Stephen B. Young * Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch - Trận tấn công Tết là thời điểm thay đổi trong cuộc chiến Việt Nam cho chủ nghĩa quốc gia VN. Trước việc Bắc Việt chuyển đổi thành cộng sản bởi người Pháp vào năm 1954, các tỉnh miền Nam đã trở thành nơi trú ẩn cho người quốc gia không cộng sản, giống như các tiểu bang miền tây nước Đức là nơi trú ẩn cho người Đức không cộng sản và một nửa miền nam Đại Hàn là một nước an toàn cho người Đại Hàn quốc gia không sản.
Tại tân quốc gia Nam VN, với viện trợ của Mỹ, TT Ngô Đình Diệm đã xây dựng thành công một nước hoạt động không cộng sản. Đáp ứng lại tình trạng phục hồi này của người quốc gia, vào năm 1959, chế độ cộng sản Hà Nội quyết định phá hủy những gì đối thủ họ thực hiện. Sự xâm nhập của họ vào nội bộ Nam VN đã tạo nên những tiến triển đáng kể và mở ra điều mà giờ đây chúng ta gọi là cuộc chiến tranh của Mỹ tại VN. Thế nhưng họ thực hiện trận tấn công Tết đã mang những khuynh hướng khác nhau của chủ nghĩa miền nam lại với nhau.
Vào đầu tháng 3 năm 1968, ĐạI Sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông Ellsworth Bunker, phúc trình cho TT Lyndon B. Johnson về sự thay đổi đáng kể trong những người Miền Nam VN.
Thay vì tan rã, Quân Đội VN Cộng Hòa lại tăng trưởng – vào tháng 2, sau trận tấn công Tết, 10.084 người Nam VN tình nguyện nhập ngũ, so với 3.924 người vào tháng 2 năm trước. Có 10.600 tân binh trình diện thi hành quân dịch trong tháng này so với 4.006 người vào tháng 2 năm ngoái.
Chẳng những người mới được tuyển mộ đã ghi danh mà các cựu quân nhân cũng lưu ngũ và tăng cường. Trong số 155 tiểu đoàn thao diễn thường, có 118 được đánh giá là tác chiến hữu hiệu. Trên chiến trường, tập hợp Địa Phương Quân Miền Nam, vốn là những dân quân đóng đồn bót và bảo vệ hạ tầng cơ sở trọng yếu, đã có sức mạnh chiến đấu, với 99 trong số 123 người thuộc quân số đầy đủ hiện diện cho công tác. Các trung đội thuộc số dân quân khác, tức Nghĩa Quân, vốn bảo vệ làng thôn, trung bình có 29 người trong quân số đầy đủ 35 người, là một thay đổi không ngờ nữa. Số dân quân phòng vệ mới này được tham gia bởi 19.000 người tình nguyện tại 20 tỉnh.
TT Nam VN, ông Nguyễn Văn Thiệu, xúc tiến việc cung cấp thêm giới lãnh đạo mạnh mẽ. Ông thay thế những viên chức tham nhũng và kém năng lực cùng đích thân cầm đầu ủy ban phục hồi chịu trách nhiệm tái thiết hạ tầng cơ sở và các toà nhà bị phá hủy hay hư hại cùng tái định cư trên 500.000 người chạy trốn khỏi sự kiểm soát của cộng sản. Và ở những nơi khác trong lãnh vực chính trị quốc gia, các liên minh chính trị mới và bất ngờ đã hình thành để mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của Hà Nội.
Những nỗ lực xác quyết này của người quốc gia tiếp tục đạt được xung lực trong những năm tháng sau đó. Một chương trình phát triển và bình định mới, được đặt dưới sự lãnh đạo của làng xã, phần lớn đã đánh bại những người miền Nam theo Hà Nội trong Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng (còn được biết là Việt Cộng). Vào năm 1973, Mặt Trận này chỉ còn có 25.000 tay chiến đấu. Nam VN, trái lại, có 748.000 chiến sĩ, cùng với thêm hàng triệu công dân trong các đơn vị tự vệ được trang bị nhẹ. Người quốc gia kiểm soát 90% dân số Nam VN, mà 85% sinh sống tại những thôn làng an ninh.
Kinh tế Nam VN tăng trưởng liên tục. Các cuộc bầu cử được tổ chức tại tất cả các làng mạc và tỉnh thành, và nhiều lần cho Thượng Viện và Hạ Viện, mang lại sức mạnh trong nhiều lãnh vực rộng rãi của khung cảnh chính trị, mà không một ai nghiêm chỉnh đề nghị đầu hàng chế độ độc tài độc đảng của Hà Nội.
Sức mạnh quân đội đầy năng lực mới của Nam VN duy trì trong nhiều năm; trong trận tấn công mùa hè 1972, mà Hà Nội tung toàn bộ quân vào Nam để lợi dụng cuộc rút lui bộ binh Mỹ, Nam VN đã bảo vệ thành công vị trí của họ, chỉ cậy nhờ không yểm của Hoa Kỳ mà thôi.
