TRÍ THỨC VIỆT NAM TẠI PHÁP, ÔNG LÀ AI ?
Hứa Vạng Thọ
(Bài trích từ Nguyệt San Sự Thật số 1 Tháng 1.1995 tr.17, tr.18)
Thông thường, người trí thức là một người có nhiều sự hiểu biết sâu rộng và nhận định đúng đắn. Nhưng từ nhận định đến hành động, hay bày tỏ thái độ còn có một khoảng cách lớn. Người trí thức có thể là một kẻ tiểu nhân, hay là một người quân tử. Do đó chúng ta không thể nào quơ đũa cả nắm, phê phán tập thể trí thức như Mao trạch Đông, đứng trên lập trường tranh đấu giai cấp của chủ nghĩa cộng sản, đã từng mạt sát trí thức như cục phân.
Trong
lịch sử nhân loại, không có một quốc gia hay một dân tộc nào có thể tồn
tại đến ngày nay nếu không có những người trí thức lãnh đạo. Nếu không
nhờ họ thì không có chữ viết, mà không có chữ viết thì làm sao truyền
được các sự hiểu biết cho các thế hệ sau để sinh tồn ?
Đối
với các nước kém mở mang như Việt Nam chẳng hạn, hồi thời còn bị thực
dân Pháp đô hộ, người dân ngu khu đen rất kính phục và tin tưởng những
người có bằng cấp cao, và tôn sùng những người này như những nhà bác học
( hay gọi theo dân miền Nam là những nhà bác vật, như ông bác vật Xường
tại Nam kỳ lục tỉnh trước đây ).
Phần
đông các bà và các cô thì y như rằng « Phi cao đẳng bất thành phu phụ
». Điều đó cũng dể hiểu, khi xã hội còn chậm tiến, người có bằng Đại học
rất hiếm, nên rất được đời trọng vọng, chẳng bằng như thời buổi này bên
Pháp, bác sĩ lãnh lương SMIC (Salaire minimum interprofessionnel de
croissance) là thường, nên đôi khi phải bỏ nghề, chuyển sang buôn bán
làm ăn chuyện khác.
Nói một cách bình dân :
Nhất sỉ, nhì nông
Hết gạo chạy rong
Nhất nông, nhì sỉ.
Hết gạo chạy rong
Nhất nông, nhì sỉ.
Kiếm ăn trước cái đã, trí thức cũng bỏ qua một bên.
Tuy
vậy, tại Pháp hiện nay, nhiều người Việt học rất giỏi, đổ bằng cấp cao,
có địa vị trong xã hội và sống giàu có. Có thể tạm coi họ là những trí
thức Việt Nam tại Pháp. Dù muốn hay không, sự giáo dục của Pháp cũng đào
tạo cho họ có nhiều kiến thức tổng quát hơn là giáo dục của Mỹ chỉ chú
trọng đến phần chuyên nghiệp.
Tùy
theo thời điểm định cư tại Pháp của gia đình họ, có thể liệt kê họ vào 3
thành phần có liên quan đến những biến chuyển của lịch sử Việt Nam.
- a/- Những người ở Pháp trước năm 1945 :
Phần
đông thuộc gia đình có gốc là lính thợ, vì ông cha họ đã bị bắt đi lính
cho mẫu quốc như Hiệp Hội Cử Tri Gốc Châu Á, đã viết trong tờ truyền
đơn (song ngữ) ngày 10/10/94 như sau : «Ông cha chúng ta đã hiến dâng
và hy sinh rất nhiều trong Đệ Nhị Thế Chiến cho công cuộc giải phóng
nước Pháp».
Thành
phần này thường ủng hộ CSVN vì dễ bị quyến dụ qua chiêu bài tình tự dân
tộc. Nếu không thì họ hoàn toàn mất gốc Việt, vì không còn nói được
tiếng Việt cũng như không còn liên hệ gia đình ở Việt Nam.
