Bánh vẽ có hình trông như thật, nhưng thực tế chỉ là chiếc bánh vẽ
trên giấy, chẳng bao giờ ăn được cho đỡ đói. Hồ Chí Minh đã từng là anh
Thợ Vẽ Nguyễn Ái Quốc kỳ tài, khi tìm được bức cẩm nang thần kỳ Mác-Lê
đã dụ được Đảng viên Cộng sản Chế Lan Viên tin tưởng mê say đi làm cách
mạng mùa thu để “tìm cái nầy”, dù cả hai không biết “cái nầy” là cái gì?
Trong một buổi họp nội bộ về cuộc “Chiến tranh chống Mỹ cứu nước”, chính Chế Lan Viên nghe Tổng Bí Thư Lê Duẩn phát biểu “Ta
đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội
chủ nghĩa và cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng
ta!”. Nói chung, nhiều bài thơ của Chế Lan Viên đi sát một cách
tuyệt vời các đường lối và chính sách của Đảng.(...) cả câu thơ ca ngợi
hai lãnh tụ vĩ đại: “Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao!” (Trích Đêm Giữa Ban Ngày của tác giả Vũ Thư Hiên, trang 422 và 423)
Cho nên trong văn thơ thời đi “tìm cái nầy”, sau Tố Hữu là Chế Lan Viên từng làm nhiều tập thơ ca tụng Bác Hồ đến độ có bài mà người thế gian gọi là “Thơ Nâng Bi”
Chế Lan Viên và Thơ Nâng Bi
“Từ có Bác cuộc đời chợt sáng
Bát cơm no ngày tám tháng ba
Cơm thơm ăn với cá kho
Công đức Bác Hồ bản nhớ nghìn năm...”
Nhà thơ Việt Minh Chế Lan Viên cả đời trai trẻ với lý tưởng “lên đường
tranh đấu” diệt quân thù, đến năm 1975 chiến thắng, Giải Phóng Miền Nam,
vào Sài Gòn mới giật mình trước cảnh trù phú trong khi miền Bắc đói
rách tả tơi mới biết “Công đức Bác Hồ” là treo chiếc Bánh Vẽ “Bát cơm
no” trước mắt cho “Bộ đội Cụ Hồ” tăng sinh lực mà vượt Trường Sơn vào
Nam...
Năm Giáp Ngọ xin thêm một chút lịch sử về Con Ngựa của anh thợ Vẽ “Bát cơm no”. Nó như hình ảnh bó cỏ non che trước bờm ngựa trong “Đường Đi Không Đến”
của nhà văn hồi chánh Xuân Vũ: Con ngựa bị che mắt hai bên để chỉ nhìn
về trước mặt mà gắng lao về trước theo một lối đi dành sẵn. Chú ngựa gầy
kéo xe dù mang nặng trên vai hành khách trên xe nhưng vẫn rướn tới để
đớp lấy bó cỏ non phất phơ trước mặt và không bao giờ ngoạm đến, y như
hình ảnh con Ngựa đang kéo xe Thổ mộ đầy hành khách, thúng gánh thời Sài
Gòn còn là Hòn Ngọc Viễn Đông
Nên trong tập thơ Di Cảo cuối đời, nhà thơ Chế Lan Viên có bài thơ “Bánh Vẽ” diễn tả tài tình chiêu bài nói lấy có, nói lấy được, nói phét, nói láo của Bác và Đảng lãnh đạo đất nước mà Đảng viên “Biết” nhưng vẫn phải “Nhai ngồm ngoàm...”
Bánh Vẽ
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...
Chế Lan Viên (1920-1989)
Thế giới UPR lại được mời ăn Bánh Vẽ
Chế Lan Viên
từ trần năm 1989, chiếc Bánh Vẽ lịch sử được công bố năm 1991, cùng năm
cờ Búa Liềm Mác-Lê trên điện Cẩm Linh Mạc Tư Khoa bị hạ. Vậy mà trên hai
mươi năm sau, thế giới vẫn còn được mời ăn Bánh Vẽ tiếp tục!
Ngày 5 tháng 2 năm 2014 tiệc vui mở tại thủ đô Geneve Thụy Sĩ, gồm 206
quốc gia đến tham dự Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có phiên Kiểm
định Định kỳ Phổ quát lần thứ 18 --Universal Periodic Review18 (UPR18) -
để nghe Việt Nam trình bày thành tích Nhân Quyền từ năm 2009, mà ai
thấy hình ảnh dưới đây và nghe Việt Nam Nói; rõ ràng thế giới đã được
mời ăn Bánh Vẽ khổng lồ!
Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân
quyền Việt Nam tại LHQ gọi tắt là UPR diễn ra tại Geneva hôm 5 tháng 2
vừa qua có vẻ đã gây chú ý cho dư luận ở hải ngoại khá nhiều.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:
- Ngày 2/2 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh vừa tham gia phiên “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” đầu tiên trong
năm 2014 trên Truyền hình Việt Nam.
- Ngày 3/2, trả lời phỏng vấn trên BBC Luân Đôn, Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Bình Minh phát họa hình chiếc “Bánh vẽ” khổng lồ mà người Việt Nam
đều biết là thế giới vẫn bị mời ăn: Theo ông Phạm Bình Minh, trong số
123 khuyến nghị mà các nước đưa ra cho Việt Nam trong phiên Kiểm điểm
Định kỳ đầu tiên năm 2009, "Việt Nam đáp ứng hầu hết (trên 80%)"!
Khi được hỏi về các chỉ trích đối với Hà Nội về nhân quyền, ông Phạm Bình Minh khẳng định: "Qua 30 năm đổi mới, quyền con người ở Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng được bảo đảm".
Ông phó thủ tướng dẫn ra một thí dụ là tốc độ phát triển internet ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới và "người dân sử dụng internet ở Việt Nam trên mức bình quân của thế giới". Ông cũng nói Việt Nam là một trong số ít nước thực hiện được các mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ trước thời hạn.
"... dù có làm tốt đến bao nhiêu thì vẫn luôn luôn có những thế lực
tìm cách để chỉ trích chúng ta về quyền con người vì những mục tiêu khác
nhau."
Trước phiên UPR, Việt Nam đã công bố báo cáo 20 trang về chuyện tình
hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện với số lượng cơ quan báo chí
tăng so với hồi năm 2009, các quyền con người được đảm bảo về luật pháp
và trong thực tiễn.
Một trong những bằng chứng về chuyện người dân được tham gia đóng góp ý
kiến đối với mọi vấn đề hệ trọng của đất nước là chuyện có tới 26 triệu
lượt đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến Pháp.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Hà Kim Ngọc, lãnh đạo phái đoàn đi phó hội UPR:
Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh đã nói thế, Thứ Trưởng Ngoại Giao
phải nói theo thuộc lòng như con Vẹt. Ngoài việc mời LHQ ăn cái Bánh Vẽ
20 trang khổng lồ y như ông “Xếp”, cuối cùng Hà Kim Ngọc còn lập lại về
sự tôn trọng nhân quyền có nêu con số để làm chứng hẳn hòi:
“Người dân được tham gia đóng góp ý kiến đối với mọi vấn đề hệ trọng
của đất nước, là chuyện có tới 26 triệu lượt đóng góp ý kiến cho quá
trình sửa đổi Hiến Pháp. (Và nhấn mạnh): Bằng chứng là vừa qua, Quốc Hội nước Việt Nam đã thông qua bản sửa đổi Hiến pháp mới với 496 phiếu/498 phiếu thuận...”
Thật là chiếc Bánh Vẽ “hoành tráng” “Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc”!
(Lời của Phạm Bình Minh). Trên 200 Quốc Gia tham dự UPR không nước nào
dân chủ bằng, nhất là Anh, Mỹ, Pháp, Úc, Nhật v.v. càng thua xa tỉ số
phiếu thuận, không nước nào Vẽ được gần 100% như vậy. Họ chỉ được 70% là
đứt hơi! Quốc gia nào có đọc trước 20 trang báo cáo họ chỉ cười thầm,
biết chỉ là con số lừa phỉnh dân trong nước hay trên giấy tờ với thế
giới thôi.
Nhưng khi nghe công khai trước LHQ, họ cười ầm kinh ngạc. Còn người Việt
Nam thì vừa cười vừa Nhục cho khối óc người đồng hương bị đứt mất dây
thần kinh biết hổ thẹn!
Nhân chứng Nói và Làm
Phái đoàn do Thứ Trưởng Ngoại Giao Hà Kim Ngọc dẫn tới UPR gồm nhiều thợ
Vẽ. Xin chỉ ghi nguyên nét Vẽ của thợ Vẽ Bộ Công An vì sẽ có ba nhân
chứng cho biết rõ về việc Nói và Làm trái ngược của Việt Nam XHCN.