Điều gì đã làm cho cuộc phản công này trước sự xâm lược của Cộng Sản được quá hữu hiệu? Đó không phải vì Nam VN bất ngờ khám phá ra niềm tự hào quốc gia vào tháng 3 năm 1968. Thật ra là họ đạt được trở lại truyền thống hàng ngàn năm của niềm tự hào chủng tộc.
Nói theo nghĩa đơn giản, quy tắc văn hóa căn bản cho nhiều người VN là sự lệ thuộc vào ý trời, vốn ban chủ nghĩa cá nhân cho mỗi người Việt, ban cho con người điều may rủi, và ấn định một nước chủ quyền cho họ. Điều này cũng không phù hợp cho chủ nghĩa cộng sản, vốn là thuộc Tây Phương trong những tiền đề về quyền lợi giai cấp và chính quyền làm chủ những phương tiện sản xuất.
Dĩ nhiên, các sử gia phần lớn đều chấp nhận khái niệm rằng giới lãnh đạo Bắc Việt ít nhất là quốc gia cũng như là cộng sản. Nhưng thực tế, sự hòa hợp đó có chủ tâm và giả tạo: Vào khoảng đầu năm 1945, các lãnh tụ đảng nhận ra rằng họ có thể không bao giờ qui tụ được người Việt dưới ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản, cho nên đã dùng chiến thuật làm việc qua một mặt trận giả vờ như là không cộng sản, là một đường lối mà Xô Viết đã đề xướng cho cuộc tranh đấu vào những năm 1920 chống lại chủ nghĩa phong kiến ở Trung Hoa, và sau đó chống lại chủ nghĩa phát xít toàn cầu.
Sự kết hợp giữa những người cộng sản và quốc gia luôn luôn tế nhị, chính xác là do người cộng sản nhận biết tính xung khắc của họ. Vào năm 1945, cộng sản loại ra ngoài vòng pháp luật hai đảng phái quốc gia, và sát hại người sáng lập của một trong hai đảng đó. Hai năm sau, họ sát hại Đức Huỳnh Phú Sổ, người thanh niên có sức thu hút đặc biệt, đã sáng lập ra đạo Hòa Hảo của người quốc gia tại vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1939.
Vào khoảng cuối năm 1960, kế hoạch 10 điểm được Bắc Việt đề nghị cho việc thành lập Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng đã không có một điều nào đề cập tới chủ nghĩa cộng sản như là tương lai cho Nam VN. Thay vì vậy, kế hoạch đó dựa nhiều vào tinh thần chống Mỹ và lật đổ chế độ Sài Gòn mà nó cho là đang chơi trò chủ nghĩa quốc gia truyền thống và thiếu đức tính giá trị của người Việt.
Thế nên, vào năm 1968, khi người Nam VN bình thường xem là sự thất bại quân sự của cộng sản trong trận tấn công Tết, sự thất bại của những đồng bào theo ủng hộ Hà Nội, và là sự thành công của lực lượng Nam VN trong cuộc phản công, thì nhiều người kết luận rằng trời đã thay đổi trào lưu vận mệnh cho con đường của họ.
Hiển nhiên, ngay cả tinh thần quốc gia hồi sinh không thôi cũng chưa đủ đánh bại sự xâm lăng của Bắc Việt. Vào năm 1975, Hà Nội chinh phục Sài Gòn, sau khi người Mỹ rút lui lực lượng và kế đó, chỉ vài năm thôi, rút nhiều viện trợ tài chánh và quân sự của họ.
Nhưng cũng quan trọng để hiểu rằng động cơ người Mỹ rút lui phần lớn là sự hiểu lầm về chủ nghĩa quốc gia của người Việt bởi phong trào phản chiến, vốn xuất phát để chi phối tư duy của người Mỹ về chiến tranh. Trong khi có những người Mỹ tiến bộ thật sự ủng hộ ảo tưởng cộng sản của Hồ Chí Minh, phong trào này nhìn chung đã xem ông ta trước tiên như là một người quốc gia, tranh đấu cho đất nước ông ta chống lại thực dân và đế quốc.
Đúng là họ Hồ tranh đấu cho sự độc lập từ Pháp, và sau đó chống lại Mỹ cho một nước VN độc lập thống nhất. Trong ý nghĩa hạn hẹp đó, ông ta thực sự đã đào sâu vào nguyện vọng của người Việt cho một nền tự trị văn hóa. Thế nhưng đòi hỏi hạn hẹp cho nền độc lập đó không làm cho ông ta trở thành người quốc gia được, nhất là theo truyền thống Việt. Họ Hồ muốn sự độc lập cho một đất nước phải được cai quản trong nền văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị bởi đảng của ông ta không thôi.
Ngoại trừ sự ngẫu nhiên nhỏ vốn tìm thấy sự cai trị của Pháp có thể chấp nhận được - như một số người Công Giáo, một số nhà trí thức nói tiếng Pháp và một số gia đình giàu có - hầu hết mọi người VN đều mong muốn độc lập không có chủ nghĩa cộng sản. Nếu người Mỹ hiểu được điều này, họ có thể hiểu rõ hơn những gì đã thúc đẩy Nam VN, và không xúc tiến quá nhanh để bỏ rơi họ chỉ khi họ đang kết hợp lại cho một lực lượng thống nhất, được động viên về chính trị và quân sự.
0 comments:
Post a Comment