- b/- Những người đến Pháp trong giai đoạn 1945 đến 1975 :
Họ
thuộc thành phần gia đình giàu có thân Pháp, hoặc có công trận với Pháp
nên được sang Pháp du học, hoặc tìm cớ trốn lính, hay được định cư tại
Pháp sau hiệp định Genève 1954. Họ không thích Hà Nội nhưng có mặc cảm
thua kém (hay mặc cảm tội lỗi vì đã cộng tác với Pháp ?) đối với CSVN.
Ngoài
ra một số khác, dù được học bổng của miền Nam trước đây, để tự dối
lương tâm vì muốn sung sướng cá nhân, nên quay ra chống chiến tranh VN,
để được ở lại Pháp sau khi tốt nghiệp.
Điều chắc là họ không ưa Mỹ bởi họ bị ảnh hưởng của Pháp và vì Pháp chống Mỹ.
Ngay
như Đại Tướng De Gaulle, sau khi giải phóng nước Pháp khỏi ách của Đức
Quốc Xã, chính ông đã không chấp nhận cho nước Pháp gia nhập Minh Ước
Bắc Đại Tây Dương dưới quyền chỉ huy của Mỹ, và cũng chính ông đã yêu
cầu Mỹ rút quân khỏi Việt Nam trong bài diễn văn đọc tại Phnom-Penh (Cam
Bốt) năm 1966.
Ngoài ra trí thức Pháp phần đông chống Mỹ, do đó muốn có nhãn hiệu trí thức thì phải chống Mỹ, chống chiến tranh Việt Nam.
Trí
thức Việt Nam thuộc thế hệ này thường cuốn theo chiều gió của Pháp nên
số phận của họ cũng hẩm hiu như những chiếc lá vàng rơi.
Khi Pháp chủ trương giải pháp Trung Lập 3 thành phần, thì họ cũng hùa nhau lập thành phần thứ 3.
Hiện
nay, Pháp muốn đặt đầu cầu thị trường Đông Nam Á ở tại VN thì họ cũng
hô hào tái thiết xây dựng và cứu trợ nhân đạo ở Việt Nam. Do địa vị của
họ trong xã hội Pháp, nên họ có lợi điểm và ưu thế để giao du với các
chức sắc của Pháp nên mọi hoạt động của họ đặt nặng vấn đề phô trương và
lấy điểm đối với chánh quyền Pháp, hơn là đi xây dựng cơ sở trong cộng
đồng Việt Nam. Trong khi đó thì CSVN chỉ cần đưa cán bộ quyến dụ các bà
vợ của các ông ấy về thăm Việt Nam, thì uy tín của các ông ấy cũng chẳng
còn gì.
Họ
vênh váo bộ mặt trí thức lãnh đạo, nhân danh lãnh tụ tuyên bố một cách
bất nhất, coi trọng người Pháp và khi dễ người đồng hương :
Người ngoài coi bẵng như trời
Người mình coi vẫn như gai cạnh mình (Hải ngoại huyết thư – Phan bội Châu).
Người mình coi vẫn như gai cạnh mình (Hải ngoại huyết thư – Phan bội Châu).
Số người còn lại, dù trước đây, đã ăn cơm quốc gia nhưng nay thì thờ ma cộng sản vì có tương lai hơn.
- c/- Những người tỵ nạn cộng sản sau ngày mất nước 1975:
Phần
đông thuộc lứa tuổi trung niên, ít có liên hệ với Pháp, đã từng biết
qua các chế độ miền Nam, và sự tham chiến của Mỹ. Họ chống CSVN triệt để
trong sự phẫn nộ và cô đơn vì cảm thấy thế giới tự do nhất là Mỹ, và
những người lãnh đạo như Thiệu Kỳ đã phản bội họ và bỏ chạy một cách hèn
hạ.
Rất ít người còn hăng say tranh đấu, một phần vì chán nản, một phần vì nặng sinh kế gia đình.
Còn
thế hệ trẻ thì bị CSVN đưa vào mê hồn trận cho rằng họ không dính líu
đến chiến tranh vừa qua, không có quá khứ, chỉ nên chú trọng đến khả
năng chuyên môn hầu xây dựng đất nước mai sau vì không còn chủ nghĩa
cộng sản nữa. Để tự nâng giá trị mình lên, họ chê bai tất cả những người
nào có liên hệ đến Miền Nam trước đây.