Đại diện Bộ Công An Việt Nam trả lời về việc giam giữ tội phạm an ninh quốc gia:
“Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ các tội phạm an ninh quốc gia nằm
trong các điều luật của Bộ luật Hình sự, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế,
như các điều 19, 22 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính
trị (ICCPR).
Việt Nam tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp. VN khuyến
khích người dân tham gia góp ý, phê phán, phản biện các chính sách quốc
gia.
Việt Nam áp dụng các giới hạn để đảm bảo trật tự an toàn an ninh xã hội, phù hợp với điều 29 ICCPR.
Chính phủ Việt Nam đảm bảo các điều kiện sinh sống của phạm nhân.
Phạm nhân được quyền nhận thư từ, thức ăn từ người thân, được nhắn tin
gửi thư cho gia đình.” (Hết)
Bởi ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói “các quyền con người được đảm bảo về luật pháp và trong thực tiễn.”,
nên bài nầy chúng tôi cũng chỉ nêu lên ba nhân chứng có tiếng nói mới
nhất liên quan đến luật pháp thôi, để thấy giữa Nói và Làm từ Hiến Pháp
1946 cho tới HP 2013 cũng chỉ là cái Bánh Vẽ nhiều kiểu trên giấy mà thôi.
I. Luật sư Hà Huy Sơn về Hiến Pháp 2013 và Bộ Luật Hình Sự
Tham dự buổi Hội thảo về Trách nhiệm của Việt Nam trong Vai trò Thành
viên Hội đồng Nhân quyền LHQ UPR, Luật sư Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn
của đài BBC ngày 04/02/2013:
“Theo thực tế của Việt Nam thì Hiến pháp mới năm 2013 cho rằng quyền
lực nhà nước là thống nhất, kể như lập pháp, tư pháp và hành pháp không
độc lập. Do đó các ý kiến của luật sư và người bị bắt không được xem xét
khách quan và tòa khó có cơ sở độc lập với các bị cáo.”
Khi cướp chính quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945 HCM đọc Tuyên ngôn Độc
Lập, mượn lời của Hiến Pháp Mỹ và Pháp, là hai HP văn minh với ba quyền
phân lập để được thế giới tin tưởng rằng vì vậy nên được dân bầu lên
ngôi Vua.
Lên ngôi rồi thì một năm sau, Quốc Hội I Vẽ ra Hiến Pháp 1946 cho tới QH
XIII thêm họa lá cành ra HP 2013 cũng với ba quyền lập pháp, tư pháp và
hành pháp không độc lập, tức ba quyền nầy phải dưới quyền điều khiển
của Đảng Cộng Sản. Khi HP do Đảng trị độc quyền như vậy, Luật sư Hà Huy
Sơn nói do đó ảnh hưởng tới Bộ Luật Hình Sự.
Xin nhắc qua, Luật sư Hà Huy Sơn nổi tiếng trong việc bào chữa cho hai
sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên (vẽ biểu ngữ chống “Tàu khựa”) và
Đinh Nguyên Kha tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An ngày 16/05/2013.
LS Hà Huy Sơn sau đó gởi kháng cáo, cho rằng: “Không có một chứng nào
được đưa ra xem xét để buộc tội Nguyễn Phương Uyên có hành vi chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đề nghị Tòa phúc thẩm tại
thành phố Hồ Chí Minh và Tòa án nhân dân tối cao xem xét tuyên hủy bản
án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với Nguyễn Phương Uyên”.
Nhắc sơ như vậy để độc giả dễ theo dõi khi nghe LS Hà Huy Sơn nói về
những khó khăn khi đại diện cho những thân chủ trước tòa khi bị xử theo
các điều luật 79 và 88 trong Bộ Luật Hình Sự (BLHS) tại Việt Nam.
“Vai trò luật sư của tôi là rất hạn chế. Điều 79 và 88 hạn chế quyền
bảo vệ cho người bị bắt. Không có ai tôi đại diện pháp l ý được tuyên
vô tội. Một số trường hợp được trả tự do ngay tại tòa nhưng vẫn chịu án
tù treo hoặc bị quản chế, hoặc bị tước đoạt một số quyền công dân.”
“Hiến pháp mới năm 2013 cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, kể
như lập pháp, tư pháp và hành pháp không độc lập. Do đó các ý kiến của
luật sư và người bị bắt không được xem xét khách quan và tòa khó có cơ
sở độc lập với các bị cáo.” Luật sư Hà Huy Sơn (nguyên văn)
Hiến Pháp giúp Vẽ Bộ Luật Hình Sự với những điều luật “mờ mờ ảo ảo”
Luật sư Hà Huy Sơn: “Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể
và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định ranh giới đâu là quyền
của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm. Vì thực tế như thế nên
các cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng hai điều này chủ quan và tùy
tiện. Hai điều này hạn chế quyền công dân do chính Hiến Pháp Việt Nam
qui định.”
