dối thêm ở những giây phút củng cố cho cương vị Chủ tịch thì cũng chẳng là bao và cho dẫu có là bao thì nó cũng chẳng còn quan trọng trước khi người ta biết chắc chắn rằng sẽ vĩnh viễn không còn sở hữu những gì đang có và cũng chẳng được mang theo, nên tốt nhất là hãy có được giây phút thanh thản là trở về nguồn cội nơi mà ông đã được sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm: "Bác muốn nghe một câu hát Trung Quốc".
Tại sao trước khi chết, Hồ Chí Minh lại thích nghe một bản nhạc Tàu thay vì là một bài nhạc Việt nếu ông ta thật sự là người Việt? Đây là một đặc điểm vô cùng quan trọng mà mọi người nên chú ý vì đó là cốt lõi của nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu. (*)
Sau biến cố đau thương 1975, sau 43 năm rời xa nơi chôn nhao cắt rún, người Việt tha hương giờ cũng đã già nua theo dòng thời gian, hầu hết không ai mong muốn trở lại quê xưa khi chế độ cộng sản bạo tàn vẫn còn ngự trị. Cho nên hoài vọng về chốn cũ với bao nỗi niềm nhung nhớ muốn được nhắm mắt ở nơi mình được sinh ra là tâm lý chung chung của những người luống tuổi gần đất xa trời.
Sự thật về ông Hồ thì vô số về cả dữ liệu lẫn những câu chuyện vẽ vời suy diễn truyền miệng trong dân gian với chiều hướng tốt thì ít mà ngày càng trở nên châm biếm thì nhiều.
- Chuyện ĐCSVN tôn vinh, thần thánh, thêu dệt huyền thoại về Hồ Chí Minh bằng tuyên truyền qua báo đài, loa phóng thanh, TV, các trang mạng điện tử là có thật.
- Ông Hồ ở trong hang hay về sau ở trong phủ Chủ tịch, thích hút thuốc Mỹ và chê Tam Đảo, Điên Biên... là có thật.
- Hồ Chí Minh thích chơi gái vị thành niên còn trinh, thích bú mồm các nữ thiếu nhi là có thật.
- Đảng khẳng định trước công chúng rằng bác Hồ độc thân, hy sinh cả cuộc đời vì nước (Tàu), vì dân là có thật.
- Hồ Chí Minh cho giết bạn gái sau khi chê chán, chối vợ, bỏ con là có thật.
- Hồ Chí Minh lau nước mắt khóc giả cho mấy trăm ngàn nạn nhân chết oan uổng qua cuộc Cải Cách Ruộng Đất là có thật.
- Hồ Chí Minh nướng hàng triệu thanh niên miền Bắc, ra lệnh Tổng tấn công nổi dậy vào dịp dân quân cán chính miền Nam ăn Tết cổ truyền và nhận lãnh hậu quả thất bại thê thảm là có thật.
- Hồ Chí Minh mượn tạm văn thơ của người khác để giữ làm của riêng mà không trả lại là có thật.
- Hồ Chí Minh viết chữ Việt như con... giun và có cung cách như âm Tàu là có thật.
Ngoài ra, bạn đọc và các còm sĩ thấy còn thiếu cái có thật nào để biểu hiện sự giả dối thì tác giả mời (more than welcome) bổ sung thoải mái.
Tóm lại, những sự có thật của ông Hồ và ĐCSVN là cốt chỉ để nói lên những thứ độc tài mụ mị của đảng, nêu lên cái gian xảo, ác độc, điếm đàng, bất chánh, tham danh và trịch thượng của Hồ Chí Minh là THẬT.
Căn cứ trên các dữ liệu khả tín và lô gíc nhất thì Hồ Chí Minh là một người Tàu. Thế thì câu hỏi được đặt ra cho toàn thể người Việt là tại sao dân tộc Việt Nam lại chấp nhận một "Cha già dân tộc" là người Tàu? Để rồi hệ quả của sự chấp nhận này là đất nước của người Việt phải nhận lãnh những chuỗi thê thảm về nhiều mặt của đời hôm nay với phận kiếp lưu vong và nô lệ.
Chú thích:
(*) Các Dư luận viên hay còm sĩ có thể giải thích thoải mái miễn không vi phạm nội quy của Dân Làm Báo.
0 comments:
Post a Comment