Thật
ra những trí thức trẻ ngày hôm nay lo xây dựng sự nghiệp cho mình nhiều
hơn là nghĩ đến dân tộc đất nước. Khi còn độc thân thì còn hăng say
tranh đấu, nhưng có vợ con rồi thì lặn luôn hoặc hụ hợ chút đỉnh nhân
dịp ngày Tết hoặc ngày Trung Thu. Vã lại, họ sợ nếu chống CSVN ra mặt,
nếu chẳng may công ty Pháp hay ngoại quốc gởi trả họ về VN thì làm sao
đây ?
Trước việc thì họ chỉ ngồi ngó thành bại,
Sau việc thì họ lựa sóng theo chiều. (Ngục Trung Thư – Phan bội Châu).
Sau việc thì họ lựa sóng theo chiều. (Ngục Trung Thư – Phan bội Châu).
Nhiều
kẻ lãnh đạo trẻ đã biết làm chánh trị kiểu thời cơ chủ nghĩa. Họ vênh
váo tự đắc, tưởng rằng có bằng kinh bang tế thế thì có thể được CSVN
chiêu hiền đải sĩ. Các hội chuyên gia phô trương ầm ỉ kế hoạch cứu nước
và dựng nước. Chưa đuổi được CS – nguyên nhân của sự nghèo đói, mà đã
tính kế hoạch này nọ, phải chăng là mua mây bán gió?
Nhiều
người khác thì lo cứu đói, làm việc từ thiện giúp Hà Nội, nói trắng ra
là hoạt động kiểu áp phe từ thiện (Charité Business) như các hội đoàn
Tây Phương. Quyên được mười quan thì chỉ còn hai quan là đến tay người
thụ hưởng sau khi trừ các chi phí điều hành.
Có
kẻ, vì đã đầu hàng CS trong tư tưởng, thề không tranh đấu vì đó là làm
chánh trị (nhưng nếu không phải tị nạn chánh trị thì là gì đây ?) nên
quay ra lập hội làm thơ văn. Tối ngày cứ than thở khóc thương Huế, Hà
Nội, Đà Lạt v.v….
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ
Bát cổ văn chương thụy mộng trung (Muôn dân sống nô lệ dưới ách bọn cường quyền sao mà các anh vẫn say mộng làm thơ cổ tám vế…) Phan châu Trinh
Bát cổ văn chương thụy mộng trung (Muôn dân sống nô lệ dưới ách bọn cường quyền sao mà các anh vẫn say mộng làm thơ cổ tám vế…) Phan châu Trinh
Trên đây chỉ là nét phác họa tổng quát về thành phần trí thức VN tại Pháp.
Hiện
nay, đất nước VN đang cần những người có lòng, dám hy sinh tranh đấu để
lật đổ chế độ CS. Sự đóng góp của giới trí thức là một điều căn bản.
Rất tiếc là số trí thức VN tại Pháp dấn thân tranh đấu rất ít, một phần
vì bản chất ưa suy tính lợi hại, một phần cũng vì mặc cảm nhược tiểu
không dám tin rằng dân tộc VN có thể tự mình vùng dậy được và vận mệnh
đất nước do các cường quốc an bài.
Tuy nhiên, cũng có một số ít trí thức VN rất khiêm nhường, âm thầm làm việc và hy sinh cho quốc gia dân tộc.
Có
người như Trần văn Bá, dù không thành công cũng thành nhân, đã dứt
khoát chọn con đường hào hùng đi vào lịch sử. Rất tiếc là cơ sở mặt trận
của ông Lê quốc Túy không còn ai để tiếp tục sự nghiệp anh dũng đó.
Những sinh viên đàn em của Trần văn Bá nhìn đi nhìn lại cũng chẳng còn
mấy ai tiếp tục đi theo con đường của anh đã vạch ra cách đây mười năm.
Hứa Vạng Thọ
Hứa Vạng Thọ
0 comments:
Post a Comment