- Luật sư Sơn cũng bình luận về việc hạn chế theo dõi phiên tòa xử những thân chủ của ông. “Đối
với các phiên tòa xét xử tội 79 và 88 nói xét xử là công khai nhưng
thực tế là xét xử kín và người thân trong nhiều trường hợp không được dự
phiên tòa.Tại các phiên tòa các ý kiến bị cáo và luật sư không được hội
đồng xét xử thường không chú ý quan điểm của họ và thường đồng tình với
quan điểm của Viện Kiểm sát,”
- Luật sư Hà Huy Sơn cũng mô tả về điều ông gọi là “không thực hiện
được đầy đủ được quyền luật sư qui định theo pháp luật: Đôi khi tôi bị
bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có
nhận các cuộc điện thoại tin nhắn đe dọa.”
“Tôi không thể xác minh được thủ phạm là ai và không có chứng cứ để
trình báo cơ quan nhà nước bảo vệ mình.Khi bảo vệ những bị cáo bắt vì
điều 79 và 88 thì tôi bị xã hội xa lánh vì khi tiếp xúc với các luật sư
như chúng tôi thì họ sợ bị ảnh hưởng.
“Những người có quyền lợi từ bộ máy nhà nước và các khách hàng có nhu
cầu về tư vấn pháp luật cũng e ngại vì nếu tôi làm luật sư thì họ sẽ
không được đối xử công bằng.”
II. Nhân chứng Phạm Chí Dũng, cựu Đảng viên Cộng Sản vừa bỏ Đảng
Cùng được UPR mời dự như LS Hà Huy Sơn, nhưng ngày 1/2/14 tức Mồng Một
Tết Giáp Ngọ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đến phi trường Tân Sơn Nhất
để lên chuyến bay vào lúc gần 9 giờ tối đi Geneva quá cảnh Bangkok thì
khi làm thủ tục, ông Phạm Chí Dũng được thông báo ông không được xuất
cảnh "theo đề nghị của Công An TP HCM".
Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC là có thể một thế lực trong
nội bộ đảng và ngành an ninh vốn không muốn Việt Nam "gần gũi với phương
Tây" và không muốn Việt Nam ký hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP) đã ngăn cản ông xuất cảnh đi Thụy Sĩ hôm 01/2/2014 để dự một hội
nghị về nhân quyền.
Trao đổi với BBC hôm 02/2 từ Sài Gòn, ông Phạm Chí Dũng nói việc ông bị
cấm xuất cảnh cho thấy lực lượng này không chỉ quan ngại mà hết sức lo
ngại trước giới hoạt động, tranh đấu vì tự do và nhân quyền ôn hòa ở
trong nước. Lực lượng này theo ông Dũng có thể bị rơi vào một hội chứng "tự tưởng tượng" quá mức về các "nguy cơ" về an ninh quốc gia bị xâm phạm, do đó đã tự "lập ra các kịch bản" hoạt động của những đối tượng mà họ nhắm mục tiêu.
Tiến sĩ Dũng nói có thể có một bản danh sách của các cơ quan an
ninh đưa "40 đối tượng" vào tầm ngắm và mở rộng hơn có một danh sách bao
gồm tới "2000 người" bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh.
Hôm mùng 3 Tết Nguyên đán, Tiến sĩ Dũng cũng nói với BBC ông đã đang
thực hiện các động thái khiếu nại về quyền công dân và quyền đi lại của
ông bị xâm phạm và sẽ gửi tới chính quyền, cũng như phản ánh tới các cơ
quan, tổ chức quan tâm nhân quyền, đoàn ngoại giao trong và ngoài nước,
kể cả Hội đồng Nhân quyền LHQ.
III. Cựu Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển bị Công an vây bắt ngày 9.2
Công an bao vây nhà
ông Nguyễn Bắc Truyển ngày 9 tháng 2, 2014 |
RFA: Ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm bị tù ba năm
rưỡi về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 bộ luật tố
tụng hình sự khi tham gia “Đảng dân chủ nhân dân”, rải truyền đơn, biểu
tình vào dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC năm 2006.
Sau khi mãn hạn tù ông liên tục bị chính quyền theo dõi, sách nhiễu
và tìm mọi cách ngăn cản ông trong các sinh hoạt bình thường của một
công dân sau khi mãn án. Trường hợp mới nhất xảy ra vào sáng hôm nay
theo lời ông kể trước khi bị bắt:
NBT: Vào lúc 10 giờ sáng hôm nay thì công an ấp Hưng Nhơn, xã
Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tới nhà yêu cầu tôi ra đồn
công an. Họ bố trí công an vào nhà tôi rất đông con đường vào nhà tôi bị
chận lại. Những người đồng đạo Phật giáo Hòa hảo cũng như những người
thân thuộc của mình tới hỗ trợ thì bị họ chặn lại bên ngoài hết và không
cho ai vào nhà.
RFA: Cách đây gần ba tháng ông Nguyễn Bắc Truyển về huyện Lấp
Vò tỉnh Đồng Tháp để chuẩn bị cưới vợ là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo,
từ đó công an tiếp tục có hành vi sách nhiễu ông và gia đình bên vợ.
NBT: Trong thời gian qua gia đình vợ tôi là một gia đình Phật
giáo Hòa Hảo do đó thường xuyên bị sách nhiễu kỳ thị bởi chính quyền địa
phương ở đây. Khi tôi về sinh sống ở đây được ba tháng thì họ bao vây
họ cho công an mặc thường phục bao vây chung quanh nhà, những nhà chung
quanh họ đều đặt các chốt gác hết.
RFA: Khi được hỏi ông đã hết thời gian quản chế hay chưa ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết:
NBT: Tôi bị quản chế hai năm sau khi rời nhà tù thì họ tự ý tăng
thêm ba tháng nữa có nghĩa là hai năm ba tháng. Bây giờ đã hết quản chế
rồi thì họ không có lý do gì cản trở việc tôi cư trú tại đại phương.
Hiến pháp 1992 và HP 2013 đã quy định quyền tự do đi lại của công dân do
đó tất cả luật pháp và văn bản dưới luật yêu cầu công dân phải lập hộ
khẩu, phải đăng ký tạm trú tạm vắng là sai và vi phạm hiến pháp và tôi
đã phản đối, đấu tranh việc này đã mấy năm nay rồi.
RFA: Vào lúc 4 giờ 30 phút công an đã phá cửa xông vào nhà ông
Truyển và bắt ông đi giữa sự chứng kiến của gia đình và đồng đạo bất kể
luật pháp quy định việc bắt người phải có trát của tòa án. Một đồng đạo
Phật giáo Hòa Hảo sống gần với gia đình cho chúng tôi biết:
Người dân: “Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều nay trên đường ra nhà con
tôi thì tôi thấy vợ chồng Bắc Truyển bị áp tải bằng xe Honda tới xe bít
bùng của công an và xe bít bùng đã chở đi mất tới giờ này không biết đi
đâu.”
RFA: Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển nếu có thêm tin tức tiếp thêm.
Mặc Lâm tường trình từ Bangkok, Thái Lan (Hết)
Các
Cựu Tù, Các Nhà Dân Chủ từ khắp mọi miền đất nước tập trung về Đồng
Tháp đấu tranh đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay tức khắc và vô
điều kiện cho cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển. Sau chiến thắng,
mọi người tề tựu về Quang Minh Tự An Giang để tạ ơn Trời Phật và Hồn
Thiêng Sông Núi đã bảo vệ đứa con yêu của dân tộc.
Kết luận:
Cần đọc lại bài thơ “Bánh Vẽ” của cố Đảng viên nhà thơ Chế Lan Viên mới
thấy rõ trên 200 Quốc Gia UPR bị lừa phỉnh ăn Bánh Vẽ thần kỳ và lý do
của những Đảng viên cao cấp CSVN đương thời phải mời Quốc Tế bằng Bánh
Vẽ, tuy:
“Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ”, nhưng vẫn “Cầm lên nhấm
nháp” vì sợ nếu anh từ chối “Chúng sẽ bảo anh phá rối” sợ “Bảo anh không
còn có khả năng nhai” mà:
“đưa anh từ nay ra khỏi tiệc..
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn (...)
Nhai ngồm ngoàm...
Nhưng xin mọi người “gầm” lên cho thực khách UPR ăn Bánh Vẽ hiểu rằng:
Cộng Sản Việt Nam rất muốn ký Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương (TPP)
“Chỉ vì tiền mà tô màu Bánh Vẽ Nhân Quyền thật lộng lẫy.
0 comments:
Post a Comment